Số lượng F0 diễn biến nặng tăng cao ở nhiều địa phương
Không chỉ số ca mắc mới có chiều hướng tăng nhanh thời gian qua, những trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch cũng nhiều hơn.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình số ca mắc Covid-19 trong nước được ghi nhận 7 ngày vừa qua của Việt Nam là khoảng 13.777 người/ngày. Đây là ngưỡng ca mắc mới tương đương thời điểm dịch diễn biến phức tạp ở TP.HCM.
Dù có tốc độ tiêm chủng khá nhanh, tính đến nay, tỷ lệ dân số đã được bảo phủ đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 của Việt Nam mới đạt 55,51%. Trong khi đó, một số địa phương cũng như cơ sở y tế đã gặp nhiều áp lực từ việc tiếp nhận và điều trị số lượng bệnh nhân Covid-19 lớn.
Hà Nội, TP.HCM duy trì ngưỡng ca mắc mới cao
TP.HCM đang kiểm soát tốt tình hình dịch với tỷ lệ tiêm chủng cao cùng chủ trương nới lỏng, sống chung an toàn với SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, thành phố này vẫn đang đứng đầu cả nước về số ca mắc Covid-19 mới trong ngày. Riêng trong ngày 8/12, TP.HCM đã ghi nhận 1.473 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Theo thống kế của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), TP.HCM có tổng cộng 13.387 F0 đang phải điều trị tại bệnh viện, số còn lại gồm hơn 70.000 người được theo dõi tại nhà và khu cách ly. Đáng chú ý, số lượng bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM diễn biến nặng, nguy kịch là 3.299 người, chỉ chiếm khoảng gần 4%.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 tại TP.HCM tái khởi động khoa 2B (khu tiếp nhận F0 nặng và nguy kịch) công suất 50 giường. Ảnh: Duy Hiệu.
Các quận, huyện và TP Thủ Đức đều đã bao phủ mũi một vaccine Covid-19 cho 100% dân số trên 18 tuổi (trừ quận 10). Đa số địa phương trên địa bàn cũng đã bao phủ mũi 2 (trừ huyện Cần Giờ, Hóc Môn, quận 1, 3, 4, 6, 12, Bình Tân và Tân Phú). Xét trên phạm vi toàn thành phố, tỷ lệ bao phủ mũi 2 cho người trên 18 tuổi của TP.HCM đã đạt 94,27%.
Trong khi đó, Hà Nội cũng đang ghi nhận số ca mắc mới tăng cao ở ngưỡng kỷ lục. Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội trong thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn thành phố liên tục dao động ở ngưỡng 600-700 trường hợp mỗi ngày.
Số ca nhiễm mới tại Hà Nội dao động từ 600 đến 700 ca mỗi ngày trong thời gian gần đây. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội.
Liên quan tình hình điều trị các bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn, Hà Nội có tổng cộng 5.636 F0 đang được tiếp nhận và theo dõi tại bệnh viện. Trong đó, 4.665 trường hợp diễn biến nhẹ và không có triệu chứng (chiếm khoảng 71% tổng số bệnh nhân). Số ca ở mức độ từ trung bình đến nặng, nguy kịch của Hà Nội là hơn 900 người.
Video đang HOT
Theo Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, Hà Nội cũng đã bao phủ 2 mũi vaccine cho 90,36% người dân trên 18 tuổi.
Cần Thơ, Đồng Tháp lo ngại nguy cơ quá tải
Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế Cần Thơ, thành phố ghi nhận 875 ca nhiễm nCoV trong ngày 8/12. Xét trung bình số F0 mới trong vòng 7 ngày qua, Cần Thơ đứng thứ 2 cả nước và chỉ xếp ngay sau TP.HCM với khoảng 980 ca (TP.HCM là 1.399).
Về tình hình điều trị, các cơ sở y tế trên địa bàn Cần Thơ đang tiếp nhận hơn 2.800 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, số bệnh nhân thuộc tầng 1 trong mô hình điều trị là 472, tầng 2 là 1.856 và tầng 3 có 490 người.
Đáng nói, khả năng điều trị tại tầng 3 của thành phố Cần Thơ hiện chỉ đạt 330 giường, thấp hơn số bệnh nhân ở nhóm này.
Tại Cần Thơ, tỷ lệ dân số được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 là 69,8%. Trong đó, nhóm trên 50 tuổi có hơn 80% người được tiêm đủ liều vaccine.Trong số các bệnh nhân diễn biến nặng, nguy kịch tại Cần Thơ, 215 trường hợp phải thở oxy qua mặt nạ, 37 ca thở oxy dòng cao (HFNC), một người thở máy không xâm lấn, 58 ca thở máy xâm lấn, 2 trường hợp lọc máu và một ca phải sử dụng tim phổi nhân tạo (ECMO).
Các địa phương ở khu vực phía Nam vẫn đang trở thành điểm nóng của đợt dịch lần này khi ghi nhận số ca mắc mới ở ngưỡng cao. Đồng Tháp trong ngày 8/12 cũng ghi nhận tới 725 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong một tuần qua, tỉnh trung bình cũng phát hiện khoảng 664 ca mắc mới/ngày.
ca10 địa phương có số lượng F0 cao nhất trong 7 ngày quaNguồn: Bộ Y tếTrung bình số F0 trong 7 ngàyTP.HCMCần ThơTây NinhĐồng ThápSóc TrăngBến TreBà Rịa – Vũng TàuBình PhướcHà NộiCà Mau050010001500
Số bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh là 7.751 trường hợp. Tuy nhiên, 7.412 ca trong số này không có triệu chứng hoặc diễn biến nhẹ. Số bệnh nhân ở mức độ trung bình là 171, diễn biến nặng là 111 và rất nặng có 57 trường hợp. Nhóm có diễn biến từ trung bình đến rất nặng chỉ chiếm hơn 4% tổng số bệnh nhân.
Tỉnh Đồng Tháp có tổng cộng 19 cơ sở điều trị, bệnh viện dã chiến trên địa bàn với công suất tối đa là 3.352 giường. Tính đến hết ngày 8/12, 2.017 giường đã được sử dụng.
Tỷ lệ tiêm chủng 2 mũi vaccine Covid-19 cho người trên 18 tuổi của địa phương này đến nay cũng đã đạt 81,4%.
Diễn biến dịch phức tạp ở Hải Phòng
Tại khu vực phía Bắc, Hải Phòng cũng đang trở thành một trong những điểm nóng của dịch Covid-19 khi ghi nhận số ca nhiễm mới tăng khá cao trong thời gia gần đây.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hải Phòng, từ 6h đến 18h ngày 8/12, thành phố đã ghi nhận thêm 157 ca nhiễm nCoV mới, nâng tổng số F0 trong làn sóng dịch thứ 4 của địa phương này lên 1.691 trường hợp.
Số ca mắc mới:154 ca
Đáng chú ý, nhiều F0 vừa được phát hiện thời gian gần đây tại Hải Phòng có liên quan Công ty Regina thuộc khu công nghiệp VSIP. Trong ngày 8/12, địa phương này cũng xác định trường hợp tử vong đầu tiên do Covid-19.
Theo thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, Hải Phòng cũng thuộc nhóm có tốc độ bao phủ vaccine khá nhanh. Đến nay, 95,42% người dân trên 18 tuổi sống trên địa bàn thành phố đã được bao phủ đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh Covid-19.
Việt Nam chuẩn bị ban hành hướng dẫn người nhập cảnh khi có biến chủng Omicron
Chiều 8/12, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với Bộ Y tế và các bộ, ngành về rà soát công tác phòng, chống dịch Covid-19 liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo Phó thủ tướng, ngoài nhu cầu đón chuyên gia, kỹ sư, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài, du khách quốc tế phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, các bộ ngành cần đặc biệt lưu ý nhu cầu của công dân Việt Nam đi lao động, học tập, công tác, thăm thân nhân bị mắc kẹt lại nước ngoài do dịch.
“Đây là nhu cầu rất chính đáng và chúng ta phải có trách nhiệm giải quyết rất khẩn trương, nhất là trong điều kiện Tết Nguyên Đán đang đến gần”, ông nói.
Phó thủ tướng đã giao Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về việc cách ly, theo dõi sức khỏe đối với người nhập cảnh vào Việt Nam chậm nhất trước ngày 15/12, trên tinh thần tương tự đối với người từ vùng dịch đến các địa phương khác trong nước.
Cụ thể, đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, có kết quả xét nghiệm âm tính chỉ tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà với thời gian bảo đảm an toàn dịch bệnh. Người chưa tiêm vaccine phải có cơ sở cách ly trong nước với thời gian, điều kiện tốt nhất, thuận lợi cho bà con và tổ chức tiêm chủng.
Thứ trưởng Bộ Y tế: Cần Thơ xem xét lại tỷ lệ người đã tiêm vaccine để đánh giá cấp độ dịch phù hợp
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị TP Cần Thơ xem xét lại tỷ lệ người trên 50 tuổi đã được tiêm vaccine, nếu đã đủ 80% người trên 50 tuổi được tiêm vaccine thì hạ cấp độ dịch xuống cho phù hợp với tình hình dịch thực tế.
Ngày 1/12, Đoàn của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu đã đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Thành phố Cần Thơ.
Đoàn đã làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của TP Cần Thơ, do ông Lê Quang Mạnh - Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Trưởng BCĐ dẫn đầu. Cùng làm việc có ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ.
Báo cáo của Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết, từ ngày 8/7/2021 đến nay, TP liên tục ghi nhận các ca mắc trong cộng động. Tính đến 17h ngày 30/11, TP đã ghi nhận 26.385 F0, trong đó có 6.205 ca trong cộng đồng, chiếm tỷ lệ 23,5%, đã điều trị khỏi 12.529 ca (chiếm 47,5%), tử vong 200 ca (chiếm 0,75%). Riêng ngày 30/11, TP ghi nhận thêm gần 1000 ca mắc mới.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác chống dịch tại Cần Thơ.
TP tự đánh giá đang ở cấp độ dịch 3, tuy nhiên do không đạt tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine, nên áp dụng cấp độ dịch trên địa bàn thành phố là cấp 4. Về năng lực xét nghiệm, hiện TP có 13 cơ sở xét nghiệm với công suất tối đa hơn 8.200 mẫu đơn/ngày. TP đã triển khai cách ly F1 và quản lý, cách ly, điều trị F0 tại nhà. Tính đến ngày 30/11, số người cách ly tại nhà là 21.769 người, trong đó có 9.994 F0 đang cách ly, điều trị tại nhà. Sở Y tế đã áp dụng mô hình điều trị tháp 3 tầng, trong đó gần 300 bệnh nhân nặng đang được điều trị tại các bệnh viện tầng 3.
Phát biểu tại cuộc gặp, Bí thư Thành ủy Lê Quang Mạnh nêu rõ bên cạnh những nỗ lực thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, đặc biệt đã đạt bao phủ tiêm chủng mũi 1 cho 97% người dân trên 18 tuổi và mũi 2 cho 86% người dân.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Vương Ánh Dương kiểm tra việc điều trị F0 tại nhà
Hiện Cần Thơ hiện đang triển khai điều trị F0 tại nhà với các gói thuốc A,B, C. Lực lượng y tế tại các trạm y tế phường rất mỏng, TP đã kích hoạt 83 trạm y tế lưu động và thành lập thêm 62 trạm y tế lưu động với sự trợ giúp nhân sự của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Thuốc kháng virus Molnupiravir đã được Bộ Y tế cấp, nhưng số F0 sử dụng thuốc này chưa nhiều. Trong những ngày qua, số lượng ca mắc mới tăng nhiều, số ca cần cấp cứu có xu hướng tăng. Bí thư Lê Quang Mạnh cho biết, Cần Thơ cần Bộ Y tế hỗ trợ trong điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là bệnh nhân nặng.
