Số ca mắc mới tại TPHCM bắt đầu giảm, diễn biến dịch có dấu hiệu tích cực
Tín hiệu tích cực này có được nhờ việc áp dụng hiệu quả các chiến lược phòng, chống dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, TPHCM cũng rất tích cực đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho người dân.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, ngày 4/8, cả nước ghi nhận 7.623 ca Covid-19 mới, trong đó TPHCM có 3.300 trường hợp. Con số này đã giảm mạnh so với mức 4.000-4.500 trường hợp trong vài ngày trước, thậm chí chỉ bằng một nửa so với những ngày dịch đạt đỉnh vào cuối tháng 7.
Có thể thấy, số lượng ca mắc mới tại TPHCM đã liên tục giảm dần trong những ngày qua. Đây được xem là một tín hiệu vô cùng tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung.
Số ca mắc mới tại TPHCM trong ngày 4/8 chỉ bằng một nửa so với những ngày dịch đạt đỉnh vào cuối tháng 7.
Trước đó, tại cuộc họp báo diễn ra vào chiều 30/7, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết, việc quan trọng nhất của thành phố là làm sao thực hiện thật nghiêm những quy định chống dịch đã ban hành và các chỉ đạo mới nhất của Trung ương.
Video đang HOT
“Nhìn trên biểu đồ dịch bệnh, có thể thấy số ca F0 đang đi ngang đúng như dự báo. Chúng ta đang cố gắng nỗ lực, nếu thật sự thực hiện nghiêm các quy định đã ban hành, có sự hợp tác của các lực lượng, người dân, tình hình sẽ sớm ổn định, có dấu hiệu tích cực”, ông Đức cho biết.
Trong 2 tuần đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, TPHCM đã nâng cao, siết chặt và thay đổi nhiều biện pháp nhằm đẩy lùi, ngăn chặn dịch Covid-19. Một trong những thay đổi quan trọng trên địa bàn là thay vì phong tỏa rộng như trước đây, thành phố đã chuyển sang phương án phong tỏa trên diện hẹp, có trọng tâm và bảo vệ vững chắc các “vùng xanh”, nơi chưa có dịch bệnh xuất hiện.
Trao đổi với Dân trí bên lề cuộc họp báo sáng 3/8, ông Dương Anh Đức cho biết, sự thay đổi về mặt chiến lược đã phát huy hiệu quả nhất định trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
“Giống như một cây to, chúng ta không thể ôm hết, nhưng có thể ôm chặt từng nhánh nhỏ. Hiện tại, TPHCM không phong tỏa trên phạm vi lớn mà siết chặt lại tại những vùng trọng tâm, trọng điểm. Những khu vực là vùng xanh phải được kiểm soát chặt”, ông Dương Anh Đức phân tích.
Bên cạnh đó, TPHCM cũng rất tích cực trong việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin. Ngày 4/8, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức đã ký công văn khẩn gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, về việc đề nghị phân bổ vắc xin Covid-19 cho thành phố.
TPHCM đang tích cực đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho người dân.
Công văn cho biết, TPHCM đặt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn. Cụ thể, thành phố có khoảng 7 triệu người thuộc nhóm độ tuổi trên. Tính đến nay, thành phố đã hoàn thành tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho khoảng 2 triệu người. Do đó, thành phố đề xuất được cấp sớm 5,5 triệu liều vắc xin Covid-19 trong tháng 8 để đạt mục tiêu trên.
Theo số liệu của UBND TPHCM, toàn địa bàn cần 4,5 triệu liều vắc xin Covid-19 các loại để tiêm mũi một và 1 triệu liều (AstraZeneca và Moderna) để tiêm mũi 2 cho các trường hợp trên 18 tuổi. Trung bình mỗi ngày, thành phố cần khoảng 210.000 liều vắc xin Covid-19 để tiến hành tiêm chủng.
Tính đến hết ngày 3/8, TPHCM đã hoàn thành đợt tiêm chủng vắc xin Covid-19 thứ 5 với hơn 930.000 liều trong khoảng 10 ngày. Với việc đẩy nhanh tốc độ trong những ngày cuối cùng, công tác tiêm chủng đợt 5 đã hoàn thành trước so với kế hoạch ban đầu. Trong đợt tiêm này, thành phố đã triển khai đồng loạt các điểm tiêm tại bệnh viện, trung tâm, trạm y tế, điểm tiêm lưu động, tổ chức tiêm sau 18h.
TP.HCM cho phép dịch vụ vận chuyển bưu chính hoạt động sau 18h
Các doanh nghiệp bưu chính phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu để nhân viên vi phạm quy của TP.HCM về phòng chống dịch.
Ngày 2/8, Phó chủ tịch Dương Anh Đức ký công văn khẩn về hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính khi thành phố áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Để đảm bảo dịch vụ bưu chính, hành chính công, vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, doanh nghiệp, UBND TP.HCM cho phép dịch vụ vận chuyển bưu chính được hoạt động và di chuyển trên đường từ 18h đến 6h hôm sau.
Doanh nghiệp chỉ được vận chuyển bưu chính theo quy định, không cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, kể cả bằng mô tô 2 bánh (shipper) trong thời gian nêu trên.
Thành phố cho phép bưu tá viên của các doanh nghiệp bưu chính hoạt động theo mô hình truyền thống, đặc biệt với lực lượng cung ứng dịch vụ bưu chính KT1 (phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, văn bản mật), dịch vụ hành chính công. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND TP về phòng, chống dịch và chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để nhân viên vi phạm quy định.
TP.HCM yêu cầu người dân hạn chế ra đường từ 18h tới 6h hôm sau. Ảnh: Chí Hùng.
TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7. Từ 24/7, thành phố siết chặt hơn nhiều quy định trong giai đoạn giãn cách, thu hẹp nhóm đối tượng được phép hoạt động.
Từ 26/7, từ 18h đến 6h hôm sau, người dân TP.HCM được yêu cầu hạn chế ra đường. Ngày 1/8, UBND TP.HCM ra công văn quyết định kéo dài Chỉ thị 16 cùng các biện pháp siết chặt thêm 2 tuần từ 0h ngày 2/8.
Tính từ 27/4 đến sáng 2/8, TP.HCM ghi nhận 96.292 ca nhiễm, là tâm dịch lớn nhất cả nước.
TP.HCM lập thêm 2 bệnh viện điều trị Covid-19 Bệnh viện điều trị Covid-19 Từ Dũ được thành lập với quy mô 150 giường, 210 nhân viên chuyên môn; còn Bệnh viện điều trị Covid-19 Sài Gòn có 200 giường và 300 nhân viên. Chiều 2/8, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ký quyết định thành lập Bệnh viện điều trị Covid-19 Từ Dũ đặt tại 227 Cống Quỳnh, quận...