Sở GD&ĐT lưu ý chi tiền thừa giờ cho giáo viên
Sở GD&ĐT Đồng Nai thông báo kết luận của bà Trương Thị Kim Huệ, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tại Hội nghị giao ban hiệu trưởng các trường THPT.
Ảnh minh học/internet
Theo thông báo kết luận, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT yêu cầu các trường tiến hành rà soát và có kế hoạch đề xuất tuyển đủ giáo viên đảm bảo cho công tác dạy và học tại nhà trường. Việc giải quyết thuyên chuyển giáo viên theo nguyện vọng của giáo viên nhưng đảm bảo định mức giáo viên trên lớp đáp ứng việc dạy học.
Từ năm 2019, các trường phải cân đối việc chi trả tiền thừa giờ cho giáo viên theo nguồn kinh phí đã được cấp từ đầu năm, Sở không duyệt chi các khoản kinh phí chi thừa giờ bổ sung.
Video đang HOT
Cùng với đó, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cũng nhấn mạnh việc tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ sổ sách của nhà trường, chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, số sách trong nhà trường. Việc lưu trữ các hồ sơ nhà trường và hồ sơ học sinh thuộc loại hồ sơ lưu trữ vĩnh viễn phải được thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Sở GD&ĐT khuyến khích các đơn vị ứng dụng CNTT trong công tác quản lí; tuy nhiên, các loại hồ sơ điện tử được sử dụng phải thực hiện theo đúng theo mẫu của Bộ GD&ĐT quy định; hồ sơ của từng năm học phải được thủ trưởng các đơn vị kí xác nhận và chuyển về các bộ phận lưu trữ theo quy định.
Với những vấn đề khác, Phó Giám đốc Sở yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh; hoàn thành chương trình giáo dục phù hợp với khung thời gian năm học, nghiêm cấm việc cắt xén chương trình; thực hiện tốt quản lý kết quả học tập của học sinh qua sổ điểm điện tử, học bạ điện tử.
Có kế hoạch dạy học, ôn tập năm học 2018 – 2019 phù hợp với từng đơn vị, từng nhóm đối tượng học sinh, không gây quá tải, đảm bảo sức khoe học sinh. Trong đó, lưu ý tổ chức cho những học sinh đã hoàn thành chương trình THPT nhưng chưa tốt nghiệp và có nguyện vọng tham gia kỳ thi THPTQG đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế…
Hải Bình
Theo GDTĐ
Phẫn nộ trước những lời nhận xét của giáo viên về bài tập về nhà của một cậu bé
Một giáo viên người Mỹ hiện đang đối mặt với những lời kêu gọi sa thải từ phía phụ huynh sau khi viết những lời nhận xét tiêu cực trên bài tập của học sinh mình.
Một phụ huynh có tên là Chris Piland, hiện đang sống ở Pennsylvania, Mỹ đã rất phẫn nộ khi nhìn thấy phản hồi về bài tập kiểm tra của con trai mình. Anh quyết định lập một bản kiến nghị kêu gọi mọi người lên tiếng buộc nhà trường phải sa thải người giáo viên này, hiện đã có hơn 15.000 chữ ký.
Anh đã chia sẻ bức ảnh bài tập về nhà của con trai mình và nói: "Giáo viên của con trai tôi Kamdyn đã rất thô lỗ với thằng bé và bản thân tôi. Tôi cảm thấy rất thất vọng khi có ai đó viết những điều này lên sự cố gắng của một đứa trẻ".
Con trai của anh hiện đang học lớp 2, bài kiểm tra với 60 câu hỏi được giáo viên yêu cầu phải hoàn thành trong 3 phút, tuy nhiên Kamdyn chỉ làm được 13 câu. Do đó, giáo viên này đã phê vào trong bài kiểm tra rằng: "Thật thảm hại, chỉ trả lời được có 13 câu trong 3 phút. Buồn", kèm theo đó là một khuôn mặt buồn.
Sau khi gửi đơn kiến nghị lên nhà trường, anh viết: "Nhờ sự hỗ trợ của mọi người trong việc đóng góp chữ ký và chia sẻ bản kiến nghị, tôi rất vui khi được thông báo rằng giáo viên kia hiện đang được điều tra bởi hội đồng nhà trường".
Sau khi anh chia sẻ bài kiểm tra của con trai mình lên mạng xã hội, nhiều người cảm thấy rất sốc khi thấy những lời nhận xét của giáo viên như vậy.
Một người phụ nữ đã viết: "Không một giáo viên này có quyền viết những bình luận kinh khủng như vậy về việc học của một đứa trẻ".
Giám đốc trường học Rose Triniti cho biết: "Sự việc này sẽ được quyết định bởi các bằng chứng chứ không dựa trên những chỉ trích trên MXH. Trên hết, chúng tôi sẽ cố gắng làm những gì tốt nhất cho học sinh của mình. Hiện tại giáo viên này đang bị điều tra".
Theo Dân Việt
Phát động kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc là một trong những hoạt động trọng tâm trong năm học 2018-2019 và những năm tiếp theo nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên vững tâm hơn, yên tâm hơn và sẵn sàng tiếp cận tích cực với chủ trương đổi mới. Ông...