Sở GD-ĐT thiếu người trầm trọng: ‘Nhiều lãnh đạo phải làm việc của chuyên viên’
Báo cáo Phân tích ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam công bố đã chỉ ra nhiều khó khăn trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
2 trong nhiều chủ đề được báo cáo này tập trung phân tích là Quản lý nhân lực và Tài chính giáo dục.
Báo cáo đánh giá quy trình quản lý nhân lực phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý.
Cụ thể, quy trình quản lý nguồn nhân lực phức tạp do phải tuân thủ nhiều Luật (như Luật Cán bộ, Công chức, Luật Viên chức và Luật Giáo dục) và với nhiều cơ quan chủ quản khác nhau. Các quyết định quản lý hành chính liên quan đến việc tuyển dụng và phân bổ giáo viên có sự tham gia của ngành GD-ĐT, ngành Nội vụ, UBND các cấp và nhà trường. Sự phức tạp này có xu hướng làm hạn chế hiệu quả và hiệu lực quản lý.
Cùng đó, vai trò của ngành giáo dục trong việc tuyển dụng đội ngũ cũng bị hạn chế. Cụ thể, cán bộ quản lý giáo dục địa phương là giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó trưởng phòng chuyên môn và chuyên viên của Sở GD-ĐT, trưởng phòng, phó trưởng phòng và chuyên viên của phòng GD-ĐT.
Song, thẩm quyền giao biên chế, tuyển dụng và quản lý đội ngũ này lại thuộc UBND tỉnh và ngành Nội vụ. Ngành Giáo dục không được giao nhiệm vụ chủ trì, đầu mối tham mưu về công tác tuyển dụng dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ quản lý cấp phòng, sở; đồng thời thừa – thiếu giáo viên và mất cân đối cơ cấu giáo viên ở nhiều địa phương và cơ sở giáo dục.
Theo báo cáo, do thực hiện chính sách giảm biên chế, hầu hết các sở/phòng GD-ĐT đều thiếu cán bộ chỉ đạo và chuyên viên điều hành hoạt động chuyên môn. Mỗi Phòng GD-ĐT thường có 1, 2 phó trưởng phòng (quy định tối đa là 3 người); mỗi sở/phòng GD-ĐT thường có 8-10 chuyên viên (trong khi nhu cầu mỗi Phòng GD-ĐT cần 16-20, mỗi Sở GD-ĐT cần 65-70 chuyên viên). Vì thiếu chuyên viên nên nhiều lãnh đạo phải đảm đương công việc của chuyên viên hoặc điều động giáo viên “biệt phái” từ các trường lên.
Video đang HOT
Mặt khác, do cán bộ quản lý cấp sở/phòng không có phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp, nên không khuyến khích, thu hút được người giỏi về công tác tại phòng/sở GD-ĐT.
Báo cáo nêu rõ vấn đề bất hợp lý là Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT chịu trách nhiệm trước HĐND, UBND về chất lượng giáo dục nhưng không được giao quyền tự chủ về quản lý nhân lực (bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ, giáo viên cấp dưới) và tài chính (phân bổ, thu/chi ngân sách nhà nước) trong phạm vị quản lý của mình. Điều này làm giảm chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.
Theo thống kê ở năm học 2019-2020, tình trạng thiếu giáo viên thể hiện rõ rệt ở trường tiểu học học 2 buổi/ngày (thiếu 8.743 giáo viên) và THPT (thiếu 4.706 giáo viên).
Năm học 2019-2020, toàn quốc thiếu hơn 42.000 giáo viên mầm non công lập, đã tạo áp lực rất lớn cho đội ngũ: thời gian làm việc mỗi ngày trên 10 tiếng, chưa kể thời gian đón, trả trẻ, sinh hoạt chuyên môn, hoạt động xã hội,…
Về tổng thể, tỉ lệ giáo viên/lớp ở trường trường phổ thông đạt chuẩn quy định, nhưng về cơ cấu, thiếu giáo viên cấp THPT (các môn Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý, Sinh học và Giáo dục công dân) và thừa giáo viên THCS (các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn). Đặc biệt thiếu giáo viên ở trường tiểu học 2 buổi/ngày, và thừa giáo viên ở trường 1 buổi/ngày. Theo thống kê, tình trạng này tồn tại ở tất cả khu vực, vùng miền và địa phương.
Bên cạnh đó, đời sống của đa số cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên còn nhiều khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế, nên một bộ phận chưa thực sự yên tâm công tác. Chưa có cơ chế, chế độ thỏa đáng để thu hút được người giỏi cho ngành Giáo dục.
GS Lê Anh Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Về tài chính, việc phân bổ ngân sách nhà nước chi thường xuyên tại địa phương dựa trên dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 – 18 tuổi và định mức phân bổ theo khu vực địa lý và phải đảm bảo tỉ lệ chi thường xuyên cho hoạt động chuyên môn và chi lương là 18%:82%. Tuy nhiên, theo báo cáo, trong thực tiễn, chỉ khoảng 50% địa phương bảo đảm tỉ lệ chi này cho hoạt động chuyên môn. Thậm chí, một số địa phương còn ở mức dưới 10% (Hà Giang 4%, Tuyên Quang 3%, Sơn La 9%, Hòa Bình 6%, Sóc Trăng 6%).
Do đó, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đưa ra kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần có cơ chế thu hút người giỏi thi vào các trường sư phạm và cống hiến cho ngành giáo dục.
