Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc đề xuất thưởng cao cho học sinh đạt giải thể thao
Theo Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, mức thưởng của tỉnh cho học sinh thể thao ở Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc đang thấp hơn trung bình 13,6 lần so với mức thưởng dành cho học sinh đạt giải văn hóa cấp quốc gia.
Theo đề xuất mới, học sinh phổ thông và giáo viên, huấn luyện viên có học sinh đoạt các giải thể thao tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc sẽ được mức thưởng bằng 50% mức thưởng dành cho học sinh đạt giải các cuộc thi văn hóa đồng cấp.
Cùng đó, các học sinh đoạt giải Nhất quốc gia các cuộc thi: Đường lên đỉnh Olympia, Viết thư quốc tế UPU có thể nhận mức thưởng lên đến 40 triệu đồng – tương đương với mức thưởng dành cho học sinh đạt giải Nhất chọn học sinh giỏi các môn văn hóa cấp quốc gia mà tỉnh đang áp dụng hiện nay.
Đây là một trong các nội dung nổi bật trong đề xuất của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc dự kiến trình UBND, HĐND tỉnh về chính sách thưởng dành cho học sinh đạt giải, giáo viên bồi dưỡng, huấn luyện học sinh đạt giải tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải thể thao học sinh toàn quốc, cuộc thi Đường lên đỉnh Olympic và Viết thư quốc tế UPU.
Dự thảo này đang được xin ý kiến đóng góp rộng rãi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân, trước khi trình HĐND tỉnh xem xét quyết định.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng.
Về điều này, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho hay, chính sách khen thưởng cho học sinh, giáo viên có học sinh đạt giải các môn văn hóa với mức thưởng cao đứng thứ nhì cả nước (sau Hải Phòng), đã tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập góp phần đưa giáo dục đại trà, mũi nhọn của tỉnh đứng tốp đầu cả nước. Song, chính sách khen thưởng trong lĩnh vực thể thao học đường chưa theo kịp mức thưởng học sinh giỏi các môn văn hóa của tỉnh cũng như so với các tỉnh ngoài.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT, mức thưởng của tỉnh cho học sinh thể thao ở Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc đang thấp hơn trung bình 13,6 lần so với mức thưởng dành cho học sinh đạt giải văn hóa cấp quốc gia. Mức thưởng cho học sinh, giáo viên bồi dưỡng, huấn luyện học sinh đạt giải thể thao cấp toàn quốc của Vĩnh Phúc thấp hơn nhiều tỉnh thành trong cả nước. Cụ thể, thấp hơn 5 lần so với Bắc Ninh; thấp hơn 2,2 lần so với Nghệ An; 1,7 lần so với Thanh Hóa; 1,6 lần so với Hà Nam.
Theo Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, dự thảo Nghị quyết khen thưởng trong lĩnh vực thể thao và các sân chơi trí tuệ cấp quốc gia này không chỉ đảm bảo tính thống nhất, công bằng trong chính sách khen thưởng của tỉnh, mà còn thúc đẩy phong trào thi đua, rèn luyện thể dục thể thao trong các nhà trường, chú trọng giáo dục phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới và tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Cùng đó, còn góp phần thu hút, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ giáo viên thể dục vững chuyên môn của ngành; tạo động lực, nâng cao thu nhập chính đáng, giúp cho giáo viên say mê, gắn bó và cống hiến với chuyên môn, với nghề, xóa bỏ tâm lý “giáo viên môn phụ”.
Đối với cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, Sở GD-ĐT cho rằng đây là sân chơi trí tuệ có uy tín, giúp học sinh được trải nghiệm mở rộng thêm tri thức xã hội, bồi dưỡng kỹ năng sống. Song, nhiều năm gần đây, Vĩnh Phúc chưa có học sinh được vào tham gia trận chung kết năm, cũng chưa có chính sách khen thưởng. Do đó, đây có thể cũng là nguồn khích lệ học sinh đạt giải cao.
An Giang phát triển phong trào thể dục - thể thao học đường
Bên cạnh chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) còn quan tâm đẩy mạnh phong trào thể dục - thể thao (TDTT) trong các trường học.
Qua đó, tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, giúp học sinh nâng cao thể lực, phát triển toàn diện và phát hiện năng khiếu của bản thân.
Có thể thấy, phong trào TDTT học đường những năm qua không ngừng phát triển. Thể thao học đường không chỉ nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất mà còn góp phần rèn luyện ý chí, kỷ luật và lối sống lành mạnh cho học sinh. Các phong trào TDTT gắn liền với những hoạt động văn hóa, vui chơi lành mạnh, khơi dậy bản sắc văn hóa của địa phương.
Theo Sở GD&ĐT An Giang, bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục, các trường học trên địa bàn tỉnh còn đẩy mạnh các hoạt động TDTT trong nhà trường. Cơ sở vật chất, sân tập và các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy và học giáo dục thể chất, thi đấu TDTT trong trường học từng bước được đầu tư.
Đến nay, 100% trường học trên địa bàn tỉnh đều bảo đảm chương trình giáo dục thể chất trong trường học, trong đó có trên 83% đơn vị tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. Các loại hình câu lạc bộ TDTT trong trường học được khuyến khích nhân rộng, đồng thời chú trọng đa dạng các môn thể thao. Nhiều môn TDTT, như: bơi lội, cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá... được đưa vào các hoạt động ngoại khóa.
Đặc biệt, các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian, như: kéo co, đẩy gậy... được các trường lồng ghép vào phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", với nhiều hình thức đa dạng, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia. Không chỉ phát triển hoạt động TDTT trong nhà trường, nhiều học sinh, sinh viên tham gia tập luyện các môn thể thao sau giờ học ở các câu lạc bộ, đội, nhóm thể thao gần trường hay địa phương.
Điền kinh phát triển trong học đường
Để duy trì và nâng cao chất lượng phong trào TDTT học đường, bên cạnh việc chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học, hàng năm, Sở GD&ĐT phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh tổ chức các hội thao, giải thể thao cấp tỉnh.
Ngoài ra, các trường còn tổ chức các giải thể thao vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, để các em được giao lưu, nâng cao sức khỏe. Qua đó, chọn lựa các học sinh có năng khiếu đi thi đấu tại các giải của huyện, tỉnh tổ chức. Nổi bật nhất là Hội khỏe Phù Đổng các cấp đã góp phần tạo sân chơi bổ ích, góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất, giáo dục toàn diện cho học sinh.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tập luyện và thi đấu TDTT ở cơ sở. Đặc biệt, phát triển phong trào tập luyện TDTT trong học sinh, sinh viên, thanh, thiếu niên.
Đồng thời, quan tâm đầu tư trang thiết bị, sân chơi để phục vụ nhiệm vụ giáo dục thể chất cũng như các hoạt động TDTT trong nhà trường.
Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các hội thao, giải thể thao học đường, nhằm tạo điều kiện để các em được giao lưu, nâng cao thể lực, phát triển toàn diện. Qua đó, giúp ngành thể thao tỉnh sớm phát hiện những nhân tố tài năng để kịp thời bồi dưỡng, đào tạo.
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đề xuất cho học sinh đi học trở lại từ 1/3 Căn cứ vào khung thời gian năm học 2020-2021 và diễn biến thực tế tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc gửi văn bản đề xuất đến UBND tỉnh về việc cho học sinh đi học trở lại từ ngày 1/3. Nhân viên y tế đo thân nhiệt cho học sinh tại cổng Trường Tiểu học Liên Bảo....