Sở Giáo dục & Đào tạo Lai Châu: Vì một nền giáo dục kỷ cương – nền nếp – chất lượng – hiệu quả
Năm học 2018 – 2019 vừa qua, với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự ủng hộ có hiệu quả của các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh; sự tâm huyết, nỗ lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, ngành GD&ĐT Lai Châu đã đạt được những kết quả nổi bật về nhiều mặt.
Từ những thành công ấy, ngành GD&ĐT Lai Châu quyết tâm giành được nhiều thành công hơn nữa trong năm học 2019 – 2020 sắp tới, vì sự kỷ cương – nền nếp – hiệu quả – chất lượng của ngành giáo dục tỉnh nhà.
Năm học 2018 – 2019: Những kết quả đáng tự hào
Năm học 2018 – 2019 là năm học ngành GD&ĐT Lai Châu tiếp tục triển khai, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; tích cực đẩy mạnh các hoạt động chào mừng các sự kiện lịch sử của tỉnh Lai Châu năm 2019 và chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung triển khai thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, 5 nhóm giải pháp cơ bản của ngành theo Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND).
Năm học 2018 – 2019, Sở GD&ĐT Lai Châu đã làm tốt công tác tham mưu, phối hợp chặt chẽ và kịp thời với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương triển khai và thực hiện có hiệu quả các chương trình, nghị quyết, đề án, kế hoạch về phát triển giáo dục,… góp phần thu hẹp khoảng cách về chất lượng giữa các vùng, đồng thời tạo sự lan tỏa và đồng thuận cao của toàn xã hội về công tác giáo dục.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, được các ngành tích cực ủng hộ, đầu tư, tăng cường; Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tiếp tục được đổi mới; tăng cường phân cấp quản lý đi đôi với kiểm tra, việc giám sát và đề cao trách nhiệm người đứng đầu đã có tác động lớn trong việc thiết lập kỷ cương, nền nếp trường, lớp học và môi trường giáo dục an toàn; Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, kết quả phổ cập giáo dục (PCGD) các cấp học được duy trì và phát triển bền vững. Chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng lên. Chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, biên giới có bước chuyển biến tích cực, một số trường đặc biệt khó khăn có sự bứt phá trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện tại, toàn ngành có 133 trường chuẩn Quốc gia. Năm 2018, Giáo dục Lai Châu đã hoàn thành hồ sơ và đề nghị Bộ GD&ĐT kiểm tra, công nhận tỉnh Lai Châu đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi; PCGDTH mức độ 2; PCGDTHCS mức độ 1.
Video đang HOT
Hội nghị tổng kết năm học 2018 – 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của Sở GD&ĐT Lai Châu.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp được quan tâm, đặc biệt trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh nhiều học sinh đạt giải là học sinh thuộc các trường vùng đặc biệt khó khăn (92 học sinh vùng đặc biệt khó khăn đạt giải, trong đó 14 giải nhì, 26 giải ba, 52 giải khuyến khích; tăng 39 giải so với năm học trước). Có 09 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia; 02 dự án thi khoa học kỹ thuật đạt giải cấp Quốc gia. Công tác tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Điểm trung bình các môn thi THPT Quốc gia năm 2019 xếp thứ 43/63 tỉnh/thành phố. Tỷ lệ trúng tuyển đại học, cao đẳng đạt 62,8% tăng 0,9% so với năm 2017.
Năm học vừa qua, Sở cũng tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp, trong đó chú trọng tự chủ về tài chính, tài sản, tự chủ trong xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục. Tăng cường kỷ cương, nền nếp trường, lớp các cấp học; coi trọng thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong trường học gắn với trách nhiệm người đứng đầu. Quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các khoản thu đầu năm học, tránh tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định trong các cơ sở giáo dục, việc quản lý tài chính, thu chi trong các cơ sở giáo dục được thực hiện nghiêm túc, không có hiện tượng lạm thu. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, đúng quy định; tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất, những vấn đề gây bức xúc trong dư luận, những lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm, xử lý nghiêm các sai phạm, thông báo công khai trước công luận, giữ vững trật tự, kỷ cương trong ngành. Triển khai nghiêm túc phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; quan tâm phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; kiên quyết khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; tích cực đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
Là một tỉnh còn nhiều khó khăn nên năm học vừa qua, ngành GD& ĐT Lai Châu đã tích cực xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng CSVC, lồng ghép các nguồn kinh phí để tăng hiệu quả đầu tư tránh lãng phí sau khi đưa vào sử dụng. Tính đến tháng 6/2019, toàn ngành có 6.988 phòng học, tăng 266 phòng so với năm học trước.
