Số phận bi đát của các trường sư phạm
Các trường ĐH,CĐ sư phạm ở địa phương đang thi nhau đổi tên và mở rộng quy mô đào tạo. Nhưng cái gốc sư phạm không chỉ bị gạch bỏ trong tên gọi mà nhiều chuyên ngành đào tạo sư phạm bị khai tử khi có nhiều chuyên ngành ngoài sư phạm khác khai sinh.
Vừa mất tên vừa mất con
Không còn gắn với cái tên sư phạm, nhiều trường CĐ ở các tỉnh đang đổi tên để trở thành trường đa ngành như CĐ Vĩnh Phúc, CĐ Lạng Sơn, CĐ Hải Dương, CĐ Bến Tre, CĐ Cần Thơ, CĐ Bình Định…
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh: Hương Giang)
Hầu hết các trường sư phạm còn “ở riêng” hay đã “ở chung”với trường khác, các ngành sư phạm cũng chỉ là một phần trong danh sách ngành nghề đào tạo. Nhiều trường đều có nghề đào tạo ngoài sư phạm như kỹ thuật, kinh tế, ngoại ngữ, thư viện,…Hay số lượng ngành đào tạo ngoài sư phạm còn nhiều hơn ngành chính như CĐ sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu, chỉ có 4 ngành đào tạo sư phạm nhưng có tới 8 chuyên ngành đào tạo ngoài sư phạm như kinh doanh, tin học, công nghiệp…, CĐ sư phạm Thừa Thiên-Huế, có 8 ngành sư phạm và 16 ngành ngoài sư phạm,…
Đào tạo sư phạm càng teo nhỏ hơn đối với những trường đã ở chung cùng các nhóm ngành đào tạo khác. Không chỉ ở quy mô đào tạo mà có những ngành đã bị loại ra khỏi dánh sách tuyển sinh. Trường CĐ Sơn La năm nay chỉ đào tạo 4 ngành sư phạm Toán, Sinh học, Ngữ Văn, Mầm non, thể chất, kỹ thuật công nghiệp, tiếng Anh, các ngành âm nhạc, mỹ thuật, lịch sử, giáo dục công dân, tin học năm nay không còn nữa.
Ngành sư phạm ở CĐ Vĩnh Phúc năm nay cũng “bớt” nhiều ngành quan trọng như mầm non, vật lý, sinh học, địa lý, kỹ thuật công nghiệp. Thậm chí, CĐ sư phạm Hậu Giang đổi tên thành CĐ cộng đồng Hậu Giang năm nay chỉ đào tạo mỗi ngành sư phạm mầm non…
Video đang HOT
Không ít trường ĐH của tỉnh hiện nay có gốc đi lên từ sư phạm như ĐH Vinh, ĐH Hồng Đức, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế…Kể từ đó, quy mô đào tạo sư phạm không tăng lên đáng kể lại nở rộ hình thức đào tạo cử nhân. Hầu như mỗi chuyên ngành đào tạo sư phạm lại có một chuyên ngành cấp bằng cử nhân tương ứng. Ở ĐH sư phạm Hà Nội 2, chuyên ngành Lịch sử không có ở hệ sư phạm nhưng lại được đào tạo ở hệ cử nhân.
Cũng chỉ vì bị người học bỏ rơi
Nhiều hiệu trường các trường cao đẳng sư phạm địa phương trao đổi trên báo Thanh niên cho rằng: mở rộng thành trường đa ngành là thể hiện sự nhìn xa trông rộng và nhu cầu đào tạo sư phạm ở các trường đã giảm. Hơn nữa, nhiều ngành khác ở địa phương được người học quan tâm và đang có nhu cầu nhân lực.
Vì vậy, các trường cạn nguồn tuyển do học sinh không mặn mà với nghề giáo viên.
Chẳng hạn như ở Cần Thơ, nhiều trường mầm non ở các huyện đỏ mắt tìm thầy nhưng khi CĐ Cần Thơ được tuyển 400 chỉ tiêu đào tạo trung cấp mầm non thì chỉ 300 hồ sơ đăng ký.
3-4 năm gần đây, trường CĐ Sư phạm Trà Vinh phải ngừng tuyển sinh các ngành toán, lý hoá sinh, tin học, chỉ tuyển giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học. Trong 8 ngành tuyển sinh năm nay của trường thì đã có 6 ngành ngoài sư phạm. Ông Lê Văn Dờn, nguyên là hiệu trường của trường cho biết trên báo Người Lao Động: “Nguồn tuyển sinh ngày càng giảm dẫn tới lãng phí cơ sở vật chất, giảng viên…Vì vậy trường buộc phải sáp nhập với trường ĐH Trà Vinh để tồn tại”.
Vì chuyện sống còn tạm thời này, nhiều trường cũng phải lao theo đào tạo đa ngành. Chất lượng của những ngành mới ngoài sư phạm chưa biết thế nào, có trường còn nâng lên thành ĐH khi vẫn còn “non”.
Với kiểu phình ra không đúng sở trường như thế, làm sao để các trường xoay sở cho chất lượng của đủ thứ ngành đào tạo mà vẫn có thể đảm bảo được cho chuyên ngành chính của mình? Trong khi đó, ngay chính chất lượng của số đông giáo viên đang lâm vào tình trạng “suy dinh dưỡng” vì việc “chăm nuôi” quá kém như đánh giá của GS Trần Hữu Tá trên báo Người lao động.
