Số du học sinh Mỹ thấp nhất lịch sử
Do những chính sách mới gây nhiều khó khăn, số lượng du học sinh Mỹ năm nay giảm xuống mức kỷ lục, thấp nhất kể từ sau Thế chiến 2 kết thúc.
Nhìn chung, các trường đại học Mỹ khó có thể mở cửa trở lại vào năm học mới này do tình hình dịch bệnh trên thế giới còn diễn biến phức tạp.
Lãnh sự quán Mỹ tại các quốc gia tiếp tục đóng cửa vô thời hạn, lệnh cấm du lịch vẫn được áp dụng. Vì vậy, số lượng du học sinh Mỹ năm nay giảm xuống mức kỷ lục, thấp nhất kể từ sau Thế chiến 2 kết thúc, theo Forbes.
Lượng du học sinh Mỹ năm học 2020-2021 dự kiến sẽ giảm mạnh. Ảnh: Getty Images.
Theo phân tích của Viện Nghiên cứu chính sách công, số lượng du học sinh Mỹ năm học 2020-2021 sẽ suy giảm từ 63-98% so với năm học 2018-2019. Dự kiến số học sinh nhập học thấp nhất khoảng 6.000 – 12.000 người.
“Mỹ chỉ có thể đạt được mốc 12.000 du học sinh nếu có sinh viên Mexico và Canada, hai quốc gia có chung đường biên giới với Mỹ. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh đáng lo ngại hiện nay, Mỹ chỉ đón khoảng 6.000 du học sinh mới trong mùa tựu trường tới”, đại diện viện nghiên cứu cho biết.
Có hai yếu tố chính gây ảnh hưởng nặng nề tới công tác tuyển sinh ở Mỹ năm nay.
Thứ nhất, phần lớn các lãnh sự quán Mỹ đóng cửa hoặc ngừng cấp thị thực cho tất cả đối tượng. Do đó, các sinh viên quốc tế không kịp thời gian hoàn thành hồ sơ nhập học vào mùa thu tới.
Thứ hai, ngay cả khi lãnh sự quán mở cửa, những quốc gia đang bị cấm nhập cảnh vào Mỹ chưa chắc được cấp phép lại trong thời gian ngắn.
Sinh viên quốc tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố những người không có quốc tịch Mỹ sẽ không thể nhập cảnh nếu 14 ngày trước đó từng tới Trung Quốc, Anh, Ireland, Iran, khu vực Schengen và Brazil.
Tuy nhiên, những nước kể trên có lượng du học sinh chiếm tới 40-50% tổng số sinh viên quốc tế theo học ở Mỹ.
“Chắc chắn rằng số du học sinh mới năm nay sẽ cực kỳ thấp”, Miriam Feldblum, Giám đốc Liên minh Giáo dục Đại học và Di trú, cho biết.
Bà cũng lo ngại rằng một số sinh viên sẽ di chuyển đến một quốc gia không nằm trong danh sách cấm nhập cảnh của Mỹ và chờ 14 ngày để có thể tới Mỹ một cách hợp pháp.
Feldblum hy vọng các cơ quan ngoại giao Mỹ bắt đầu xếp lịch phỏng vấn thị thực trở lại và đẩy nhanh quá trình thực hiện nhằm hạn chế những trường hợp xấu nhất.
Mỹ không cho các du học sinh ở lại nếu chỉ học online. Ảnh: Brookings.
Bên cạnh việc đóng cửa các lãnh sự quán, Mỹ tiếp tục gây khó khăn cho các sinh viên quốc tế.
Ngày 6/7 vừa qua, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thông báo các sinh viên quốc tế sẽ không được ở lại Mỹ nếu chỉ tham gia chương trình học trực tuyến vào kỳ học mùa thu sắp tới.
Những sinh viên này có thể bị trục xuất nếu không chuyển trường hoặc thay đổi chương trình học sang hình thức giảng dạy trực tiếp.
Quy định trên không áp dụng với các cơ sở đào tạo đang sử dụng phương pháp kết hợp, nghĩa là vừa học trực tuyến vừa học trên lớp.
Ngay lập tức, quy định mới bị chỉ trích là một động thái chính trị nhằm buộc các trường mở cửa lại. ICE cũng đối mặt với vụ kiện từ Đại học Harvard và MIT yêu cầu tòa đình chỉ thi hành chỉ thị trên.
Đa số đại học phản đối chính sách mới dành cho du học sinh của ICE. Ảnh: Jushua Han.
“Việc rút visa của các du học sinh chỉ học trực tuyến đẩy nhiều bên liên quan vào thế bất lợi. Đây là một bước thụt lùi của Mỹ. Thêm vào đó, sự gia tăng của dịch bệnh Covid-19 và nạn phân biệt chủng tộc, chống người nhập cư cũng là mối lo của các du học sinh”, bà Feldblum cho biết.
Về dài hạn, chính sách mới sẽ “xua đuổi” cộng đồng du học sinh quốc tế có ý định đến Mỹ học tập, khiến họ cảm thấy không được coi trọng và không được chào đón.
Trong khi đó, sinh viên quốc tế lại là nguồn đóng góp tài năng và tiền bạc cho nước Mỹ. Viện Giáo dục Quốc tế cho biết cộng đồng du học sinh đóng góp 45 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ trong năm 2018.
Bác sĩ Mỹ gốc Việt ươm mầm những dự án từ khoa học y sinh
Tiến sỹ, bác sĩ Đại học Y Harvard (Mỹ) Hoàng Hà Thi mong muốn phát triển những dự án từ khoa học y sinh tại quê nhà để giữ gìn bản sắc của người Việt Nam, tìm lại sợi dây liên kết với phần con người Việt, bản sắc Việt bên trong anh.
TS. Hoàng Hà Thi - Đại học Y Harvard (Mỹ) (Ảnh: Baoquocte)
Hành trình tìm về nguồn cội
Bác sĩ Hoàng Hà Thi chia sẻ rằng, các nhà xã hội học định nghĩa những người như anh là những đứa trẻ thuộc nền văn hoá thứ ba (Third Culture Kids-TCK) - được nuôi dưỡng và lớn lên trong một quốc gia, một nền văn hóa khác biệt với nền văn hóa gốc của bố mẹ. Mặc dù TCK được cho là có khả năng hoà nhập và thích ứng tốt với nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng họ thường loay hoay tìm câu trả lời cho câu hỏi "Mình là ai và và mình thuộc về nơi nào".
Định nghĩa về nguồn cội và bản thân luôn là một thách thức đối với Thi. Đôi khi, anh băn khoăn mình "mất gốc" hay là con người của tự do và sẽ mãi mắc kẹt giữa ranh giới của cả hai điều đó... Đây cũng là lúc anh thấy mình như đang phải tìm kiếm những mảnh ghép còn thiếu cho một bức tranh khổng lồ với hy vọng một ngày nào đó bức tranh ấy sẽ hiển lộ những hình khối rõ ràng với màu sắc tươi sáng và hài hoà.
Và rồi, những chuyến đi trở về Việt Nam gần đây đã giúp anh mường tượng ra bức tranh đó và vượt quá sự mong đợi. Đó là việc kết nối lại với người thân, nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ mẹ đẻ mà anh được học từ những năm đầu đời, thưởng thức ẩm thực tuyệt vời nơi đây, đặt chân đến một vài phần rất nhỏ của dải đất hình chữ S xinh đẹp và hơn hết cả là có những mối liên hệ sâu sắc với bạn bè Việt Nam.
Từ đó, vị bác sĩ trẻ tin rằng bản sắc cá nhân đi kèm với trách nhiệm đóng góp chút sức ít ỏi của mình vào cộng đồng mà mình thuộc về để trở nên tốt đẹp hơn.
