‘Số người học đại học của Việt Nam còn rất thấp’
Số người học đại học của nước ta chiếm khoảng 28% dân số. Trong khi đó, ở các nước như Thái Lan, Malaysia, con số này lớn hơn rất nhiều, từ 43% đến 48%.
Đó là ý kiến của ông Phạm Như Nghệ, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, trong buổi trao đổi, cung cấp thông tin cho báo chí sáng 17/5 về công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt là chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019.
Chỉ tiêu tuyển sinh đại học tăng
Theo số liệu Bộ GD&ĐT công bố, năm 2019, hơn 880.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia, giảm gần 40.000 em so với năm ngoái. Tuy nhiên, số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng lại tăng hơn 10.000, ở mức 653.000 em, tương đương khoảng 74%.
Trong đó, thí sinh tự do chiếm khoảng 4,3%. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng trên cả nước cũng tăng 7,5% so với năm 2018.
Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, số thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng của năm 2019 giữ ổn định so với năm 2017, 2018. Tuy nhiên, nếu so sánh với các năm từ 2015 trở về trước, học sinh có nguyện vọng vào đại học, cao đẳng đã giảm nhiều.
Ông cho rằng đây là xu hướng tích cực, cho thấy hiệu quả của công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông.
Ông Mai Văn Trinh cho rằng nhiều thí sinh chọn giáo dục nghề nghiệp là điều đáng mừng. Ảnh: M.N.
“Sau khi tốt nghiệp THPT, các em có thể bước vào cuộc sống hoặc chọn học các trường cao đẳng, trung cấp nghề. Đây cũng là xu hướng của quốc tế. Nhìn rộng ra các nước có nền kinh tế phát triển, họ cũng trải qua những giai đoạn như chúng ta hiện nay. Càng ngày, số thí sinh vào các trường nghề sẽ tăng lên”, ông Trinh nói.
Ngoài ra, vị đại diện Bộ GD&ĐT này cũng cho rằng khung trình độ quốc gia ra đời là một tiến bộ, cho phép liên thông giữa các loại hình, bậc học. Bằng cách này hay cách khác, thí sinh có thể học lên cao hơn.
Mặt khác, điều này cũng cho thấy sự hiệu quả của công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông. Tất cả yếu tố trên cộng thêm sự tác động thực tế của nhu cầu xã hộ, nền kinh tế, khiến tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng giảm.
Video đang HOT
Giáo dục nghề nghiệp không thiếu nguồn tuyển sinh
Ông Phạm Như Nghệ thông tin tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2019 là hơn 480.000, tăng 7,5% so với năm 2018. Trong đó, nhiều trường được tăng chỉ tiêu tuyển sinh ở những ngành đã đạt kiểm định chất lượng đào tạo.
Ông Nghệ cho rằng dù chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng tăng, số người học đại học của nước ta chỉ mới 28% dân số. Con số này ở các nước như Thái Lan, Malaysia lớn hơn rất nhiều, khoảng từ 43% đến 48%. Ở Hàn Quốc và các nước phát triển, tỷ lệ này còn cao hơn nữa.
Ông Nghệ cho rằng các trường giáo dục nghề nghiệp có nguồn tuyển sinh rất dồi dào. Ảnh: M.N.
“Nói các khác, dù tổng chỉ tiêu tăng 7,5%, phù hợp năng lực đào tạo của các trường, số người học đại học của Việt Nam còn rất thấp so với nước khác”, ông Nghệ nhấn mạnh.
Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học nói có thông tin cho rằng các trường đại học tuyển nhiều quá thì không còn nguồn cho trường dạy nghề, như vậy là không đúng.
Năm nay, gần 900.000 thí sinh dự thi, 74% trong số đó đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Trong khi đó, các trường xác định tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 480.000, kết quả thực tuyển trong khoảng 82%-85% chỉ tiêu đề ra.
Các trường đại học, cao đẳng có tuyển sinh tốt cũng chỉ được khoảng 400.000 em. Như vậy, số thí sinh tốt nghiệp THPT, sau khi đã vào đại học, vẫn còn thừa gần 500.000 em, chưa kể số tồn đọng từ những năm trước.
