Sở giáo dục khổ lây vì… Facebook
Trong nhiều trường hợp, phụ huynh và nhà trường không báo cáo Sở GD&ĐT về mâu thuẫn từ Facebook, nhưng đơn vị này vẫn phải vào cuộc.
Khi nhà trường và phụ huynh mâu thuẫn vì Facebook
“Tôi không ngờ hậu quả từ Facebook. Viết trên Facebook không phải lời nói theo gió bay nữa, mà có sức lan tỏa mạnh, mọi người hãy cẩn trọng khi phát ngôn trên đó”, chị Hiếu, phụ huynh tại TP HCM từng trải lòng như vậy sau vụ việc chê cà vạt của trường con trai trên Facebook.
Chỉ vì hình ảnh và bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân trên mạng xã hội, con trai chị Hiếu bị thôi học, phía trường gặp áp lực lớn từ dư luận, còn Sở GD&ĐT TP HCM bất đắc dĩ cũng phải lên tiếng.
Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP HCM cho biết, phụ huynh không có đơn kiện nên phía Sở không yêu cầu trường phải nhận lại học sinh. Tuy nhiên, ngay khi nắm được vụ việc, lãnh đạo SởGD&ĐT đã phải tìm hiểu, yêu cầu phía trường giải trình.
Trong trường hợp này, phụ huynh căng thẳng, học sinh chuyển trường, nhà trường và cả Sở GD&ĐT đều “khổ” vì… Facebook.
Tương tự, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cũng phải vào cuộc tìm hiểu hai vụ việc mâu thuẫn giữa phụ huynh và nhà trường vì mạng xã hội.
Mới đây nhất, Trường THPT Lê Lợi buộc nữ sinh Nguyễn Q thôi học 10 ngày vì nói xấu cô giáo chủ nhiệm trên Facebook. Phụ huynh có đơn khiếu nại quyết định này và Sở GD&ĐT Hà Nội phải vào cuộc.
Chiều 6/11, ông Chử Xuân Dũng – Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội làm việc tại trường, yêu cầu Hiệu trưởng THPT Lê Lợi báo cáo cụ thể bằng văn bản về vấn đề này.
Ông Dũng nhận định, bước đầu, nhà trường có những xử lý chưa phù hợp, chưa có tiếng nói chung giữa nhà trường với học sinh và phụ huynh.
Ảnh minh họa.
Trước đó, ngày 29/9, chị Trang (31 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) lập nhóm kín than phiền về bữa trưa, cách học ở trường mầm non trên Facebook. Sau đó, con trai hai tuổi rưỡi của chị cũng bị buộc thôi học.
“Mình rất sốc và cố hỏi cô giáo không phù hợp tiêu chí nào của nhà trường, nhưng cô không trả lời… Phải chăng tiêu chí của nhà trường mà mình không đạt được là im lặng, không được phép kêu ca, phàn nàn bất cứ vấn đề gì? Đóng tiền xong, trường cho con mình ăn gì, dạy gì, phụ huynh không được lên tiếng?”, nữ phụ huynh viết sau khi hay tin con bị Trường mầm non Kinder Care cơ sở Ngọc Hà đuổi học.
Ngay sau đó, ông Nguyễn Hữu Độ – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo phòng, ban, đơn vị quản lý trực tiếp trường mầm non này làm rõ vụ việc. Qua kiểm tra, trường chưa có giấy phép hoạt động và cơ sở này mới chỉ trông khoảng 10 cháu.
Liên quan vụ việc này, ông Nguyễn Đắc Hùng – Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình không đồng tình với quan điểm đuổi trẻ mầm non của trường vì… Facebook. “Trong quy định của ngành giáo dục, không có quy định nào đuổi học sinh mầm non cả. Các cháu ở độ tuổi này được quyền đến trường, lớp và học tập…”, ông Hùng nói.
Video đang HOT
Chê bai dễ hơn vào trường góp ý
Theo TS Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT, thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ khảo sát, đánh giá để có những giải pháp cụ thể trong việc sử dụng Facebook để tư vấn tâm lý từ những lợi ích mang lại.
Trong ba vụ việc đáng tiếc, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội và TP HCM đều phải vào cuộc. Điều đáng nói, các cơ quan chức năng “khổ” vì những hậu quả không đáng có.
Theo ông Đỗ Minh Hoàng, trong vụ mâu thuẫn giữa phụ huynh và nhà trường vì chê cà vạt xấu trên Facebook, cả nhà trường và phụ huynh nên xem lại cách hành xử để có bài học cho riêng mình.
“Phụ huynh không nên đưa thông tin chê đồng phục của nhà trường lên mạng xã hội với những lời nói có phần hơi nặng nề, khiến thông tin bị hiểu theo nhiều cách khác nhau. Cách tốt nhất để giữ mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường là góp ý trực tiếp trên tinh thần xây dựng. Nhà trường cũng nên ngồi lại để bàn luận về quy trình làm việc”, ông Hoàng nói.
Ông Chử Xuân Dũng cho rằng, trường học là nơi giáo dục chứ không phải kết tội học sinh. Làm thế nào để nhà trường, học sinh và gia đình luôn tìm được tiếng nói chung, giáo dục mới hiệu quả.
Đề cập góc độ khác, TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TP HCM) cho rằng, những năm tháng đầu đời của trẻ rất quan trọng. Những sự việc trên vô tình để lại bài học xấu cho các em. Phụ huynh không hài lòng cái gì cứ lên Facebook mà nói thoải mái những ngôn từ bực tức cho hả giận, không cần tôn trọng hay nghĩ đến thể diện của ai. Những bài học thực tế ấy từ cha mẹ sẽ “nhập tâm” tự nhiên vào con trẻ.
Theo TS Hiếu, với không ít phụ huynh, chê bai trên Facebook dễ và nhanh hơn vào văn phòng trường góp ý trực tiếp.
Về văn hóa sử dụng mạng xã hội, PGS Văn Như Cương bày tỏ: “Mọi người viết trên Facebook cứ nghĩ mình đang ở trước mặt tờ giấy, muốn nói gì thì nói, nhưng thật ra có thể hàng nghìn người sẽ đọc. Hãy nghĩ đến chuyện bạn muốn quát ai đó, nếu xung quanh đông người, ta cũng phải kiềm chế lại. Việc chia sẻ trên Facebook cũng như vậy”.
Chia sẻ về việc sử dụng mạng xã hội, TS Vũ Thu Hương (Đại học Sư phạm Hà Nội), cho biết: “Tôi không cho phép con gái được sử dụng Facebook trước 15 tuổi. Khi bắt đầu được sử dụng, cháu phải ký vào bản cam kết với cha mẹ: Luôn giữ tình trạng kết bạn với cha mẹ. Phải sử dụng ngôn từ trong sáng, lịch sự khi tham gia Facebook. Không sử dụng Facebook để công kích, chỉ trích bất kể ai hay chính sách gì của Nhà nước. Sử dụng Facebook trong thời gian giới hạn theo quy định rõ ràng. Khi bị phạt phải chấp nhận khóa Facebook theo thời gian thỏa thuận với cha mẹ”.
Theo nữ tiến sĩ, nếu phụ huynh nào cũng có nhận thức đầy đủ đối với mạng xã hội, những vụ việc đáng tiếc khiến cả lãnh đạo Sở GD&ĐT phải vào cuộc, đã không xảy ra.
Theo Zing
Góp ý ĐH Đảng: Làm sao để cả XH đừng quay cuồng vào thi cử
TS Đặng Huỳnh Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Làm sao cho cả xã hội đừng có quay cuồng vào thi cử mà tập trung cho con em rèn luyện về đạo đức, nhân cách và có phương pháp tự học.
- Trong dự thảo Văn kiện lần này có quan tâm đặc biệt đến các nhiệm vụ giải pháp để gắn kết giáo dục - đào tạo, KHCN với phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH. Theo bà, tại sao dự thảo lần này lại chú trọng vấn đề này?
- Khi chúng ta muốn có một xã hội CNH, HĐH hoặc cơ bản là CNH, HĐH thì chúng ta vẫn phải có những con người đáp ứng yêu cầu CHN, HĐH. Cho nên việc dự thảo văn kiện đưa ra gắn kết giáo dục - đào tạo, KHCN với phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao đó là một nhiệm vụ cần thiết.
Như vậy, ở đây có hai việc cần làm là đầu tư của Bộ GD&ĐT và đầu tư của Bộ KHCN, nhất là đầu tư về những trang thiết bị làm sao đồng bộ giữa con người với hiệu suất sử dụng sao cho phù hợp.
NGND. TS Đặng Huỳnh Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT.
