Sở GDĐT Phú Thọ in nhầm hồ sơ thi đại học 2012
Ở mặt sau phiếu số 2 trong hồ sơ dự thi đại học, Sở GD&ĐT Phú Thọ in nhầm “La Mã” thành “Ma Mã”. Sở này cũng in sai số ô ghi mã ngành ở cả 2 phiếu số 1 và số 2, từ 7 ô theo đúng mẫu thiết kế chuẩn của Bộ in nhầm thành 8 ô.
Sự nhầm lẫn này đã khiến thí sinh Phú Thọ không khỏi lo lắng.
Tuy nhiên, sáng nay, ngày 28/3, ông Nguyễn Xuân Khải, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ, người phụ trách về công tác thi tuyển sinh 2012, khẳng định: sai sót này không ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh.
Thí sinh làm hồ sơ dự thi đại học.
Video đang HOT
Cụ thể, theo ông Khải, thông tin quan trọng để chuyển đến các trường đại học, cao đẳng là bìa hồ sơ. Bìa hồ sơ Sở vẫn in đúng. Cùng với hồ sơ thì Sở cũng gửi thông tin về thí sinh đến các trường bằng đĩa mềm. Thông tin trong đĩa này sẽ được chuẩn hóa. Sai sót chỉ xảy ra ở phiếu số 1 và số 2. Cả hai phiếu này không thuộc phần chuyển đến các trường đại học mà do thí sinh và cán bộ thu hồ sơ lưu giữ.
Hiện Sở đã có công văn chỉ đạo đến tất cả các đơn vị trực thuộc về sai sót này, coi đây vẫn là hồ sơ hợp lệ. Theo đó, thí sinh vẫn làm hồ sơ bình thường. Ở phần ghi mã ngành, các em vẫn điền 7 ô đầu, bỏ trống ô thứ 8. “Thí sinh không nên lo lắng vì tất cả quyền lợi của các em vẫn được đảm bảo như các hồ sơ bình thường khác” – ông Khải cho biết.
Được biết, năm 2012, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ in khoảng 87.000 bộ hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng. Hiện Sở vẫn chưa công bố số lượng hồ sơ in sai cũng như việc chịu trách nhiệm sai sót trong in ấn của cán bộ sao in.
Theo Vietnam
Rục rịch chạy trường cho con vào lớp 1
Các trường khi công bố, niêm yết danh sách cần công khai thêm địa chỉ, hộ khẩu thường trú của trẻ để mọi người giám sát các cháu có đúng tuyến không.
Mùa tuyển sinh năm nào Sở GD&ĐT TP.HCM cũng yêu cầu các trường không nhận học sinh trái tuyến. Thế nhưng chuyện chạy trường vẫn luôn diễn ra. Và dù đến tháng 7, từng quận, huyện mới có kế hoạch tuyển nhưng ngay thời điểm này nhiều phụ huynh đã "chạy"...
Đủ kiểu chạy
Chị Hồng Đào có hộ khẩu thường trú ở phường Tân Định, quận 1. Nếu đúng tuyến, con trai chị sẽ được vào Trường Tiểu học Đuốc Sống, tuy nhiên chị đang nhờ nhiều mối quan hệ để xin cho bằng được con chị vào Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo chị Đào, do tiếng tăm của Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy tốt, dạy giỏi... mà vợ chồng chị chỉ có đứa con trai duy nhất nên giá nào chị cũng chạy để con được vào học trường này. Anh Thái Hùng, ngụ đường Út Tịch, phường 4, quận Tân Bình. Theo phân tuyến mọi năm thì con anh sẽ được vào học Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ. "Tôi và mẹ nó đang sốt ruột chạy cho con vào Trường Lê Văn Sỹ. 30 triệu đồng vợ chồng tôi lo được, miễn sao con có môi trường học tập tốt" - anh Hùng nói.
Tương tự, anh Lam có nhà, hộ khẩu ở phường 3, quận Gò Vấp, con anh sẽ được học tại Trường Tiểu học Trần Văn Ơn. Mặc dù trường này cơ sở vật chất tốt, có bán trú nhưng không có tiếng tăm nên vợ anh không muốn con học ở đây mà quyết định "chạy" cho con vào Trường Tiểu học Kim Đồng (thuộc phường 10). Anh Lam tâm sự: Bắt đầu từ tháng 2, tôi phải nhờ mấy mối quan hệ thân thiết ở phường, quận, Phòng Giáo dục nhưng chưa ai dám chắc sẽ chạy được một suất cho con anh. "Mấy ngày qua tiền đi lại, tiếp khách đã gần 10 triệu đồng mà chưa có gì đảm bảo. Nếu chạy không được thì quay lại học Trần Văn Ơn vậy" - anh Lam nói.
Chị Minh Tú, nhà ở tận quận Phú Nhuận nhưng muốn con học một trường tiểu học ở quận 1 nên đã nhanh chân chạy hộ khẩu cho con về nhà người bạn thân ở phường Bến Nghé từ hai năm trước để con chị được học Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên, theo quy định của ban tuyển sinh quận 1, những trường hợp "chạy" hộ khẩu như thế này không phải là ưu tiên số một để giải quyết.
Những trường điểm, dạy tốt luôn được các phụ huynh ngoài địa bàn nhắm tới trong mùa tuyển sinh
Công khai địa chỉ để giám sát
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó phòng Giáo dục quận 1, cho biết: "Mùa tuyển sinh năm nào cũng vậy, các trường đều quá tải. Ngay việc phân tuyến cũng phải tính toán vì lượng trẻ ngày càng đông, năm nay khu phố này vào trường A, sang năm chưa chắc được vào trường A vì phụ phuộc số trẻ của từng khu phố. Việc phụ huynh "chạy" hộ khẩu để con mình được vào trường theo mong muốn nằm ở khâu quản lý của công an và họ cũng phải tuân thủ Luật Cư trú. Ngành giáo dục chỉ giải quyết theo thứ tự ưu tiên để tránh trường hợp trẻ trên địa bàn không được vào trường theo phân tuyến mà trẻ khác được vào. Nếu phụ huynh phát hiện, báo về Phòng Giáo dục để được giải quyết theo thẩm quyền".
Tuy nhiên, bà Phạm Thị Bạch Yến, Phó Chủ tịch UBND phường 3, quận Gò Vấp, phân tích: "Việc chạy hộ khẩu không khó phát hiện. Ngay từ đầu tháng 2, cán bộ phường đã hướng dẫn các tổ dân phố thống kê, lên danh sách các cháu sẽ vào lớp 1. Ai ở đâu, làm gì, chuyển về thường trú, tạm trú trong khu phố là các bác tổ trưởng tổ dân phố, người dân đều biết".
Còn theo hiệu phó một trường tiểu học "điểm" của Gò Vấp, các trường khi công bố, niêm yết danh sách cần công khai thêm địa chỉ, hộ khẩu thường trú của trẻ để mọi người nắm thông tin và xác minh cháu đó có đúng tuyến không. "Tuyển sinh lớp 1 phải tuân thủ tiêu chí và chỉ tiêu phân tuyến. Tuyển sinh, công khai minh bạch, mọi người kiểm tra mới hạn chế được chạy trường".
Theo Quốc Việt (Pháp luật TP.HCM)
Không để người mù ngoại ngữ vào cao học Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, hiện nay 14 trường có sai phạm về việc miễn thi đầu vào ngoại ngữ cho các thí sinh dự thi tuyển sinh hệ thạc sĩ đang rà soát lại để báo cáo Bộ GD&ĐT. Ông cũng khẳng định, không thể để người mù ngoại ngữ học...