Sở Giáo dục TPHCM: Có nâng điểm kiểm tra ở Trường THPT Nguyễn Công Trứ
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh kết luận có việc nâng điểm đánh giá giữa học kỳ 2 tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ, quận Gò Vấp.
Ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã ký thông báo số 3526/TB-SGDĐT, về thông báo kết quả giải quyết tố cáo của công dân liên quan đến việc nâng điểm kiểm tra giữa học kỳ 2 (năm học 2021 – 2022) ở lớp 12A19 của Trường trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ.
Theo kết luận của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, nội dung tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của lãnh đạo Trường trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ có sai phạm trong việc nâng điểm đánh giữa học kỳ 2 môn Hóa học của lớp 12A19 tại trường trong năm học 2021 – 2022 là đúng.
Trách nhiệm này thuộc về ông Phan Hồ Hải – Hiệu trưởng và bà Lý Thị Hồng Thắm – Phó Hiệu trưởng nhà trường.
Cụ thể, trong công tác quản lý và phân công nhân sự của năm học vừa rồi, nhà trường đã ban hành thông báo (không có số) ngày 5/9/2021 về phân công công tác của lãnh đạo nhà trường. Trong đó, ông Hải là hiệu trưởng sẽ chịu trách nhiệm phân công công tác cho giáo viên, nhân viên.
Trích thông báo số 3526 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: P.L)
Do đó, việc bà Lý Thị Hồng Thắm – Phó hiệu trưởng ra thông báo điều chỉnh giáo viên dạy môn Hóa học cho cô H.T.V.từ thầy T.T.T.dạy lớp 12A19 là không đúng theo quyền hạn và nhiệm vụ được giao.
Video đang HOT
Việc phân công điều chỉnh giáo viên dạy môn Hóa học tại lớp 12A19 chưa chặt chẽ, thể hiện ở chỗ không có biên bản làm việc giữa lãnh đạo nhà trường với các giáo viên bộ môn liên quan, không có biên bản bàn giao giữa hai giáo viên bộ môn về nội dung, tiến độ thực hiện chương trình, về các điểm kiểm tra và đánh giá học sinh định kỳ và thường xuyên.
Đối với việc kiểm tra, đánh giá học sinh (cả thường xuyên và định kỳ) là một nội dung trong thành phần kế hoạch dạy học, giáo dục theo chương trình môn học của tổ chuyên môn, được các thành viên trong tổ chuyên môn cùng nhau xây dựng, đảm bảo tính thống nhất và phải được hội đồng trường phê duyệt thực hiện ngay trong năm học đó.
Căn cứ vào thông báo số 19/TB-NCTr ngày 15/3/2022 về Quy chế kiểm tra đánh giá, cho điểm của học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ (giai đoạn sau dịch Covid-19) của năm học 2021 – 2022 do nhà trường ban hành, thì việc cho kiểm tra lại điểm đánh giá giữa kỳ khi có 2/3 học sinh trong lớp có điểm dưới trung bình.
Biên bản họp tổ chuyên môn Hóa học của Trường Nguyễn Công Trứ vào lúc 8h10 ngày 20/4/2022 với nội dung “Họp rút kinh nghiệm đánh giá học sinh các kỳ”, trong biên bản này thì không thấy ghi nội dung liên quan đến chất lượng dạy và học ở lớp 12A19, không thấy có ghi có sự tham dự của lãnh đạo nhà trường, hoặc là nội dung chỉ đạo nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường tham gia sinh hoạt chuyên môn.
Trong khi đó, thực tế thì có đến 17/36 học sinh (chiếm 47%) học sinh có điểm dưới 5.0, và được làm bài “Sơ đồ tư duy” cộng thêm 3 điểm cho mỗi học sinh. Do vậy, việc điều chỉnh điểm này không đúng với thông báo quy chế kiểm tra đánh giá, cho điểm học sinh mà nhà trường đã ban hành.
Song song đó, bản tiêu chí đánh giá bài Mindmap lớp 12A19 không tên người soạn, không ngày tháng và năm áp dụng, không có trong kế hoạch số 98/KH-NCTr ngày 8/10/2021 về hoạt động của tổ Hóa học trong năm học vừa rồi, kế hoạch dạy và học của tổ chuyên môn Hóa học trong năm học 2021 – 2022, không có kế hoạch bổ sung nội dung này trong năm học vừa qua (hoặc biên bản thống nhất chung trong tổ chuyên môn) là đã vi phạm vào khoản 1 của điều 27 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020.
Trường trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh minh họa: H.L)
Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 của điều 27 thông tư 32, việc chỉ cho học sinh lớp 12A19 làm Sơ đồ tư duy để cộng thêm 3 điểm cho mỗi em học sinh vào điểm đánh giá giữa học kỳ 2 môn Hóa học lớp 12A19 là thực hiện không đúng.
Việc giáo viên bộ môn không còn giữ bài, không trả lại bài kiểm tra đánh giá giữa học kỳ 2 của năm học vừa rồi cho lớp 12A19 là đã vi phạm quy định vào các điều như ghi ở trên.