“Mặt khác, hàng năm, số học sinh tốt nghiệp THCS nhưng không vào học THPT cũng dao động 250.000-300.000 em. Như vậy, nguồn tuyển vào các trường giáo dục nghề nghiệp rất lớn, không lo thiếu. Vấn đề là các trường giáo dục nghề nghiệp có thu hút được thí sinh hay không mà thôi”, ông Nghệ trình bày.
Theo Zing
Cặp vợ chồng "lười biếng" dạy con theo cách không bao giờ ép buộc chúng làm điều gì, mười mấy năm sau có kết quả gây sốc
Mỗi gia đình sẽ có một bí quyết dạy con riêng, và hãy xem cặp bố mẹ này đã làm gì với con của họ nhé.
Đành rằng cha mẹ sinh con, trời sinh tính nhưng một đứa trẻ được nhận phương pháp giáo dục tốt chắc chắn sẽ có cơ hội tích cực hơn. Nhân câu chuyện "thương cho roi cho vọt liệu có đúng", hãy thử xem cách "thả lỏng" của một gia đình dưới đây để xem sự khác biệt?
Gia đình của ông Robert Reiland có 2 cậu con trai. Bà Janet Reiland - vợ của ông là người đặt nền móng và thực hiện phương pháp dạy con trong gia đình. Hiện tại, bà đã qua đời, chỉ còn ông và 2 cậu con trai mà thôi.
Phương pháp của họ bắt đầu như thế nào?
Robert đã chia sẻ trên Quora về cách vợ mình dạy con như sau: Tôi không biết liệu phương pháp "Bố mẹ luôn nói có" có giống với cái cách mà vợ chồng tôi vẫn dùng để đối xử với các con hay không, nhưng chắc là cũng tương tự nhau đó. Những gì chúng tôi đã làm gọi là "nuôi dạy con không ép buộc" hay "nghiêm túc với con cái". Cùng với đó, chúng tôi để bé học theo kiểu "unschooling" (tức là trẻ vẫn tham gia các lớp học có giáo viên hướng dẫn nhưng sẽ tự định hướng bằng cách không học các môn có sẵn trong sách giáo khoa. Trẻ hoàn toàn có thể ngừng tham gia lớp học đó nếu không muốn. Bằng cách này, cha mẹ chỉ có vai trò giúp đỡ chứ không quyết định việc học của trẻ).
Liệu bọn trẻ có thể thích nghi được?
Đứa con út của tôi vẫn đang đi học đại học trong khi trước đó chưa từng đến lớp hoặc trải qua đào tạo ở bất cứ một tổ chức giáo dục nào. Cậu bé bắt đầu với hệ từ xa của một trường cao đẳng và hiện giờ đang theo học đại học. Trong suốt năm đầu tiên, nó luôn đạt điểm A. Điều đáng chú ý là cả tôi và nó đều không mấy quan tâm đến chuyện điểm số, thằng bé chỉ chú ý tới thứ nó thích học và đến kỳ nghỉ thì chơi tuyệt đối. Điều đó có nghĩa là nó không có sự phân biệt nhiều lắm về những gì xảy ra trong kỳ học hay kỳ nghỉ, nó tự lèo lái tất cả theo ý muốn của nó.
Đó là thành tích của thằng út, còn cậu con trai lớn của tôi thì cũng đã tốt nghiệp cao đẳng với thành tích chỉ 1 hay 2 lần bị điểm B. Nó luôn cố gắng, không ngừng trau dồi trong suốt quá trình học và đến bây giờ cũng đã có công việc tốt.
Bọn trẻ đã trưởng thành ra sao?
Cả 2 đứa con trai của tôi đều được nuôi dạy theo cách cho phép chúng có ý kiến và trình bày ý kiến như một người trưởng thành từ sớm. Về phương pháp này, có một vấn đề là chúng có thể già trước tuổi khá sớm. Chúng thường xuyên tham gia giải quyết các vấn đề gia đình rồi sau đó đưa ra các giải pháp để bố mẹ làm theo. Chúng không làm điều này dưới bất cứ một áp lực nào cả. Bố mẹ thường là người tháo gỡ rắc rối của gia đình nhưng chúng tôi cũng đủ sáng suốt để nhận ra rằng khi nào bọn trẻ có lý hơn bố mẹ, và như đã thấy, chúng luôn nghĩ ra những cách giải quyết thậm chí còn sáng suốt hơn chúng tôi.