Ấp ủ nhiều dự án hướng về quê hương
Dự án đầu tiên của TS. Hoàng Hà Thi tại Việt Nam chính là dự án học bổng "Việt Nam Quê hương tôi" - một dự án thiện nguyện mà anh đang cùng một người bạn tại Đại học Khoa học Huế quyết tâm thực hiện với mục tiêu tạo nhịp cầu nhân ái trong cộng đồng du học sinh, hỗ trợ các học sinh, sinh viên Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường.
Dự án này xuất phát từ thực trạng có hàng trăm ngàn học sinh bỏ học mỗi năm trên cả nước. Một trong những nguyên nhân chính là điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều gia đình lo từng bữa ăn chưa đủ... Nhiều em còn đam mê học tập và có năng lực tốt đành phải nghỉ học giữa chừng.
Nhóm dự án của anh ước tính, mỗi du học sinh trích chỉ 1 EUR/ngày - 30EUR/tháng - 360EUR/năm - tương đương 9 triệu đồng có thể đủ học phí cho 1 học sinh tại Việt Nam. Và chỉ cần 1% du học sinh tham gia Dự án, sẽ có 1.300 học sinh tại Việt Nam được đến trường.
Hiện dự án đang được triển khai với các định hướng là hình thành mạng năm châu với tinh thần hướng về quê hương nguồn cội. Với mô hình đóng góp nhỏ mỗi người - tạo sức mạnh lớn, ai cũng đều có thể chung tay để trao cơ hội và động lực vươn lên cho các em học sinh yếu thế trong xã hội, cũng như truyền cảm hứng về một xã hội sẻ chia, lan tỏa yêu thương.
Dự án thứ hai mà Thi đang dành nhiều tâm huyết là xây cầu hợp tác giữa Viện Nghiên cứu hệ Gen (Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và một công ty về hệ gen học đang đóng tại New York để lập bản đồ các biến thể bệnh di truyền hiếm gặp ở các dân tộc thiểu số vùng cao Việt Nam. Dự án có mục tiêu thúc đẩy sự phát triển về nghiên cứu hệ gen tại Việt Nam và về lâu dài sẽ giúp phát triển phương pháp chữa bệnh mới.
Để thúc đẩy cho điều này, mới đây, TS. Hoàng Hà Thi đã có cuộc gặp gỡ với Giáo sư Nông Văn Hải và các đồng nghiệp của ông tại Viện Nghiên cứu hệ Gen. Tại đây, anh rất ấn tượng với những hoạt động và sự nhiệt thành, cởi mở của những nhà khoa học Việt Nam. Tự hào rằng quê hương Hà Nội có những nhà khoa học tuyệt vời như vậy, anh mong chờ được thiết lập thêm nhiều sự hợp tác trong tương lai.
Hiện tại, những dự án này của Thi vẫn còn đang trong giai đoạn thai nghén và anh mong sẽ có những kết quả nhất định trong thời gian tới.
Đang thực hiện vai trò làm "người kết nối" và để tạo nên những sự kết nối, hợp tác vững chắc trong tương lai, anh thấy mình còn phải học hỏi, nỗ lực rất nhiều.
Bác sĩ trẻ đến từ Đại học Y Harvard rất hy vọng đồng nghiệp và những người bạn mới có thể hướng dẫn, hỗ trợ và đi cùng anh trên hành trình này để làm sao có thể giúp ích cho xã hội và con người Việt Nam một cách thiết thực nhất.
Đại sứ Anh khuyên du học sinh Việt Nam 'vững vàng' Đại sứ Anh Gareth Ward khuyên du học sinh vững vàng với lựa chọn của mình, không để Covid-19 thay đổi kế hoạch và trải nghiệm học tập. Ngày 1/7, Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward viết bài chia sẻ gửi tới sinh viên, học sinh và phụ huynh ở Việt Nam có con em mong muốn du học ở Anh...