Hệ thống điểm số của học sinh lớp 12A19 trên phần mềm Quản lý Sổ điểm điện tử của nhà trường tại thời điểm xác minh đã cho thấy, cột điểm đánh giá giữa học kỳ 2 của tất cả học sinh lớp 12A19 có 2 lần điểm khác nhau trong 1 cột đánh giá giữa học kỳ 2 do 2 người nhập khác nhau.
Đó là ngày 11/4/2022 thì ông T.T.T.nhập điểm lần thứ nhất có hai học sinh không có nhập điểm.
Đến ngày 15/4/2022 thì bà H.T.V.nhập điểm lần thứ 2, có điều chỉnh điểm cộng thêm 3 điểm cho mỗi học sinh đối với các cột điểm mà ông T.đã nhập. Riêng đối với 2 học sinh mà ông T.chưa nhập điểm thì được cộng đến 5 điểm/học sinh (đạt 2 điểm ở bài kiểm tra trắc nghiệm và cộng thêm 3 điểm ở bài Sơ đồ tư duy).
Như vậy, Trường Nguyễn Công Trứ đã vi phạm vào khoản 3, khoản 4 của điều 1, Thông tư 16/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26/8/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường còn không ban hành Quyết định phân công quản trị và Quy chế sử dụng Sổ điểm điện tử của nhà trường trong năm học vừa qua, Sổ theo dõi và kiểm tra sử dụng Sổ điểm điện tử của lãnh đạo nhà trường là chưa thực hiện đúng với hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Phòng Tổ chức cán bộ tham mưu việc kiểm điểm trách nhiệm đối với ông Phan Hồ Hải – Hiệu trưởng và bà Lý Thị Hồng Thắm – Phó hiệu trưởng nhà trường, do đã để xảy ra các sai phạm được nêu trong thông báo kết luận này.
TP HCM: Sở GD&ĐT yêu cầu không dạy thêm, học thêm đối với tiểu học
(CLO) Sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM đã công bố kết luận chỉ đạo của Phó giám đốc Nguyễn Bảo Quốc về thực hiện chuyên môn ở bậc tiểu học.
Ngày 8/10, Sở GD&ĐT TP HCM cho biết đã có kết luận của Phó giám đốc Nguyễn Bảo Quốc tại Hội nghị góp ý kế hoạch giáo dục nhà trường và thực hiện giải pháp dạy học môn tiếng Anh, Tin học lớp 3.
Sở GD&ĐT TP HCM vừa có chỉ đạo chuyên môn cụ thể với các trường tiểu học.
Theo đó, văn bản nêu rõ ông Nguyễn Bảo Quốc yêu cầu các cơ sở giáo dục cần xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng học sinh. Đồng thời, việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, CLB, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa phải xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giáo viên, nhân viên và học sinh; thực hiện theo hướng dẫn và quy định của tài chính, báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp phép, xác nhận và được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh, học sinh tham gia trên tinh thần tự nguyện.
Đáng chú ý, ông Nguyễn Bảo Quốc nhấn mạnh nhà trường có thể tổ chức các CLB phát triển kỹ năng, phân công giáo viên dạy phù hợp với chuyên môn và kế hoạch, xây dựng nội dung hướng đến mục tiêu đặt ra cho từng CLB và thường xuyên kiểm tra nội dung dạy học, đảm bảo đúng quy định. Không để việc dạy thêm, học thêm diễn ra trong nhà trường.
"Trường tiểu học cần chủ động xây dựng kế hoạch chương trình nhà trường trong và sau giờ chính khóa, khuyến khích nhà trường căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, tổ chức các hoạt động dưới hình thức CLB, tổ chức phụ đạo cho học sinh", ông Nguyễn Bảo Quốc nêu rõ.
Về các giải pháp dạy học môn tiếng Anh, Tin học đối với lớp 3, ông Nguyễn Bảo Quốc nhấn mạnh các cơ sở tiểu học không đủ giáo viên giảng dạy trực tiếp thì được ký hợp đồng lao động, nguồn kinh phí thực hiện theo quy định.
Ngoài ra, các phòng GD&ĐT cần thực hiện rà soát các trường, điểm trường, số lớp không có đủ điều kiện để dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến, nhằm thực hiện lớp học ảo môn tiếng Anh, Tin học; bố trí đội ngũ giáo viên trực tiếp tại các lớp học để quan sát, hướng dẫn,...
Các cơ sở giáo dục phải rà soát số máy tính còn thiếu, xây dựng kế hoạch, tham mưu đề xuất UBND quận, huyện, TP Thủ Đức trang bị để có đủ máy tính, thiết bị dạy học cho học sinh. Sắp xếp thời khóa biểu linh hoạt, phù hợp đảm bảo 100% học sinh lớp 3 được học tiếng Anh, Tin học. Khuyến khích ứng dụng mô hình 3D trong giảng dạy, sử dụng hệ thống LMS tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM lý giải năm nay học sinh chỉ nghỉ tết 9 ngày Năm nay, học sinh TP.HCM từ mầm non đến THPT sẽ nghỉ Tết Nguyên đán 2023 tổng cộng là 9 ngày, trong khi những năm trước học sinh nghỉ từ 14 - 16 ngày. Căn cứ vào khung thời gian năm học 2022- 2023, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão...