Sở GD&ĐT TPHCM phải họp báo thông tin việc nhận thù lao từ NXB Giáo dục
UBND TPHCM yêu cầu Sở GD&ĐT TPHCM họp báo thông tin liên quan đến sự việc NXB Giáo dục Việt Nam chi tiền thù lao cho cán bộ, chuyên viên Sở.
Thường trực UBND TPHCM vừa có kết luận sau khi nghe báo cáo giải trình của Sở GD&ĐT TPHCM về thông tin liên quan đến việc NXB Giáo dục Việt Nam chi thù lao cho cán bộ, chuyên viên Sở.
Trụ sở Sở GD&ĐT TPHCM
UBND TPHCM giao Sở GD&ĐT báo cáo giải trình đầy đủ về việc NXB Giáo dục Việt Nam chi thù lao cho cán bộ, chuyên viên Sở; làm việc với NXB Giáo dục Việt Nam để xác định rõ các nội dung báo chí phản ánh về sự việc này. Và báo cáo về Thường trực UBND, Thường trực Thành ủy.
Ngoài ra, UBND TPHCM giao Sở Thông tin & Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức họp báo thông tin đến cơ quan báo chí.
Như đã thông tin, NXB Giáo dục Việt Nam có hai quyết định vào năm 2015 và năm 2018 về chi thù lao Ban Chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam thuộc Sở GD&ĐT TPHCM cho 11 người của Sở.
Trong danh sách có Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM (Trưởng ban), Phó giám đốc Sở (Phó ban) và các ủy viên là chánh văn phòng, hai phó chánh văn phòng, trưởng phòng giáo dục phổ thông, trưởng phòng giáo dục tiểu học, các phó trưởng phòng của hai phòng chuyên môn.
Ngoài ra, danh sách nhận thù lao còn có những người thuộc NXB Giáo dục Việt Nam, cùng nhóm tư vấn hỗ trợ tham gia vào Ban Chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam.
Mức chi đối với nhóm tư vấn hỗ trợ là 2,5 triệu đồng/người/tháng, 3,5 triệu đồng/tháng đối với ủy viên, ủy viên thường trực là 4 triệu đồng/người/tháng, Phó trưởng ban 5 triệu đồng/người/tháng và Trưởng ban 6 triệu đồng/tháng.
Video đang HOT
Hoài Nam
Theo Dân trí
Mỗi địa phương một bộ SGK: Sợ nhất là hổ lốn
Nếu để mỗi địa phương, mỗi NXB tùy tiện làm SGK theo kiểu riêng của mình thì sản phẩm sẽ hổ lốn, không còn văn hóa Việt Nam.
Thời gian qua, sự việc NXB Giáo dục Việt Nam đã nhiều năm chi trả thù lao cho Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam thuộc Sở GD-ĐT TP.HCM khiến dư luận dậy sóng. Khoản thù lao này được xem xét để tính vào kinh phí làm bộ SGK miền Nam.
Trao đổi trên báo chí, lãnh đạo NXB Giáo dục Việt Nam cho hay, từ năm 2015, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam đã tiến hành chuẩn bị nhiều mặt để tổ chức biên soạn SGK mới.
NXB Giáo dục Việt Nam đã phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM để tập hợp đội ngũ nhà giáo, chuyên gia, học giả có kinh nghiệm và thành lập Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam (bộ SGK được biên soạn bởi hầu hết các tác giả tại khu vực phía Nam - bộ SGK mang tên Chân trời sáng tạo) với nhiệm vụ định hướng chuyên môn, phối hợp tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo, hội thảo,... cho đội ngũ tác giả; thực hiện góp ý, chỉnh sửa nội dung của các bản thảo.
Từ sự việc trên, câu hỏi được dư luận đặt ra nhiều nhất trong thời gian qua, đó là: Có cần biên soạn một bộ SGK miền Nam riêng? Mỗi địa phương có nên có một bộ SGK? Việc soạn SGK phổ thông phải tuân thủ theo những tiêu chí nào?
Trả lời câu hỏi này với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ, ông không phản đối có nhiều bộ SGK nhưng nội dung cơ bản của chúng phải thỏa mãn được yêu cầu của chương trình chuẩn đã được Quốc hội thông qua.
Phân tích cụ thể, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh cho biết, giáo dục là sự nghiệp dạy người và dạy nghề.
Khi Quốc hội chủ trương "một chương trình, nhiều bộ SGK", tức là chương trình ấy phải là đề cương, phải rất đầy đủ và có ý nghĩa quyết định cho tiêu chí dạy người. Nói cách khác, việc dạy người phải được chuẩn hóa, còn chuyện dạy nghề thì rất đa dạng và không ràng buộc.
Việc biên soạn SGK phải theo một chương trình chuẩn đã được Quốc hội thông qua. Ảnh minh họa: NLĐ
Bởi đây là chương trình chuẩn được Quốc hội thông qua nên cần phải có một hội đồng tư vấn giáo dục, một ban biên soạn chương trình tập hợp các chuyên gia có đủ tri thức và trải nghiệm.
Đó không phải chỉ gồm riêng những nhà giáo dục mà có cả những chuyên gia thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội vì học làm người không chỉ học kiến thức đơn thuần mà phải học cách ứng xử, cách nhận thức và phải có cái nền để tiếp nhận văn hóa của dân tộc.
"Hội đồng tư vấn giáo dục của Quốc hội không phải là hội đồng vĩnh cửu mà khi hoàn thành xong nhiệm vụ Quốc hội giao sẽ tự giải tán, khi cần tham vấn vẫn có thể hỏi họ được.
