So sánh bài thi IELTS trên giấy (paper-based) và trên máy tính (computer-based)
Ngày 27/3/2019, các bên đồng sở hữu bài thi IELTS chính thức đưa ra bài thi trên máy tính. Dưới đây là một số so sánh giữa hai hình thức thi giúp thí sinh có những lựa chọn phù hợp với bản thân.
Về phần đăng ký thi và trả kết quả
Thi trên giấy ( Paper-based)
Chỉ có 4 – 5 đợt thi/ tháng và phí thi mỗi lần là 4.750.000đ Thời gian trả kết quả là 13 ngày kể từ ngày thi 3 kỹ năng Nghe – Đọc – Viết.
Giờ thi 3 kỹ năng Nghe – Đọc – Viết luôn cố định vào buổi sáng (từ 9 – 12h). Ngày thi Nói (Speaking) thông thường sẽ được lựa chọn bởi hội đồng thi và sẽ được thông báo đến thí sinh vào ngày thi 3 kỹ năng Nghe – Đọc – Viết nếu ngày thi Nói diễn ra sau hoặc thông báo qua email nếu ngày thi Nói diễn ra trước.
Kết quả chỉ được lưu trữ 40 ngày. Thí sinh có thể xem điểm trong vòng 40 ngày kể từ ngày có kết quả tại địa chỉ Test Results của Hội đồng Anh.
Thi trên máy tính ( Computer-based)
Kỳ thi trên máy tính được tổ chức gần như tất cả các ngày trong tháng. Phí thi không thay đổi so với hình thức thi trên giấy là 4.750.000đ. Thời gian trả kết quả là từ 5 – 7 ngày kể từ ngày thi 3 kỹ năng Nghe – Đọc – Viết.
Thí sinh có thể chọn thi 3 kỹ năng Nghe – Đọc – Viết vào buổi sáng hoặc chiều. Ngày thi Nói sẽ diễn ra cùng ngày với ngày thi 3 kỹ năng Nghe – Đọc – Viết.
Kết quả trực tuyến sẽ được lưu vĩnh viễn tại Test Taker Portal. Thí sinh có thể xem lại điểm của các lần thi bất kỳ lúc nào bằng cách đăng nhập vào bằng đường link được Hội đồng Anh gửi qua email
Một số yếu tố thí sinh nên cân nhắc khi chọn hình thức thi
Đề thi của cả 2 phần thi trên máy và trên giấy giống nhau hoàn toàn về mặt cấu trúc đề thi và các dạng câu hỏi.
Điểm khác biệt về đề thi giữa hai hình thức thi là việc tất cả thí sinh thi trên giấy trong cùng một ngày và cùng một module sẽ làm đề giống nhau ở 3 kỹ năng Nghe – Đọc – Viết, còn mỗi thí sinh thi trên máy sẽ làm một đề bài khác nhau được hệ thống chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi của Đại học Cambridge.
Video đang HOT
Kỹ năng Nghe
Đối với hình thức thi trên giấy, sau khi phát hết Audio thí sinh có 10 phút để ghi đáp án vào tờ làm bài (Answer sheet) được phát trước, tuy nhiên khi thi trên máy thí sinh chỉ có 2 phút để kiếm tra lại đáp án do trong quá trình làm bài thí sinh đã nhập trực tiếp đáp án vào trong đề thi.
Kỹ năng Đọc
Khác với phần thi Nghe, ở cả hai hình thức thi trên máy và trên giấy, thí sinh sẽ không được cho thêm thời gian để chuyển đáp án từ tờ đề bài vào phiếu trả lời câu hỏi. Đối với những thí sinh đã quen với những thao tác xử lý bài đọc trên giấy như ghi chú vào đề hoặc đọc lướt thì một số chức năng khi thi trên máy tính như Highlight bằng chuột phải hoặc Copy&Paste đối với dạng bài điền từ có thể bù đắp được phần nào. Bộ kỹ năng Nghe và Đọc thường là phương án tối ưu điểm số của các thí sinh thi IELTS, do đó thí sinh nên lựa chọn hình thức thi phù hợp để có thể tối ưu điểm số.
Kỹ năng Viết
Một điểm cộng khi thi trên máy là ở góc dưới bên phải màn hình làm bài có hiện bộ đếm từ giúp thí sinh biết chính xác độ dài bài viết của mình. Với những thí sinh chưa có kỹ năng đánh văn bản tốt thì thi IETLS trên máy tính là một lựa chọn tốt.
Kỹ năng Nói
Phần thi nói ở cả 2 hình thức thi được thực hiện giống nhau: Thí sinh sẽ tham gia đối thoại trực tiếp với một Giám khảo chấm thi trong vòng 11 – 14 phút.s
Nên chuẩn bị những gì trước khi thi IELTS
So sánh bài thi IELTS trên giấy (paper-based) và trên máy tính (computer-based)
Thí sinh cần mang các giấy tờ bắt buộc như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Passport. Trước khi bài thi bắt đầu, thí sinh nên đến sớm trước 30 – 45 phút để hoàn tất các thủ tục trước khi vào phòng thi. Đến sớm giúp thí sinh hạn chế được một số rủi ro không mong muốn trong quá trình di chuyển đến địa điểm thi.
Chuẩn bị sức khỏe và tinh thần ở trạng thái tốt nhất. Một số vấn đề về sức khỏe như ho, sổ mũi hay đau bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình làm bài và kết quả thi của thí sinh.
Lắng nghe và tuân thủ những quy định yêu cầu làm bài thi. Một số thí sinh bị hủy bài rất đáng tiếc thi do vi phạm những quy định đã được thông báo trước.
Tập dượt làm quen với áp lực làm bài và không khí phòng thi, tích lũy kinh nghiệm phòng thi sẽ giúp thí sinh tự tin hơn nhiều khi bước vào kỳ thi IELTS chính thức. Bài thi thử IELTS tại ZIM là một lựa chọn tốt cho các thi sinh. ZIM là một đơn vị tổ chức thi thử uy tín nhiều năm nay được hàng nghìn thí sinh tin tưởng lựa chọn để tập dượt trước khi thi chính thức. Tham khảo thêm thông tin thi thử và review của người thi tại https://zim.vn/thi-thu-ielts
Thêm bí kíp lấy điểm phần đọc bài thi IELTS
Cô Hương Thanh từ hệ thống Du học và Luyện thi ISTAR tiếp tục chia sẻ với bạn đọc bí kíp lấy điểm phần đọc trong bài thi IELTS.
Câu hỏi True/ False/ Not Given khá phổ biến trong phần đọc bài thi IELTS và gây nhiễu rất nhiều cho thí sinh. Thí sinh dễ bị lừa và lúng túng trong xác định đáp án FALSE hay NOT GIVEN.
Trong bài viết này, tác giả sẽ làm rõ các bước cần thực hiện với loại câu hỏi này và các điểm cần chú ý để có thể làm được nhanh dạng câu hỏi này và tránh các lỗi đáng tiếc.
Trước hết, câu hỏi True/False/Not Given nhằm kiểm tra khả năng tìm kiếm thông tin cụ thể trong bài đọc và hiểu đúng thông tin đó của thí sinh.
Trên đề thi, thí sinh sẽ nhìn thấy một loạt các câu (statements) và yêu cầu là thí sinh xác định các câu này có được đề cập đến trong bài đọc không và nếu được đề cập đến thì thông tin phản ánh ĐÚNG hay SAI theo nội dung trong bài đọc.
Lấy điểm phần Đọc vẫn được cho là dễ nhất trong tất cả 4 phần thi của bài thi IELTS.
