Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất học sinh ở vùng an toàn được trở lại trường
Hôm nay 9/9, Sở GD&ĐT TP.HCM chính thức có tờ trình phương án mở cửa một số trường học trên địa bàn.
Theo đó, Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất mở lại trường học ở các địa phương được xác định là an toàn theo bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học. Kèm theo điều kiện tất cả các giáo viên phải được tiêm đủ 2 mũi vaccine trước ngày đến trường ít nhất 2 tuần. Đồng thời, các trường chỉ tổ chức dạy và học cho những học sinh ở khu vực an toàn và trên tình thần tự nguyện.
Đề xuất của Sở GD&ĐT TP.HCM cũng nêu rõ ở khối trường mầm non nếu được phép hoạt động sẽ không tổ chức ăn sáng và bố trí thời gian đưa đón lệch để hạn chế tập trung người. Định kì hàng tuần, phòng GD&ĐT sẽ đánh giá độ an toàn ở các đơn vị này để có phương án mở dần với trẻ lứa tuổi nhà trẻ.
Ảnh minh họa
Với học sinh phổ thông, địa phương sẽ ưu tiên cho các lớp 1,2 đầu cấp và cuối cấp. Các trường lên phương án đi học lại dựa trên tình hình thực tế.
Ban đầu, các trường chia nhỏ lớp, bố trí học 1 tuổi, ưu tiên lớp 1, 2, 9, 12 đi học trước, sau đó đến các lớp đầu cấp và cuối cấp gồm lớp 5, 6, 10.
Đề xuất của Sở GD&ĐT TP.CM cũng nêu những cơ sở giáo dục ngoài công lập đảm bảo được các điều kiện an toàn có thể bố trí nội trú cho giáo viên và học sinh ngoài địa phương theo phương án “3 tại chỗ” để tổ chức dạy-học trực tiếp.
Việc tính phương án cho học sinh đến trường là một trong những việc làm quan trọng để người lớn an tâm đi làm song Sở GD&ĐT cũng nhấn mạnh chỉ tổ chức khi đảm bảo tuyệt đối các quy định phòng, chống dịch.
Video đang HOT
Với riêng giáo viên không đủ điều kiện sẽ tiếp tục thực hiện dạy trực tuyến.
"Hơn 1 năm qua chúng ta vẫn chậm khắc phục những hạn chế, khó khăn của học trực tuyến"
"Qua hơn một năm triển khai dạy trực tuyến, chúng ta vẫn đang chậm trong đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, đặc biệt là điều kiện học tập.
Đây là khó khăn rất lớn, cần khắc phục với sự nỗ lực của mỗi gia đình và cả hệ thống để có sự ưu tiên trong giáo dục".
Học trực tuyến được cho là giải pháp hữu hiệu trong mùa dịch khi học sinh không thể đến trường, nhưng dù đã bước sang năm thứ 2 áp dụng phương thức học này, nhiều phụ huynh học sinh vẫn phàn nàn, lo lắng vì hiệu quả chưa được như mong đợi. PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã có trao đổi với VOV.VN về vấn đề học trực tuyến hiện nay.
PV: Do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố đang triển khai dạy trực tuyến cho học sinh các cấp, theo bà điều này có phù hợp?
PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ em được hấp dẫn bởi hình thức học trực tuyến khi các em được tương tác với công nghệ, đa phương tiện trong một điều kiện nhất định và thời gian phù hợp, qua đó các em đã trải nghiệm, đã đạt được những kết quả nhất định về kiến thức, kĩ năng...
PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. (Ảnh: KT)
Mặc dù dịch bệnh, nhưng các em vẫn không ngừng lớn lên, không ngừng có nhu cầu khám phá. Các em rất cần được học theo nghĩa "thu hút các em vào hoạt động hấp dẫn, có định hướng giáo dục". Dù chúng ta chưa có sự chuẩn bị tốt nhất, đầy đủ cho việc dạy học trực tuyến, thì trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta vẫn cần nỗ lực để giúp các em có thể duy trì việc học tập, phần nào đáp ứng nhu cầu của các em bằng cách điều chỉnh nội dung, phương pháp, các yêu cầu cần đạt, biết ưu tiên để thực hiện trước những hoạt động phù hợp với học trực tuyến,... như vậy, dù chưa hoàn hảo, nhưng chắc chắn đó là giải pháp phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay.
Không bê nguyên bài giảng trực tiếp sang dạy trực tuyến
PV: Khi chuyển từ dạy trực tiếp sang dạy trực tuyến, phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên cần thay đổi ra sao để tăng tính tương tác, hiệu quả của tiết học, thưa bà?
PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Ở Việt Nam, ứng dụng công nghệ trong dạy học nói chung và dạy học trực tuyến nói riêng được khuyến khích, ngành giáo dục và đào tạo đã có khoảng 20 năm thực hiện xây dựng bài giảng E-learning, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học ở mọi cấp học.
Việc dạy học trực tuyến đã hiện thực hóa rộng rãi ước mơ "học từ xa", "ngừng đến trường nhưng không dừng học". Thực tế, với sức mạnh của công nghệ, chúng ta nên nghĩ đến việc dạy học trực tuyến sẽ giúp thực hiện những ý tưởng sư phạm mà bình thường chúng ta khó làm được. Đó là, học cá nhân hóa, người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, học với chương trình phù hợp năng lực, sở thích cá nhân.
Dạy học sáng tạo với sự hỗ trợ của "người thầy công nghệ", rõ ràng các phần mềm đã thể hiện ngày càng tốt các ý tưởng sư phạm trong tạo ra cơ hội tương tác, thể hiện phong cách học tập, sản phẩm học tập và các nhóm học tập, ... với sự hỗ trợ của đa phương tiện. Giáo dục kết nối, đa văn hóa khi lớp học toàn cầu có thể kết nối người học khắp nơi, kết nối nguồn tri thức khổng lồ... Chỉ bấy nhiêu lợi ích của công nghệ, của dạy học trực tuyến có thể có, chúng ta khẳng định rằng, dạy học trực tuyến không phải là giải pháp tình thế, mà là giải pháp dạy học cần được thực hiện trong thời đại ngày nay.
Hiện tại, trong khi chờ đợi sự đầu tư đồng bộ, hệ thống thì chúng ta cần tập trung vào tăng cường năng lực công nghệ cho người giáo viên, cụ thể đó là chuyển đổi bài dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Nghĩa là, người giáo viên cần tìm, lựa chọn công nghệ phù hợp để hiện thực hóa ý tưởng sư phạm của mình trong dạy học trực tuyến. Người giáo viên phải dành thời gian học sử dụng, luyện tập thành thạo...
Giáo viên cũng cần lưu ý không bê nguyên các yêu cầu, nội dung của bài dạy trực tiếp sang bài dạy trực tuyến. Khi dạy trực tuyến, cần khai thác các công cụ, phần mềm và kinh nghiệm học tập của học sinh. Các em giỏi công nghệ, dễ sử dụng công nghệ vào việc học hơn chúng ta tưởng. Giáo viên nên giao các bài tập, các hoạt động được "công nghệ hóa", trước và sau bài học để các em học theo công việc, làm ra sản phẩm, và lưu ý rằng, tránh tình trạng "thuyết trình", "yêu cầu suy nghĩ" trong một thời gian dài, khiến tiết học trở nên mệt mỏi, tẻ nhạt, không nên tổ chức các hoạt động đòi hỏi chú tâm, tư duy quá 10 phút khi dạy trực tuyến. Tức là, trong một tiết dạy, giáo viên nên tổ chức tối thiểu 3- 4 hoạt động để học sinh tương tác. Giáo viên cũng cần khai thác việc tự học của học sinh, để giao các nhiệm vụ trước và sau giờ học hiệu quả, tránh chỉ tập trung cho giờ học trên lớp. Giáo viên có thể tổ chức học theo nhóm, các nhiệm vụ dạy học để học sinh ứng dụng công nghệ, làm bài tập liên môn, ... như thế các em sẽ hứng thú, tiết kiệm được thời gian học tập, tăng khả năng ứng dụng thực tiễn.
PV: Khi học trực tuyến, nhiều học sinh gặp khó khăn, gián đoạn về đường truyền, thiếu thiết bị học tập. Chỉ tính riêng tại TP.HCM, đã có hơn 77.000 em gặp khó khăn với phương thức học này, vậy cần giải pháp ra sao để việc học trực tuyến hiệu quả, mọi học sinh đều có cơ hội học tập như nhau?
PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Không riêng gì TP.HCM, khi triển khai dạy học trực tuyến, rất nhiều học sinh, sinh viên, giáo viên gặp khó khăn về đường truyền, thiết bị học tập. Trong tình thế hiện nay, chúng ta cần sẵn sàng tâm thế "khắc phục" và hỗ trợ để tạo cơ hội học tập cho những học sinh đang gặp khó khăn này vì rất khó để có thể đảm bảo việc học diễn ra bình thường cho các em.