Giáo dục bây giờ tìm đâu ra học sinh không giỏi Theo các chuyên gia, cần xem lại cách đào tạo và đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay, bởi một lớp có đến 90% học sinh giỏi nhưng hầu hết vẫn trượt đại học.
Việc đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục chính là chúng ta tập trung cho nguồn nhân lực này. Thực ra, không phải tất cả mọi người đều là nguồn nhân lực cao, cũng phải có thứ bậc ưu tiên cho những người giỏi, người tài năng, ưu tiên một đối tượng nữa như Bác Hồ nói là đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau.
Cho nên yếu tố con người quyết định là như thế, bởi khi có nhiều con người có năng lực, có đạo đức, có tư duy phát triển tốt thì sẽ phát triển tốt.Ví dụ, nước ta là nước nông nghiệp, muốn công nghiệp hóa thì phải đẩy mạnh công nghiệp trên nền tảng là nông nghiệp.
Chúng ta phải đào tạo ra được những con người có khả năng ứng dụng trong lĩnh vực đó. Khi nhiều người như vậy thì sẽ cải tiến được nội dung, chất lượng, hiệu quả của nông nghiệp. Rõ ràng phát triển công nghiệp thì nông nghiệp cũng phát triển theo.
Khi đó đời sống nông dân được đi lên, đầu tư cho nguồn nhân lực lại càng được tập trung. Chính vì thế gắn kết giáo dục- đào tạo, KHCN với phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ then chốt trong phát triển đất nước thời gian tới.
- Theo bà nên có những giải pháp như thế nào để thực hiện hiệu quả việc gắn kết này?
- Theo tôi, nên có lĩnh vực tập trung, ví dụ tập trung vào nguồn nhân lực, đưa lên làm chủ đề cho giáo dục và KHCN để hai nội dung này trùng khớp với nhau.
Nguồn nhân lực này ở đâu? Đối với các trường đại học, cao đẳng, chúng ta tập trung về nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, về đổi mới người thầy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Trong thời gian qua chúng ta vẫn nói lấy đội ngũ nhà giáo để chấn hưng giáo dục, thì bây giờ chúng ta vẫn tiếp tục làm như thế.
Thứ hai là tập trung vào một số khoa cần công nghệ cao. Về lĩnh vực KHCN cũng tập trung vào nội dung đó. Cả giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ đều tập trung thì chúng ta mới chọn được nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ví dụ, bây giờ chúng ta chọn một số lực lượng, thi nghiêm túc, các em được đầu tư, được đào tạo. Lực lượng này ra trường không phải thi công chức chẳng hạn, các em được ưu tiên tuyển chọn và coi như là lực lượng cốt cán.
Số còn lại không cần phải thi, các em được ghi danh và học, nhưng trong quá trình học đó có sự đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo để doanh nghiệp không phải đào tạo lại toàn bộ, mà chỉ đạo tạo theo như cầu của doanh nghiệp. Đó là việc cần ưu tiên trong mục tiêu giáo dục đào tạo cũng như trong KHCN.
Phải làm sao cho cả xã hội đừng quay cuồng vào thi cử
- Thưa bà, như bà vừa nói thì cần chú trọng đến nguồn nhân lực cao, trong khi đó ngành giáo dục lại có chủ trường xóa trường chuyên lớp chọn. Như vậy e rằng sẽ không còn môi trường cạnh tranh, khó chọn được những người tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
- Thực ra, nếu nói trong giáo dục có rất nhiều phương pháp. Đối với học sinh phổ thông, điều quan trọng nhất là niềm tin đối với đứa trẻ. Tôi cũng từng đứng trên bục giảng, có những em chỉ cần 3 tháng là có sự tiến bộ rõ rệt. Đừng bao giờ nhìn các em có những điểm kém mà nghĩ rằng cả cuộc đời nó kém. Đó mới là giáo dục thực sự.
Đối với mỗi đứa trẻ, mỗi học sinh giỏi có một phương pháp giáo dục riêng. Nếu nhóm các em học sinh giỏi vào với nhau thì hiện nay cũng có cái khó, nhưng nếu không có phương pháp riêng cho các em giỏi thì các em không phát triển được.
Tuy nhiên, các em giỏi có thể phân về các lớp khác để các em có thể "kéo" các em yếu lên, trong nên trong giáo dục người ta cần sự năng động. Có thể buổi sáng các em học sinh giỏi tập trung, nhưng buổi chiều các em sẽ được phân về các lớp để kéo các em kém lên, nhiều nơi trên thế giới đã làm được phương pháp này nhưng nước ta chưa làm được.