Sau khi nghe ý kiến và đề xuất của lãnh đạo các Vụ/Cục của Bộ Y tế là thành viên đoàn kiểm tra, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho hay: số lượng ca mắc mới tại Cần Thơ trong thời gian gần đây là mối quan ngại lớn của Chính phủ và ngành y tế. Thứ trưởng cho rằng, việc tăng ca nhiễm đã được tiên liệu trước, tuy nhiên khi đã tiến hành bao phủ vaccine với tỷ lệ cao và có thuốc đặc trị, thì phải giảm tỉ lệ bệnh nhân nhập viện, giảm số ca trở nặng và giảm số lượng tử vong.
Các tình nguyện viên quản lý F0 tại trạm y tế lưu động phường An Cư.
Về đánh giá cấp độ dịch của địa phương, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị TP Cần Thơ xem xét lại tỷ lệ người trên 50 tuổi đã được tiêm vaccine, nếu đã đủ 80% người trên 50 tuổi được tiêm vaccine thì hạ cấp độ dịch xuống cho phù hợp với tình hình dịch thực tế.
Tăng cường giám sát dịch tễ, Thứ trưởng đề nghị tăng cường giám sát dịch tại các địa bàn, các khu vực tụ tập đông người, các đầu mối giao thông, các doanh nghiệp, nhà máy để phát hiện sớm để tách F0 khỏi cộng động. Tại các bệnh viện phải được đảm bảo an toàn, đặc biệt các khoa có bệnh nhân dễ bị tổn thương như khoa bệnh phổi, khoa lão, khoa sản... phải theo dõi tầm soát cao hơn Các nhân viên y tế cũng cần được ưu tiên tầm soát để đảm bảo an toàn điều trị bệnh nhân.
Về công tác xét nghiệm: Thứ trưởng yêu cầu khi địa phương đã thực hiện bao phủ 2 mũi vaccine có thời gian đủ 2 tuần sau mũi tiêm thứ 2, thì việc xét nghiệm không nên lặp lại nhiều lần. Đảm bảo xét nghiệm hợp lý, hiệu quả, khoa học, tiết kiệm chi phí.
Về tiêm chủng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về mũi tiêm nhắc lại, Cần Thơ cần nghiên cứu và đề xuất kế hoạch để bố trí tiêm cho phù hợp.
An toàn tiêm chủng là hết sức cần thiết, đề nghị ngành y tế địa phương hết sức lưu tâm và thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
Vấn đề điều trị, Cần Thơ đang có hệ thống điều trị tầng 3 khá tốt bao gồm một số bệnh viện, TP cần áp dụng mô hình bệnh viện chị-em để chuyển tuyến hợp lý. Về việc điều trị F0 tại nhà, Cần Thơ triển khai tương đối nhanh, cần đẩy hỗ trợ F0 tiếp cận dịch vụ y tế và thuốc Molnupiravir nhanh nhất, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Cần Thơ hiện mới được Bộ Y tế cấp tổng cộng 30 nghìn viên Avigan (Favipiravir), có thể triển khai ngay đến các F0.
Về công tác truyền thông, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị Cần Thơ truyền thông mạnh tới người dân thực hiện tốt 5K ngay cả khi đã tiêm đủ liều vaccine.
Trước đó đoàn đã kiểm tra công tác vận hành trạm y tế lưu động điều trị F0 tại nhà tại phường An Cư, quận Ninh Kiều; điểm tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại quận Ninh Kiều và công tác giám sát dịch tễ và cách ly ca nghi nhiễm tại Nhà máy của Công ty Taekwang ở khu công nghiệp Hưng Phú.
Gần 1.000 nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc: Cần làm gì để giữ người? Trong cuộc họp báo ngày 29-11, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - cung cấp thông tin gây chú ý: năm 2020 có 597 nhân viên y tế xin nghỉ việc và chỉ 10 tháng đầu năm 2021 đã có thêm 968 trường hợp. Y sĩ Bích Ngọc - nhân viên Trạm y tế phường Tân...