Với mỗi câu này, đề thi sẽ cho 3 lựa chọn:
Đúng (TRUE hoặc YES) - Nếu câu phản ánh thông tin chính xác với thông tin trong bài đọc.
Sai (FALSE hoặc NO) - Nếu câu phản ánh thông tin trái ngược với thông tin trong bài đọc.
Không được đề cập đến (Not Given) - Nếu không có thông tin trong bài đọc về câu này.
Các bước cần làm với câu hỏi này:
- Trước hết, thí sinh cần đọc các câu trong đề bài và mường tượng chủ đề sẽ đọc của đoạn văn. Gạch chân các từ khóa trong câu hỏi.
- Tiếp đến, thí sinh đọc lướt bài đọc và tìm phần có chứa từ khóa đã gạch chân.
- Sau khi đã định vị được chỗ cần đọc trong đoạn văn, thí sinh có thể viết số câu hỏi bên lề đoạn văn có thông tin tương ứng để có thể đọc lại phần đó kỹ lưỡng và dễ dàng.
- Cuối cùng, thí sinh đọc kỹ lại các phần đã được đánh dấu trong đoạn văn, đối chiếu các thông tin của từng câu với phần đọc trong bài và quyết định đáp án.
Lời khuyên của chuyên gia luyện thi khi làm câu hỏi này:
1. Giống như các dạng câu hỏi khác trong bài đọc IELTS, các câu hỏi TRUE - FALSE - NOT GIVEN cũng theo đúng thứ tự thông tin trong bài đọc.
2. Bẫy trong loại câu hỏi này là xác định giữa câu FALSE và NOT GIVEN. Rất nhiều thí sinh gặp khó khăn với hai đáp án này.
Việc xác định thông tin có được cung cấp trong bài (GIVEN) hay không (NOT GIVEN) là bước rất quan trọng, tiến hành đầu tiên, sau đó mới xác định các câu có thông tin được cung cấp trong bài (GIVEN) là đúng với thông tin trong bài đọc (TRUE) hay trái ngược với thông tin trong bài (FALSE).
Thí sinh luôn nhớ rằng: Các câu NOT GIVEN là các câu không được đề cập trong bài đọc còn câu FALSE là các câu có thông tin trong bài nhưng trái ngược hoặc thừa/ thiếu so với thông tin trong bài.
3. Với các câu mà không đủ thông tin trong bài để xác định là đúng hay sai, thường câu trả lời sẽ là NOT GIVEN.
4. Đừng quyết định câu trả lời dựa trên hiểu biết cá nhân về chủ đề của bài đọc mà cần dựa trên các thông tin trong bài đọc.
5. Câu hỏi TRUE/FALSE/NOT GIVEN hay YES/ NO/ NOT GIVEN cùng một mục đích kiểm tra nhưng chú ý khi ghi câu trả lời trên phiếu trả lời.
Nếu đề bài là TRUE/ FALSE mà câu trả lời là YES/NO hay ngược lại thì KHÔNG được điểm. Thí sinh cần chú ý đề bài để tránh mắc lỗi đáng tiếc này.
Hi vọng các thông tin trên sẽ có ích cho sỹ tử đang luyện thi và sắp dự thi IELTS.
Nếu cần thêm thông tin hoặc muốn thi thử miễn phí, các bạn có thể vào https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdpVLfsO2UgzYe3RuVjpn3oWMhE-Qxs50-0zTeatKB-3gCkXg/viewform để được hỗ trợ.
Đại học Hoa Sen đào tạo theo hướng quốc tế Đại học Hoa Sen thiết kế chương trình theo hướng quốc tế; liên kết đào tạo với nước ngoài, chú trọng tiếng Anh; rèn kỹ năng mềm cho sinh viên. Buổi tọa đàm "Điểm đặc biệt trong dạy và học của Đại Học Hoa Sen" phát trực tiếp trên fanpage VnExpress vào tối ngày 20/8, thu hút nhiều phụ huynh, học sinh theo...