Đó là tập hợp chuyên gia đầu ngành, những người hoạt động xã hội có kinh nghiệm về cộng đồng và cả những người hiện đại để cập nhật những hoạt động hiện đại của đời sống, kỹ thuật, công nghệ... Có như vậy mới tạo ra được một chương trình giáo dục chuẩn, toàn diện.
Đạo đức con người vô cùng quan trọng, còn kỹ năng sống lại là chuyện khác. Trong chương trình phổ thông cũng phải đề cập đến kỹ năng sống, cho nên cần cả chuyên gia "già" và chuyên gia "trẻ", nhưng chuyên gia có kiến thức toàn diện để mỗi người khi học xong phổ thông thì có đủ kiến thức và kỹ năng để làm một công dân, một con người bình thường. Con người bình thường ấy là con người của thời đại hiện nay, nhưng phải mang những gốc gác cơ bản, đó là tính người", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh phân tích.
Điều vị chuyên gia băn khoăn, đó là chương trình chuẩn của Quốc hội hiện nay đã chuẩn chưa? Nhiều ý kiến cho rằng có thể làm rất nhiều bộ SGK khác nhau, các Sở GD, thậm chí các trường có thể tự chọn các bộ SGK, nhưng nếu không có tính thống nhất, mạnh ai nấy dạy thì hệ quả là sẽ tạo nên một quần thể lộn xộn, không mang đặc tính dân tộc và khi ấy, theo PGS Ninh, đó là lỗi lịch sử, lỗi với hậu thế, lỗi đối với loài người.
Ông khẳng định, chương trình chuẩn của Quốc hội thì trước tiên phải chuẩn, và những người có kinh nghiệm, cảm nhận được chương trình này, có nhiệt huyết thì sẽ soạn theo kiến thức của họ.
Nhưng những bộ SGK soạn ra vẫn phải lấy chuẩn là chương trình đã được Quốc hội thông qua để rà soát, nếu không phù hợp thì không được công nhận. Còn nếu mỗi địa phương, mỗi NXB tùy tiện soạn theo kiểu riêng của mình thì sẽ tạo ra một thứ hổ lốn, không còn văn hóa Việt Nam.
Về vai trò của Bộ GD-ĐT, theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Bộ không phải là đơn vị phụ trách chương trình chuẩn về SGK nói trên, mà Bộ chỉ là nơi thực hiện chính sách của Đảng và Chính phủ.
Từ những phân tích trên, vị chuyên gia chia sẻ, điều ông lo nhất khi mỗi địa phương được tự chọn SGK là những người điều hành không có kiến thức về phát triển xã hội, không đủ trình độ, làm cho xong và coi đó như thủ tục hành chính.
"Khi người điều hành thiếu kiến thức cơ bản, thiếu cái tâm, tấm lòng đối với cộng đồng, dân tộc thì rất đáng lo ngại", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh nói.
Cùng chia sẻ quan điểm về vấn đề này, GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn nhắc lại số tiền 16 triệu USD mà Bộ GD được vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới để biên soạn SGK tuy nhiên, đến nay kế hoạch biên soạn bộ SGK do Bộ GD chủ trì đã thất bại và Bộ vẫn chưa giải trình thỏa đáng 16 triệu USD ấy chi cho ai, chi như thế nào...
Bởi vậy, ông hoài nghi việc đưa ra bộ SGK miền nam, sách cho tỉnh này, tỉnh kia... có phải là một hình thức để chứng minh 16 triệu USD đã được tiêu vào đâu?
Hơn nữa, kể cả có biên soạn bộ SGK miền Nam hay cho địa phương nào khác, theo GS.TSKH Phạm Phố thì Sở GD cũng không thể "vừa đá bóng, vừa thổi còi" như trường hợp xảy ra đối với Sở GD TP.HCM.
"Từ chỗ biên soạn SGK độc quyền, bây giờ chủ trương mở ra "một chương trình, nhiều bộ SGK" khiến trăm hoa đua nở. Nhưng cũng chính vì thế mà người ta dễ lợi dụng để ăn chia", GS.TSKH Phạm Phố nhận xét.
GS Phố cũng cho rằng để tránh bát nháo, cần có một cơ quan quản lý Trung ương về biên soạn SGK mà không nhất thiết phải giao cho Bộ GD, trong đó đưa ra các tiêu chí hướng dẫn về nội dung, lý thuyết, thực hành... để các nơi biên soạn.
Ví dụ, SGK phổ thông trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh, không được quá cao cũng như quá thấp, cũng không đòi hỏi sáng tạo vì sáng tạo là yêu cầu ở bậc đại học.
"Trên cơ sở các tiêu chí mà hội đồng Trung ương đưa ra, những nơi nào đăng ký thì phải có quyết định thành lập hội đồng biên soạn SGK, trong đó gồm các nhà giáo, nhà khoa học có đủ phẩm chất, năng lực, chuyên môn và đạo đức. Còn nếu để mỗi nơi tùy tiện làm một bộ SGK thì làm sao các trường biết chọn SGK nào?", GS Phố cho biết.
Thành Luân
Theo baodatviet
Xây dựng tài liệu giáo dục địa phương: Đáp ứng đúng yêu cầu Chương trình GDPT mới Cùng với việc phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn các mẫu sách lớp 1 vừa được Bộ GD&ĐT thẩm định, phê duyệt sử dụng trong năm học tới, Sở GD&ĐT TPHCM đã sớm bắt tay vào việc xây dựng bộ tài liệu giáo dục địa phương. Các giáo viên tham khảo các bộ sách mẫu tại một...