Số người cần hỗ trợ lương thực khẩn cấp trên toàn cầu tăng mạnh trong năm 2022
Năm 2022, khoảng 258 triệu người cần hỗ trợ lương thực khẩn cấp do ảnh hưởng của xung đột, các cú sốc về kinh tế và các thảm họa khí hậu, tăng mạnh so với mức 193 triệu người của năm 2021.
Trẻ em nhận thức ăn cứu trợ tại trại tị nạn gần làng Yazi Bagh, Syria. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đây là kết quả báo cáo mới của Liên hợp quốc (LHQ) về các cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Theo Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, việc có tới hơn 250 triệu người đối mặt với tình trạng đói kém ở những mức độ khẩn cấp, trong đó nhiều người có nguy cơ chết đói, là điều không thể chấp nhận được. Theo ông, báo cáo đã phản ánh thất bại về mặt nhân đạo khi thế giới nỗ lực đạt tiến bộ trong thực hiện mục tiêu chấm dứt tình trạng đói nghèo và đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng cho tất cả mọi người.
Theo báo cáo của LHQ, hơn 40% số người cần lương thực khẩn cấp sống ở các nước gồm CHDC Congo, Ethiopia, Afghanistan, Nigeria và Yemen. Năm 2021, thế giới có 193 triệu người trong tình trạng mất an ninh lương thực ở các mức độ khẩn cấp tập trung ở 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến năm 2022, số lượng người trong diện trên tăng lên 258 triệu người, mở rộng ra 58 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2022 cũng là năm thứ 4 liên tiếp số liệu trên tăng.
Các cuộc xung đột và tình trạng di dân trên diện rộng tiếp tục là những nguyên nhân chính khiến nạn đói toàn cầu thêm nghiêm trọng. Ông Antonio Guterres cho rằng nghèo đói gia tăng, bất bình đẳng sâu sắc hơn, sự phát triển bị kìm hãm, khủng hoảng khí hậu và các thảm họa thiên nhiên cũng góp phần dẫn tới mất an ninh lương thực.
Chỉ số giá lương thực toàn cầu giảm tháng thứ 12 liên tiếp
Chỉ số giá lương thực toàn cầu của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã giảm từ 129,7 điểm trong tháng 2 xuống 126,9 điểm trong tháng 3, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021, đồng thời ghi dấu tháng giảm thứ 12 liên tiếp.
Một quầy hàng bán lương thực tại chợ ở Sanaa, Yemen. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo FAO, tình trạng dư cung, nhu cầu nhập khẩu yếu và việc gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen là những yếu tố góp phần vào sự sụt giảm của chỉ số trên.
Bên cạnh đó, FAO nhận định đà giảm của chỉ số giá lương thực phản ánh mức giá thấp hơn đối với ngũ cốc, dầu thực vật và sản phẩm sữa, trong khi giá đường và thịt vẫn tăng.
Maximo Torero, nhà kinh tế trưởng của FAO, cho biết dù giá giảm ở cấp độ toàn cầu, song vẫn ở mức cao và tiếp tục tăng tại thị trường trong nước, qua đó đặt ra những thách thức bổ sung đối với an ninh lương thực. Tình hình đặc biệt trở nên nghiêm trọng hơn tại các nước đang phát triển phải nhập khẩu lương thực ròng, trong khi đồng nội tệ mất giá và gánh nặng nợ nần ngày càng chồng chất.
Trong tháng 3, chỉ số giá ngũ cốc của FAO giảm 5,6% so với tháng trước đó, với giá lúa mì giảm 7,1%, giá ngô giảm 4,6% và giá gạo giảm 3,2%. Trong khi đó, giá đường tăng 1,5% lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2016, do những lo ngại về sản lượng giảm tại Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. Cùng tháng, chỉ số giá thịt tăng 0,8%.
Bên cạnh đó, FAO đã nâng ước tính sản lượng ngũ cốc thế giới trong năm 2022 lên 2,777 tỷ tấn, chỉ giảm 1,2% so với năm trước đó. Sản lượng gạo thế giới niên vụ 2022 - 2023 ước đạt 516 triệu tấn, giảm 1,6% so với vụ thu hoạch kỷ lục 2021 - 2022.
Nhu cầu tiêu thụ ngũ cốc thế giới trong giai đoạn 2022 - 2023 được ước tính ở mức 2,779 tỷ tấn, giảm 0,7% so với niên vụ 2021 - 2022, trong khi dự trữ ngũ cốc vào cuối niên vụ 2022 - 2023 dự kiến giảm 0,3% xuống 850 triệu tấn.
Liên hợp quốc nỗ lực gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen Ngày 9/11, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ), bà Stephanie Tremblay cho biết LHQ sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tham vấn nhằm gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian. Tàu chở ngũ cốc của Ukraine di chuyển qua Eo biển Bosphorus trên Biển Đen. Ảnh: AFP/TTXVN...