Số thí sinh ứng tuyển ĐH Harvard cao kỷ lục
Số lượng đơn đăng ký ứng tuyển vào ĐH Harvard, Mỹ, tăng 42% so với năm ngoái. Ngôi trường danh tiếng này phải lùi ngày thông báo kết quả tuyển sinh.
Theo The Crimson , hơn 57.000 thí sinh đăng ký ứng tuyển vào ĐH Harvard khóa 2025. Đây là con số cao kỷ lục, khiến Văn phòng Tuyển sinh phải dời ngày thông báo kết quả lại khoảng một tuần để có thêm thời gian xem xét các hồ sơ dự tuyển.
Năm ngoái, số lượng thí sinh ứng tuyển vào đại học hàng đầu thế giới này là 40.248 người. Năm nay, con số tăng lên 42%, phá vỡ kỷ lục vừa được lập ra vào năm 2019 (43.330 hồ sơ ứng tuyển).
ĐH Harvard lùi ngày thông báo kết quả tuyển sinh lại một tuần để có thêm thời gian đánh giá lượng hồ sơ cao kỷ lục. Ảnh: The Crimson.
Theo thông báo của Văn phòng Tuyển sinh Harvard, dự kiến, vào ngày 6/4, thí sinh mới nhận được kết quả tuyển sinh. Thông thường, cuộc cạnh tranh khốc liệt hàng năm vào ngôi trường danh giá này thường có kết quả vào tầm cuối tháng 3.
Rachael Dane, đại diện phát ngôn của ĐH Harvard, giải thích nhân viên phòng tuyển sinh cần thêm thời gian để xem xét hồ sơ của tất cả thí sinh năm nay.
Video đang HOT
“Trong quá trình tuyển sinh, Harvard tiến hành đánh giá toàn diện đối với mỗi thí sinh dự tuyển. Chúng tôi cần thêm thời gian để đảm bảo mọi quyết định tuyển sinh đều được cân nhắc kỹ lưỡng và toàn diện như những năm trước”, Rachael Dane viết trong một email.
Trong số 57.000 thí sinh ứng tuyển vào khóa 2025, Harvard nhận 10.086 đơn dự tuyển sớm và 747 người đã chắc suất vào đại học hàng đầu thế giới.
Trường ghi nhận hai kỷ lục về số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển cao nhất và tỷ lệ trúng tuyển thấp nhất (7,4%) trong các đợt tuyển sinh sớm từ trước đến nay. Khoảng 80% thí sinh đăng ký xét tuyển sớm được trường chuyển sang vòng tuyển sinh thông thường.
Tháng 12 năm ngoái, sau khi thông báo kết quả tuyển sinh sớm, William R. Fitzsimmons, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Hỗ trợ Tài chính, cho rằng số lượng thí sinh tăng cao nhờ chính sách hỗ trợ tài chính mạnh mẽ của trường. Các phương án tuyển sinh thay đổi tích cực như tăng cường xét tuyển trực tuyến và không còn bắt buộc thí sinh phải có kết quả kiểm tra chuẩn hóa (SAT hay ACT).
Cùng với việc lùi ngày thông báo kết quả, năm nay, ĐH Harvard cho thí sinh trúng tuyển thêm 2 ngày để cân nhắc xem có nhập học không. Như vậy, đến hết ngày 3/5, họ mới phải quyết định chấp nhận hay từ chối cơ hội học tập tại đại học danh tiếng bậc nhất thế giới.
Tuyển sinh 2021: Thí sinh cân nhắc tiêu chí phụ
Nhiều trường đại học đã công bố phương thức xét tuyển đại học năm 2021. Để chọn được thí sinh, đặc biệt những trường top đầu, các trường đưa tiêu chí phụ.
Lưu ý các chứng chỉ, điều kiện học bạ
Năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Đây là kỳ thi dành được sự quan tâm của giới chuyên môn cũng như thí sinh.
GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí, phó trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội giải đáp thắc mắc của thí sinh tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh tại Thanh Hoá mới đây. Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN
Bên cạnh kỳ thi này, ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn xét tuyển theo phương thức khác như tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đồng thời,quy định đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội, xét tuyển các kết quả thi chuẩn hóa quốc tế SAT, ACT, A-Level, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELST và tương đương, xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021.
Đại học Bách khoa Hà Nội đưa ra kế hoạch tuyển sinh theo 3 hình thức. Giữ ổn định phương thức tuyển sinh như năm 2020, trường tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển nhưng bổ sung môn thi để thí sinh có thêm lựa chọn cho mùa tuyển sinh 2021.
Trong các phương thức xét tuyển, ĐH Bách khoa Hà Nội cũng dành chỉ tiêu nhất định để xét tuyển thẳng theo hồ sơ năng khiếu dành cho đối tượng là học sinh lớp chuyên, học lực giỏi; học sinh có chứng chỉ quốc tế về tiếng Anh, chứng chỉ SAT, A-level; học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên ở các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học. Phương thức này sẽ được triển khai sớm, trước khi kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra.
Đại học Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh đưa ra 4 phương thức: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm 65% tổng chỉ tiêu; xét tuyển kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh 5%; còn lại xét học bạ (học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn hoặc học bạ 5 học kỳ THPT, trừ học kỳ II lớp 12); 30% chỉ tiêu cho phương thức sử dụng kết quả học tập THPT năm lớp 12 (các môn có trong tổ hợp xét tuyển của ngành xét tuyển tương ứng) với ngưỡng nhận hồ sơ 20.
Lọc thí sinh
Trong mùa tuyển sinh 2020, ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đưa ra tiêu chí phụ để lọc thí sinh. Theo ông Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội, thời gian qua đã có nhiều thí sinh thắc mắc về tiêu chí phụ của trường.
"Nếu không có tiêu chí phụ, trường sẽ rất khó để tuyển đủ chỉ tiêu. Có những ngành kỷ lục tới 120 thí sinh bằng điểm nhau. Vì vậy, nếu không muốn vượt chỉ tiêu, các trường phải đưa ra tiêu chí phụ. Tiêu chí phụ chỉ áp dụng đối với những thí sinh có điểm thi bằng đúng mức điểm chuẩn vào các ngành của trường. Do có nhiều thí sinh đạt được cùng điểm nên nếu tuyển hết, trường sẽ vượt quá chỉ tiêu", ông Nguyễn Phong Điền cho biết.
Trong lần tư vấn tuyển sinh cho thí sinh tại Thanh Hoá mới đây, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí, phó trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: "Năm 2019, 2020 có nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT nhưng không để ý tiêu chí phụ là điểm học bạ nên trượt nguyện vọng 1. Do đó, thí sinh cần đọc kỹ đề án tuyển sinh của các trường để chuẩn bị các điều kiện xét tuyển".
Với những điều kiện như tuyển thẳng, GS Nguyễn Tiến Thảo lưu ý với những thí sinh có giải nhì học sinh giỏi quốc gia vẫn nên thi thật tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT. "Có khi đây là tiêu chí phụ quan trọng để bạn chiếm ưu thế so với người cùng giải nhì", GS Nguyễn Tiến Thảo cho biết.
Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường tiếp tục thực hiện quyền tự chủ, sử dụng nhiều phương thức xét tuyển, có thể tổ chức thi tuyển sinh theo nhóm trường theo hướng gọn nhẹ, thi trong một buổi nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh. Các trường nên giữ ổn định phương thức thi, nếu có thay đổi lớn, trường cần thông báo trước 2-3 năm.
Đổi mới GD-ĐT vì mục tiêu bền vững - Bài 1: 'Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu' Để hiện thực hóa sứ mệnh của mình, ngành Giáo dục và Đào tạo cần sự phát triển đột phá, tiếp tục thực hiện đổi mới để đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có kiến thức và kỹ năng vững vàng, khả năng sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước trong giai đoạn...