Chúng ta có thể kết hợp dạy học trực tuyến với dạy học từ xa trên truyền hình, để các học sinh có thể xem lại bài giảng, nghe giảng mọi thời điểm. Ngoài ra, mỗi nhà trường có thể phân nhóm các giáo viên để hình thành khung thời khóa biểu đa dạng hơn (không theo thời khóa biểu bình thường, được bố trí theo lớp), giáo viên cũng nên khai thác và giao việc học theo các trước - sau giờ học, để học sinh có thể tự học, học có hướng dẫn với việc tra cứu tài liệu trên internet, sách vở có sẵn. Lưu ý rằng, việc giúp đỡ trong cộng đồng để các nhóm gia đình có thể hỗ trợ thiết bị dùng chung trong việc học cũng là một giải pháp.
Đừng coi học trực tuyến chỉ là tạm thời trong mùa dịch
PV: Từ câu chuyện về dạy học trực tuyến bà nghĩ sao về những thách thức trong chuyển đổi số của ngành giáo dục, để học trực tuyến thực sự hiệu quả, cần sự thay đổi đồng bộ ra sao, thưa bà?
PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Hiện nay, chúng ta đang gặp khó khăn chung về một số vấn đề, đó là thiếu nền tảng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ sinh thái để kết nối thông tuyến quản trị - dạy - học - đảm bảo chất lượng, chưa có tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học, chưa tích hợp giáo dục, đào tạo nhân lực, năng lực số và đảm bảo hòa nhập kĩ thuật số, chưa có sự thống nhất liên thông trong các bậc học, môn học...
Theo đánh giá của một số nghiên cứu được thực hiện sau các đợt giãn cách thứ nhất, thứ 2, thứ 3 bởi tác động của dịch Covid-19 thì việc dạy học trực tuyến mới đạt được yêu cầu ở mức độ thấp đó là duy trì việc học và tương tác giữa giáo viên và học sinh. Còn lại, có rất ít các nhà trường cả ở đại học và phổ thông có được hệ sinh thái học trực tuyến để người học, người dạy đạt được các cấp độ cao hơn, phát huy thực sự sức mạnh của công nghệ. Hơn nữa, trang thiết bị dành cho học tập trực tuyến cũng chưa đảm bảo, khi một bộ phận không nhỏ người dạy, người học còn thiếu máy tính, đường truyền đảm bảo.
Qua hơn một năm triển khai trên diện rộng, chúng ta vẫn đang chậm trong đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế này, đặc biệt là điều kiện học tập cho người học. Đây là khó khăn rất lớn, cần khắc phục với sự nỗ lực của mỗi gia đình, và cả hệ thống để có sự ưu tiên trong giáo dục.
Hiện tại, trong khi chờ đợi sự đầu tư đồng bộ, hệ thống thì cần tập trung vào tăng cường năng lực công nghệ cho người giáo viên, cụ thể đó là chuyển đổi bài dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, mỗi nhà trường hoặc cụm trường có thể lựa chọn công nghệ, rồi tập huấn cho giáo viên, các giáo viên cùng tạo ra giáo án, để trở thành tài nguyên dùng chung, ... Những hành động như vậy sẽ là giải pháp tạm thời, giúp vượt qua khó khăn của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Chúng ta cần nhận thức dạy học trực tuyến không phải giải pháp tình thế trong mùa dịch mà phải là phương thức dạy học bắt buộc, đồng hành với dạy học trực tiếp để phát triển năng lực người học trong thời đại ngày nay. Theo các đánh giá đã được thực hiện thì đây vừa là một cản trở, vừa là một động lực để tạo ra sự chuyển biến tích cực, nhanh chóng trong mỗi phạm vi khác nhau và rất cần được thúc đẩy ở mỗi người, mỗi nhà trường. Ngành giáo dục nói riêng và hệ thống chính trị nói chung cần có sự đầu tư mạnh mẽ, quyết liệt để xây dựng hạ tầng, dữ liệu, nâng cao năng lực số cho đội ngũ, thay đổi mô thức quản trị để chuyển đổi số thực sự được diễn ra và trở thành nguồn lực quyết định sự tiến bộ về chất cho giáo dục Việt Nam.
PV: Xin cảm ơn bà!/.
Học tư thục có được giảm học phí theo chủ trương của TP. Hà Nội? Bạn đọc Nguyễn Hiền, tại địa chỉ quận Cầu Giấy, Hà Nội hỏi: Hà Nội có chủ trương giảm 50% tiền học phí, con tôi học tư thục có được giảm theo chính sách đó không và mức học phí 8 triệu/tháng sẽ được giảm 4 triệu/tháng? Trả lời: Nhân dịp đầu năm học cho trẻ em, học sinh phổ thông các cấp,...