Nhiêu chuyên gia giáo dục day dứt: Nếu không có người thầy giỏi, dù cuốn sách có hay đến mấy thì thành công của giáo dục cũng rất hạn chế, cũng như mọi cuộc cải cách giáo dục nếu không bắt đầu từ các trường sư phạm thì sẽ kém hiệu quả. Nhưng các cuộc cải cách giáo dục đã đi qua chưa có nội dung nào thực sự dành cho các trường sư phạm.
Theo VNN
Lung lay mục tiêu vì thiếu giáo viên
Năm 2011 là năm đầu (giai đoạn 2011 - 2015) triển khai đại trà chương trình giáo dục ngoại ngữ 10 năm ở phổ thông và chương trình dạy - học ngoại ngữ tăng cường đối với các bậc, trình độ đào tạo. Tuy nhiên, mục tiêu này tiếp tục lung lay khi đối mặt nguy cơ thiếu giáo viên, giáo viên tiếng Anh không đủ chuẩn...
Lớp tiếng Anh bậc tiểu học tại ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng Ảnh: Nguyễn Huy.
Nhận định được đưa ra tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2011 của Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 tại 18 trường ĐH, CĐ do Ban chỉ đạo đề án (Bộ GD - ĐT) tổ chức tại ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng, sáng 25 - 6.
Lãnh đạo Bộ cho hay, khó khăn nhất vẫn là đội ngũ giáo viên triển khai đề án. Qua kiểm tra, đánh giá giáo viên ở những địa phương thí điểm dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học, chất lượng giáo viên một số nơi còn thấp hơn chuẩn đầu ra của học sinh theo yêu cầu cho đề án.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Bộ phận thường trực Đề án, trong số gần 600 giáo viên tiếng Anh tiểu học được đánh giá vừa qua, chưa kể năng lực sư phạm, phần lớn giáo viên đạt trình độ A1, còn lại hơn 260 giáo viên đạt trình độ tiếng Anh A2.
Để thực hiện đề án, cả nước cần có thêm 10 ngàn giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học. Trong khi đó, việc dạy - học gặp nhiều khó khăn. Ngoài ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng tiên phong mở các lớp tiếng Anh bậc tiểu học, phần lớn trường ĐH, CĐ chưa có mã ngành đào tạo riêng cho ngành học này.
GS.TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng nêu thực trạng: hiện các trường xây dựng chuẩn đầu ra cho học sinh, sinh viên của mình, nhưng trong năm học vừa qua, có đến 80 - 90% các trường không đạt đủ các tiêu chí này, trong đó, chủ yếu vẫn vướng ở khâu ngoại ngữ.
Năm 2011, 18 trường ĐH, CĐ tham gia thực hiện Đề án ngoại ngữ 2020, với yêu cầu: đảm bảo đội ngũ giáo viên tiếng Anh đủ số lượng, đủ năng lực; xây dựng các chương trình đào tạo giáo viên tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đề án; đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy - học ngoại ngữ với tổng kinh phí 60 tỷ đồng từ nguồn kinh phí thực hiện đề án và trên 37 tỷ đồng từ các nguồn khác (địa phương)...
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Trưởng ban chỉ đạo Đề án, phương châm thực hiện lúc này là "chậm mà chắc", không chạy theo số lượng. Nơi nào đủ điều kiện làm trước, địa phương nào chưa đủ điều kiện thì đẩy nhanh việc đảm bảo các yêu cầu để triển khai mục tiêu đề án; đồng thời cần xã hội hóa việc dạy tiếng Anh, ngoại ngữ cả trong nước và tranh thủ sự liên kết, hợp tác từ các cơ sở đào tạo, tổ chức nước ngoài.
Theo mục tiêu Đề án, năm 2009 tiến hành thí điểm chương trình ngoại ngữ 10 năm ở phổ thông và chương trình ngoại ngữ tăng cường cho các cơ sở đào tạo; triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% học sinh lớp 3. Từ năm 2010 đến 2015, triển khai đại trà chương trình ngoại ngữ 10 năm phổ thông; dạy toán bằng ngoại ngữ ở khoảng 30% các trường THPT tại các thành phố, đô thị lớn; mỗi năm tăng thêm 10 - 20% số trường, mở rộng ra 5 tỉnh, thành phố và một số môn học khác...
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận: Đề án được Chính phủ phê duyệt năm 2008 nhưng thực chất năm 2010 chúng ta mới bắt tay triển khai, ngay đến một hội nghị khởi động đề án cũng chưa được tổ chức. Kết thúc giai đoạn 2008 - 2010, mới có gần 100 trường tiểu học trên cả nước thí điểm dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 3.
Lộ trình 2011-2012, Bộ thí điểm dạy tiếng Anh học sinh lớp 4 và lớp 6, đến năm 2012-2013 thí điểm các lớp 5-7 và lớp 10 thay vì triển khai đại trà.
Theo TP
"Ai đã từng dạy tôi thì giơ tay!" Thú thật, khi được nghe câu chuyện này tôi không tin. Nhưng người kể lại là một người có thật, một thầy giáo ở một trường ĐH có thật, kể về một cuộc gặp gỡ có thật, và người nói câu mệnh lệnh trên cũng có thật một trăm phần trăm! Bây giờ tôi viết lại câu chuyện này, ai "tin thì tin,...