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng hơn nữa giáo dục vùng khó khăn
Năm học 2019 – 2020, ngành GD& ĐT Lai Châu xác định tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới GD&ĐT theo Kế hoạch hành động Bộ GD&ĐT thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, Chương trình hành động của Tỉnh uỷ và Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Trong đó, trọng tâm là việc tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục theo hướng bền vững; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục mũi nhọn; tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, biên giới. Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục các cấp học; Chuẩn bị đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Trong đó, đáng chú ý là một số mục tiêu chủ yếu: Phấn đấu học sinh giỏi câp Quôc gia đạt trên 15%; có giải Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia; tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT đạt trên 96%, trong đó THPT đạt trên 97%; GDTX đạt trên 84%; Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Đến hết năm 2020, tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia các cấp học: Mầm non 44%, Tiểu học 50%, THCS 33%, THPT 39%…
Tăng cường kỷ cương, nền nếp trường, lớp; chú trọng công tác quản lý và giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức, trách nhiệm công dân cho học sinh; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh.
Năm học mới 2019 – 2020, Sở GD&ĐT Lai Châu cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ, UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn việc rà soát, quy hoạch, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục; Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự các cơ sở giáo dục nhằm tinh gọn, hoạt động hiệu quả gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ đảm bảo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khoá XII); Thực hiện quy trình đánh giá, xếp loại, quy hoạch, bổ sung quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo hướng thực chất, hiệu quả. Ngành GD& ĐT Lai Châu cũng chủ trương tiếp tục đổi mới mạnh mẽ việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non, phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục, đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục…
Để biến những mục tiêu ấy trở thành hiện thực, Sở GD& ĐT Lai Châu đã và đang tích cực, chủ động phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tốt công tác tham mưu, cấp uỷ, chính quyền các cấp ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển GD&ĐT phù hợp với thực tế của địa phương, trong đó có kế hoạch thực hiện Nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, 23 xã biên giới năm học 2019 – 2020; phối hợp đề xuất, tham mưu xây dựng Đề án “triển khai, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu”. Bên cạnh đó, ngành đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực GD&ĐT, tăng cường sử dụng các danh mục dịch vụ công mức độ 4, triển khai đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công theo kế hoạch; Thực hiện tốt công tác xã hội hóa, tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo, chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho cơ quan báo chí để định hướng dư luận, tạo niềm tin, xây dựng hình ảnh đẹp về giáo dục trong đời sống xã hội…
Theo congluan
Món quà trao đi, nụ cười nhận lại
Dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mỗi đứa trẻ đều luôn mong muốn có sự yêu thương từ phía gia đình, xã hội, có những phần thưởng khích lệ cho sự nỗ lực và cố gắng của chính mình.
Trong ánh mắt hồn nhiên, ngây thơ đó, chất chứa những khát khao được vui chơi, được học tập, được hưởng trọn vẹn những ngày lễ của chính các em.
Trao quà tặng trẻ nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Sìn Hồ (Lai Châu) trong chương trình "Thắp sáng những ước mơ" lần thứ 6.
Nhằm góp phần động viên, khích lệ các em vượt qua khó khăn, cùng nhau thắp lên những ngọn lửa yêu thương, tinh thần ham học và khát vọng vươn lên thay đổi cuộc sống, chương trình "Thắp sáng những ước mơ" lần thứ 6, năm 2019, với chủ đề "Thắp sáng những ước mơ cho trẻ em dân tộc - miền núi có hoàn cảnh khó khăn", được Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, T.Ư oàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, đã diễn ra trong không khí ấm áp, vui tươi. ây là một hoạt động hằng năm, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, trao tặng những món quà đến các em có hoàn cảnh khó khăn vào trước thềm năm học mới và dịp Tết Trung thu, tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong sinh hoạt, học tập và hòa nhập cộng đồng.
Năm nay, 109 trẻ em là trẻ dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi, trẻ em khuyết tật đặc biệt đến từ các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tây Ninh, Quảng Nam... đã được nhận học bổng (mỗi suất trị giá một triệu đồng) và quà (mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng) trong chương trình "Thắp sáng những ước mơ" lần thứ 6 diễn ra tại Hà Nội. Trong số các em có hoàn cảnh khó khăn được nhận học bổng tôi thật sự xúc động trước nghị lực vươn lên của em Nguyễn Tiến Anh (sinh năm 2010) ở thôn Muối, xã Lan Mẫu, huyện Lục Nam (Bắc Giang). Khi sinh ra, em đã khuyết đôi tay, nhưng với đức tính kiên trì, nhẫn nại, em đã rèn cho đôi chân trở nên khéo léo, viết chữ ngày càng đẹp. Tiến Anh hồn nhiên, vui vẻ, hòa đồng với bạn bè cùng trang lứa và luôn nuôi dưỡng, ấp ủ ước mơ trở thành một họa sĩ tài năng. Hiện em đã học xong lớp 3 và mới đây, em đoạt giải triển vọng của cuộc thi vẽ tranh "Em vẽ ước mơ của em".