Phải làm sao cho cả xã hội đừng quay cuồng vào thi cử.
Tôi nghĩ hướng của Bộ cũng hướng về giải pháp như thế nhưng chưa rõ về quan điểm nên mọi người còn băn khoăn, bởi vì nếu để các em giỏi vào lớp không giỏi thì có những hạn chế cho các em. Nói chung cách nào thì cũng có những hạn chế.
- Không chỉ đang còn loay hoay trong việc đào tạo nguồn nhân lực, việc đổi mới giáo dục cũng đang có rất nhiều vấn đề đặt ra, đơn cử như kỳ thi TPTH vừa qua. Theo bà lý do tại sao?
- Tôi nghĩ có nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam nên mọi người cũng cố gắng, về phía Bộ GD&ĐT cũng cố gắng đổi mới kỳ thi nhưng sự đổi mới đó chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, chưa lường hết được khó khăn.
Nhưng tôi nghĩ nếu trong nhiệm kỳ tới, chúng ta tiếp tục đổi mới, trong đó có cách thi. Thi tốt nghiệp THPT, Bộ Chỉ đạo nhưng giao cho các địa phương tổ chức. Còn thi đầu vào nên thi nghiêm túc ở một số chỉ tiêu, ví dụ chỉ tiêu chọn người giỏi, đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau, chỉ tiêu để có người dân tộc giỏi... Cùng với đó phải đầu tư như thế nào để có sự phát triển đồng đều hơn.
Thực ra quá trình giáo dục và giảng dạy quan trọng hơn quá trình thi. Phải làm sao cho cả xã hội đừng có quay cuồng vào thi cử, làm sao cho mọi người tập trung cho con em mình rèn luyện về đạo đức, tu dưỡng về nhân cách và có phương pháp tự nghiên cứu, tự học, tự hoàn thiện.
Tất nhiên, để làm được điều này phải có thời gian và sự quyết tâm của phụ huynh, học sinh, đội ngũ thầy giáo, đội ngũ quản lý Nhà nước về giáo dục.... Phải làm từng bước và có sự tập trung đồng bộ sẽ hoàn thiện hơn. Mỗi lần làm chúng ta mạnh dạn rút kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ tốt dần lên.
- Chuyện đầu ra của giáo dục cũng là vấn đề đang khá bức xúc hiện nay, khi có tới hơn 200.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm. Đây không phải là vấn đề mới mà nó cứ lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua. Chẳng nhẽ bài toán này không có lời giải?
- Chắc phải có thời gian. Thứ nhất là tâm lý vào đại học của số đông người Việt Nam.
Thứ hai là không thể đổ hết cho ngành Giáo dục được vì mọi người tâm lý sử dụng bằng Đại học, ai có con cũng muốn vào Đại học, từ đó tạo ra nhu cầu giả. Chính vì thế việc khắc phục tình trạng cử nhân thất nghiệp ở nước ta bị hạn chế. Ngành giáo dục cũng rất quyết tâm để thực hiện điều này, nhưng một mình không làm được.
Nếu bây giờ chúng ta không sử dụng bằng cấp nữa, khi tuyển dụng chỉ đưa bằng để biết người đó học ngành gì, còn lại phải qua thử nghiệm trên thực tế. Hiện nay, vẫn còn phổ biến tình trạng nhiều nơi tuyển dụng chưa đo năng lực mà dùng bằng cấp và số tuổi để đánh giá. Đó là hạn chế mà chỉ riêng ngành giáo dục không thể làm được.
Chắc chắn tình trạng này cũng phải từng bước khắc phục. Dự thảo đưa nhấn mạnh quyết tâm đổi mới trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thì chắc chắn tình trạng vừa nêu phải có thay đổi. Khi xã hội sử dụng con người bằng năng lực thì đào tạo sẽ thực tế hơn.
Theo Minh Hòa/VOV
Chuyên gia giáo dục góp ý về thi đại học 2016 Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, xét tuyển nguyện vọng theo ngành thay vì trường sẽ hợp lý hơn và Bộ GD&ĐT nên giao tuyển sinh cho các trường. Giảm áp lực kỳ thi tốt nghiệp Nhiều chuyên gia giáo dục đề xuất tách thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học. Điều này đồng nghĩa việc trở về kỳ thi...