Bên cạnh đó, cần xây dựng thang, bậc lương riêng cho ngành Giáo dục (cán bộ quản lý, giáo viên, chuyên viên, nghiên cứu viên). Có cơ chế trao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng giáo viên để đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu các môn học, tránh tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Trong khi chưa tuyển đủ giáo viên, cho phép địa phương hợp đồng với giáo viên và những người này được hưởng các chế độ gần tương đương với giáo viên chính thức,…
Hàng không thế giới đối mặt với quá tải
Không chỉ Việt Nam, hàng loạt sân bay thế giới đang phải đối mặt với tình trạng quá tải vì hạ tầng yếu kém, thiếu nhân sự, nhiều chuyến bay phải hoãn, hủy chuyến.
Quá tải khắp nơi
Tại sân bay Sydney (Úc), hàng dài người bắt đầu xếp hàng qua cửa an ninh từ lúc 5h sáng, một cảnh tượng đang trở nên quen thuộc kể từ Úc mở cửa trở lại. " Tôi nghĩ giờ chúng ta phải chịu như vậy thôi. Sau khi chôn chân ở nhà quá lâu, nhiều người sẽ muốn đi du lịch. Cái cần bây giờ là xây một sân bay to hơn", anh Sanjeep, một hành khách cho biết.
Một trong những "điểm nóng" là châu Âu, khi hàng dài người chen chúc xếp hàng chờ làm thủ tục, vali chất đống không đủ người sắp xếp,... tại hàng loạt sân bay như Manchester (Anh), Dublin (Ireland) hay Schiphol (Hà Lan).
Dữ liệu của nền tảng theo dõi chuyến bay FlightAware cho thấy, trong tháng 6/2022, 25% chuyến bay tại châu Âu (trừ Nga) cất cánh muộn. Hội đồng hàng không quốc tế - hiệp hội thương mại của các sân bay châu Âu - dự đoán rằng tình trạng hoãn chuyến sẽ "không thể tránh khỏi" tại 2/3 các sân bay châu Âu vào mùa hè này.
Tình trạng cũng không khá hơn tại các sân bay ở Mỹ khi hơn 2.300 chuyến bay bị hoãn trong hai ngày 1 và 2/7 do nhu cầu đi nghỉ nhân dịp lễ Quốc khánh Mỹ tăng cao.
Tại Việt Nam, các sân bay cũng liên tục lâm vào tình trạng đông đúc, quá tải khi nhu cầu đi lại của người dân tăng mạnh trong dịp hè. Theo Cục hàng không Việt Nam, lượng hành khách qua các cảng 6 tháng đầu năm 2022 đạt 40,7 triệu khách (tăng 56,8% so với cùng kỳ 2021). Cụ thể, lượng khách quốc tế đạt 1,8 triệu khách (tăng 904,6%) và khách nội địa đạt 38,9 triệu khách (tăng 52,6%).
Thiếu nhân lực, hạ tầng kém
Cục Hàng không Việt Nam cho biết sản lượng vận chuyển hành khách đang vượt quá công suất thiết kế của nhiều sân bay, đặc biệt tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, khiến tỉ lệ chậm, hủy chuyến có xu hướng gia tăng so với trước đây.
Trong khi đó, đường băng của sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã được sửa chữa, nhưng các chuyến bay vẫn chưa thể cất cánh, hạ cánh song song do 2 đường băng quá sát nhau, khiến hành khách lên tàu bay đúng giờ nhưng vẫn chờ một thời gian dài mới được cất cánh.
Ngoài ra, tình hình thời tiết không tốt tại các sân bay trong thời gian qua, đặc biệt là tại Tân Sơn Nhất, dẫn tới hậu quả nhiều chuyến bay không thể cất, hạ cánh đúng giờ, tạo hiệu ứng domino, ảnh hưởng đến các chuyến bay sau đó.
Theo các chuyên gia, tình trạng quá tải tại các sân bay chủ yếu do thiếu nhân lực trong hầu hết các khâu, từ kiểm soát không lưu, an ninh sân bay, xử lý hành lý, phục vụ ăn uống, làm thủ tục lên máy bay... Cùng với đó, các yếu tố thời tiết xấu, hạ tầng sân bay yếu kém...cũng làm cho tình trạng trầm trọng thêm. Những nguyên nhân này khiến nhiều chuyến bay không thể thực hiện đúng giờ.
Giám đốc điều hành Julia Lo Bue-Said của Tập đoàn Advantage Travel, đại diện cho 350 công ty lữ hành của Anh, cho biết: " Mọi người đang đổ xô đi du lịch trong mùa hè. Tuy nhiên, các sân bay lại thiếu hụt nhân viên. Điều này tạo ra tình huống nút thắt cổ chai trong hệ thống. Khi một thứ gì đó lệch ra khỏi quy trình, hậu quả kéo theo sẽ rất lớn".
Năm ngoái, hãng Spirit Airlines thiệt hại 50 triệu USD do hoãn, hủy các chuyến bay trong tháng 7 và tháng 8. Southwest Airlines mất 75 triệu USD cũng vì hoãn, hủy chuyến trong tháng 10. Đó là lý do mà không một hãng hàng không nào muốn gặp phải, bởi việc này không chỉ gây thiệt hại cho hãng, mà còn gây thiệt hại, bức xúc cho hành khách - thượng đế của chính các hãng bay.
Một số sân bay chủ chốt tại châu Âu giảm chuyến bay do thiếu nhân lực Trong bối cảnh nhiều sân bay và hãng hàng không trên thế giới tiếp tục vật lộn với tình trạng thiếu nhân viên thời kỳ hậu COVID-19 sau khi cắt giảm, một số sân bay chính tại châu Âu vừa thông báo hạn chế phục vụ chuyến bay và hành khách trong mùa du lịch Hè. Ngày 17/6, sân bay Gatwick tại London...