Chúng tôi để cho các con tự lựa chọn trong khi bố mẹ chỉ đóng vai trò quan sát và hướng dẫn. Chúng tôi muốn các con được thấy kết quả của sự lựa chọn của mình mà không phải mạo hiểm làm bị thương chính mình hoặc người khác. Chúng tôi thường xuyên nói với chúng về những gì có thể đã, đang và sẽ xảy ra nếu theo lựa chọn này hoặc lựa chọn kia, cũng như cách làm thế nào để cùng nhau làm mọi thứ tốt hơn.
Khi bọn trẻ muốn thứ gì đó nhưng khó đạt được, chúng tôi sẽ thảo luận xem tại sao chúng muốn thứ đó để tìm xem có gì khác tương đương có thể thay thế hay không. Đây là một quá trình học tập cho cả gia đình nói chung và bọn trẻ nói riêng. Các con của tôi nhanh chóng nhận ra rằng bố mẹ đang giúp đỡ chúng và sẽ trân trọng điều đó trong khi tự bản thân chúng vẫn tìm cách riêng của mình. Nhờ có cách làm này mà đã rất nhiều lần, chúng tôi tìm ra được những cách thức cực kỳ sáng tạo để đạt được mục đích ban đầu. Chúng tôi không bao giờ nói "không" với lời đề nghị nào cả.
Và thật đáng ngạc nhiên là thường những thứ chúng tôi đạt được luôn tốt hơn mong đợi ban đầu. Lời khuyên được đưa ra là hãy thật kiên nhẫn bởi vì để làm được nó là cả một quá trình mà cả bố mẹ lẫn con cái đều cần phải học. Tất nhiên không có gì là dễ dàng và trong những lần đầu tiên bạn sẽ cảm thấy khó khăn, nhưng cái gì cũng có phạm vi và giới hạn riêng của nó, hiểu được điều này thì toàn bộ quá trình cố gắng sẽ thành công theo thời gian.
Trải qua tuổi dậy thì của con không hề sóng gió như các gia đình thông thường
Vào thời điểm các con trai của tôi bước sang tuổi dậy thì, chúng tôi đã gần như hoàn thành việc nuôi dạy con cái một cách hiệu quả. Không có bất cứ cuộc nổi loạn nào, trong nhà chúng tôi chỉ có làm việc và vui chơi, hoặc là cả nhà hoặc là theo sở thích của từng người. Tôi gần như không bao giờ cảm thấy muốn thoát khỏi con và cũng không vội vàng để rời xa chúng. Các con sẽ ổn khi không có tôi bên cạnh nếu ngày nào đó tôi không sống cùng chúng hoặc tôi chết đi, nhưng hiện tại chúng tôi vẫn là một gia đình hạnh phúc.
Và còn một điều nữa tôi muốn đề cập rằng thật ra bố mẹ chẳng có gì để làm với cái được gọi là "phương pháp nuôi dạy con bằng cách luôn cho phép" này cả. Đó thật sự là một cách lười biếng. Các ông bố bà mẹ thật sự đừng bao giờ nên "lạm dụng" quyền cho phép của mình và khiến nó trở nên độc đoán. Bởi theo ý kiến cá nhân của tôi, sự độc đoán chỉ kìm hãm sự phát triển trí tuệ và cảm xúc chứ không mang lại điều gì cả đâu.
Nguồn: Huffington Post
Theo Helino
Học khối C, ngành khoa học xã hội, nhân văn bị cho là vô dụng vậy những người tốt nghiệp ngành này ra trường có thành công? Sự chênh lệch lương trong ngành nhân văn không chỉ từ bằng cấp mà còn từ giới tính, bởi vì sinh viên tốt nghiệp ngành này đa phần là con gái. Nếu ngày xưa học đại học chính là mục đích để thành công, mọi người đều nghĩ rằng bằng cấp luôn là bàn đạp chính trong sự nghiệp. Thế nhưng ngày nay...