Trong chuỗi sự kiện của chương trình, Ban tổ chức đã phối hợp cơ quan hữu quan tại một số địa phương tổ chức trao quà và học bổng tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các tỉnh: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lai Châu, Tuyên Quang. Tại tỉnh Thái Nguyên, đoàn đến thăm em Ma Khánh Lực, 14 tuổi, hiện sống ở Làng Nập, xã Bình Thành, huyện ịnh Hóa. Bố mẹ Lực bỏ nhau, bố em đi làm ăn xa cho nên em sống cùng ông bà nội tuổi cao, sức yếu. Mọi người chung quanh ai có nắm rau, bát gạo cũng thỉnh thoảng mang sang cho gia đình em. Lực thiếu thốn về cả tình cảm lẫn điều kiện ăn học. Bản thân em lại bị bệnh tim bẩm sinh, người lúc nào cũng xanh xao, gầy gò, có lúc ước mơ đến trường của em tưởng chừng như phải dừng lại. Bà nội em Lực, Mai Thị Ngọ chia sẻ: "Nhà tre vách đất, mỗi khi trời mưa nhà bị dột, tôi lại phải che đậy cho khỏi ướt. Hoàn cảnh thiếu thốn, nhưng nghĩ đến việc học của Lực, lại thương cháu, nên tôi cố gắng đi làm thuê, đi vay tiền để mua sách vở cho cháu".
Tạm quên đi những nỗi buồn và lo lắng ấy, Lực là một trong hai em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt được mọi người đến thăm và tặng học bổng 5 triệu đồng của chương trình "Thắp sáng những ước mơ". Vậy là năm học này, Lực đã có sách vở và đồ dùng học tập mới, tự tin hơn với hành trang đến trường của mình. Nước mắt không ngừng rơi khi nhận được phần quà, Lực nghẹn ngào chia sẻ: "Thỉnh thoảng, bố em mới được về nhà thăm em. Em thương bố lắm. Em lúc nào cũng mong ước được đi học đầy đủ để sau này hỗ trợ gia đình bớt khó khăn. Dịp này, được nhận những tình cảm, phần quà của chương trình, em cảm thấy rất xúc động. ây là nguồn động lực tiếp thêm niềm tin, nghị lực để em phấn đấu học tập thật tốt, trở thành người có ích".
Cũng như Lực, em Phương Văn Tình, là học sinh lớp 8, Trường THCS Sơn Phú, huyện ịnh Hóa, Thái Nguyên cũng có được niềm vui trong năm học mới này. Bản thân em bị mắc bệnh rối loạn đông máu, thường xuyên phải đi truyền máu tại Bệnh viện Huyết học - Truyền máu T.Ư. Nếu không được truyền máu, cơ thể em sẽ bị yếu đi, hoa mắt, chóng mặt và bị các cơn đau giày vò. Gia đình em thuộc hộ nghèo, bố em là lao động chính nhưng lại không có nghề nghiệp ổn định. Mẹ em mắt bị mờ chỉ làm được việc nhà và chăm con nhỏ cho nên kinh tế gia đình lúc nào cũng eo hẹp. Tình luôn có ước mơ được chữa khỏi bệnh và cố gắng đi học đầy đủ, đạt thành tích học tập tốt. Học bổng mà Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam trao cho Tình đã giúp em và gia đình vơi đi gánh nặng, là nguồn động viên em tiếp tục ước mơ đến trường.
Với sự tương trợ, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần mà chương trình mang đến đã giúp Lực, Tình cùng nhiều em học sinh khác tiếp tục có cơ hội thắp sáng những ước mơ của riêng mình. Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa cho biết: "Trẻ em là đối tượng cần được toàn xã hội quan tâm và bảo vệ. Hiện nay, tại Việt Nam còn rất nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam hy vọng, sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong hành trình chăm sóc và bảo vệ trẻ em trên mọi miền đất nước với mục tiêu "Chung tâm, chung trí, chung sức bảo vệ quyền trẻ em".
Minh Châu
Theo Nhân dân
Xây dựng môi trường giáo dục nghề nghiệp an toàn, lành mạnh Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ảnh minh họa Theo dự thảo quy tắc ứng xử chung là: Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp...