Số ca mắc COVID-19 tại Thái Lan vượt ngưỡng 2 triệu ca
Số ca mắc COVID-19 tại Thái Lan kể từ đầu dịch đến nay đã vượt ngưỡng 2 triệu ca, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này sắp đạt được mục tiêu tiêm 100 triệu liều vaccine trước kế hoạch đề ra.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 1/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Thái Lan sáng 12/11 cho biết nước này ghi nhận thêm 7.305 ca mắc mới và 51 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca nhiễm từ đầu dịch đến nay lên 2.004.274 ca, trong đó có 1.888.536 người đã hoàn toàn bình phục và 19.934 người không qua khỏi.
Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Thanakorn Wangboonkongchana cho biết Thái Lan sẽ đạt mục tiêu tiêm 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối tháng 11, sớm hơn một tháng so với kế hoạch. Một số tỉnh, bao gồm cả thủ đô Bangkok, đã tiêm chủng cho hơn 80% cư dân.
Tính đến ngày 11/11, Thái Lan đã tiêm được 82.217.981 liều vaccine, trong đó có 44.777.147 liều là mũi đầu tiên và 35.758.836 liều là mũi thứ hai. Ngoài ra, 2.678.171 liều vaccine được dùng để tiêm mũi thứ ba và 3.827 liều cho mũi thứ tư. Hơn 86% trong số 3.866.840 học sinh đăng ký tiêm vaccine đã được tiêm mũi đầu tiên, trong khi khoảng 11% đã được tiêm chủng đầy đủ.
Dự kiến, Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) trong ngày 12/11 sẽ đề xuất nới lỏng những hạn chế như thay thế xét nghiệm RT-PCR bằng các phương pháp sàng lọc khác đối với khách du lịch đã được tiêm chủng theo chương trình “Xét nghiệm và Lên đường” (Test & Go), đồng thời nới lỏng các quy tắc tiếp xúc gần có nguy cơ cao (HRC) buộc những hành khách trên máy bay đã ngồi gần bệnh nhân COVID-19 phải trải qua cách ly.
Ngoài ra, CCSA cũng sẽ thảo luận về đề xuất do Bộ Lao động đệ trình nhằm thu hút thêm lao động nhập cư để giảm bớt tình trạng thiếu lao động của đất nước trong bối cảnh khu vực tư nhân đang kêu gọi chính phủ đẩy nhanh việc cho phép lao động nhập cư đã được tiêm chủng đầy đủ nhập cảnh theo Bản ghi nhớ (MoU) sẽ ký với các nước láng giềng.
Một nghiên cứu do Cục Việc làm thực hiện vào tháng 5 cho thấy các doanh nghiệp Thái Lan cần 256.029 lao động từ Myanmar, 130.138 lao động từ Campuchia và 38.536 lao động từ Lào. Hầu hết các công việc cần lao động nhập cư là trong các lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, xây dựng, khách sạn và may mặc.
* Ngày 12/11, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc đại lục ghi nhận 98 ca COVID-19 mới, trong đó 79 ca lây nhiễm cộng đồng, trong ngày 11/11. Trong số các ca lây nhiễm cộng đồng, tỉnh Liêu Ninh chiếm nhiều nhất với 52 ca, Hà Nam – 12 ca, Bắc Kinh – 6 ca, Hắc Long Giang – 5 ca, Hà Bắc – 2 ca, các tỉnh Giang Tây và Vân Nam mỗi nơi có 1 ca. Không có ca tử vong vì COVID-19 tại Trung Quốc đại lục trong 24 giờ qua. Tính đến hết ngày 11/11, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 98.099 ca nhiễm, trong đó 4.636 ca tử vong.
Video đang HOT
Do ổ dịch tại thành phố Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh ngày càng lan rộng (với toàn bộ 52 ca nhiễm cộng đồng mới nói trên là ở Đại Liên), thành phố cảng miền Đông Bắc Trung Quốc này đã phải hạn chế hoạt động đi nước ngoài, tạm ngừng học trực tiếp tại các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học, đóng cửa một số địa điểm văn hóa, đồng thời tiến hành xét nghiệm quy mô lớn toàn thành phố lần thứ 2. Cuối tuần trước, thành phố Đại Liên đã kêu gọi người dân không ra khỏi nhà trừ khi có việc thực sự cần thiết.
* Cùng ngày 12/11, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (KDCA) Hàn Quốc cho biết nước này có thêm 2.368 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 390.719 ca. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, số ca nhiễm mới theo ngày tại Hàn Quốc tăng ở mức trên 2.300 ca. Theo KDCA, Hàn Quốc cũng ghi nhận thêm 18 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi lên 3.051 ca. Tỷ lệ tử vong hiện ở mức 0,78%.
Bên cạnh việc số ca nhiễm mới tại Hàn Quốc tiếp tục gia tăng, giới chức y tế nước này còn quan ngại về số ca nguy kịch cũng tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay sau khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng. KDCA cho biết số bệnh nhân COVID-19 trong tình trạng nguy kịch ghi nhận ngày 12/11 đã tăng lên 475 ca.
Tính đến ngày 12/11, Hàn Quốc đã tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine ngừa COVID-19 cho 41,82 triệu người, tương đương 81,4 % dân số nước này, trong đó 39,84 triệu người (77,6%) đã tiêm đủ 2 liều. Hàn Quốc dự kiến sẽ tiêm chủng đầy đủ cho 80% dân số vào giữa tháng 12 tới.
Sự hỗ trợ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống dịch của Campuchia
Campuchia đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Trung Quốc trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Người dân tiêm vắc xin Sinovac ở Phnom Penh, Campuchia (Ảnh: AFP).
Cứ 5 người Campuchia thì có một người đã được tiêm một liều vắc xin ngừa Covid-19, giúp nước này vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á giàu có hơn. Giống như những liều vắc xin Covid-19 do Trung Quốc cung cấp, câu chuyện thành công của Campuchia cũng gắn liền với hình ảnh của Bắc Kinh.
Là một trong những đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc, Campuchia bắt đầu chương trình tiêm chủng của nước này bằng lô vắc xin do Trung Quốc viện trợ với số lượng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trong khu vực - ngoài số vắc xin Trung Quốc do Campuchia tự mua.
Những bước tiến ban đầu của Campuchia trong cuộc chiến chống dịch đã phản ánh chính sách ngoại giao vắc xin của Bắc Kinh tại một khu vực mà sự cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ đang diễn ra gay gắt, đồng thời làm gia tăng lo ngại của một số người ở Campuchia về sự gần gũi của các mối quan hệ này. Mỹ tuần trước đã công bố các khoản viện trợ vắc xin lớn đầu tiên cho châu Á.
"Câu hỏi được đặt ra là liệu Campuchia có quá phụ thuộc vào Trung Quốc hay không. Nếu không dựa vào Trung Quốc, thì tôi nên dựa vào ai?", Thủ tướng Hun Sen nói trong một bài phát biểu gần đây.
Theo dữ liệu chính thức, khoảng 16% trong số 16 triệu người Campuchia đã tiêm ít nhất một liều vắc xin Covid-19. Xếp sau Campuchia là Brunei và Lào - một quốc gia khác có mối quan hệ rất chặt chẽ với Bắc Kinh. Tỷ lệ dân số được tiêm vắc xin tại Malaysia và Indonesia cũng chỉ chiếm lần lượt 7,6% và 6,6%, trong khi Thái Lan là 4,6% còn Philippines là 4,2%.
Khi Campuchia đối mặt với đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất vào tháng trước, Trung Quốc cam kết hỗ trợ đầy đủ cho quốc gia Đông Nam Á. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, "điều này không chỉ thể hiện tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước mà còn là trách nhiệm của Trung Quốc đối với một cộng đồng Trung Quốc - Campuchia trong tương lai chung".
Trung Quốc là nước viện trợ phát triển hàng đầu cho Campuchia. Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng ở quốc gia Đông Nam Á.
Thủ tướng Hun Sen ban đầu tuyên bố sẽ là người đầu tiên tại Campuchia tiêm vắc xin Covid-19 do Trung Quốc sản xuất, nhưng sau đó nói rằng ông đã 68 tuổi - vượt quá độ tuổi tiêm loại vắc xin này.
Tuy nhiên, ông Hun Sen đã đích thân tới sân bay Phnom Penh để nhận lô vắc xin do Trung Quốc viện trợ và cảm ơn Bắc Kinh vì tặng vắc xin cho Campuchia. Ông cho rằng động thái này cho thấy sự hào phóng của Trung Quốc và điều này sẽ đóng góp vào quan hệ song phương giữa 2 nước.
Đại tướng Hun Manet, con trai cả của Thủ tướng Hun Sen và là Phó tư lệnh Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia, là một trong những người đầu tiên tại nước này tiêm lô vắc xin do Trung Quốc viện trợ. Ngoài Tướng Manet, các con trai của Thủ tướng Hun Sen và các bộ trưởng Bộ Tư pháp, Môi trường trong chính quyền Campuchia cũng tiêm vắc xin Trung Quốc đợt đầu tiên.
Sự hỗ trợ của Trung Quốc
Tính đến nay, hơn 90% số vắc xin mà Campuchia sử dụng là của Trung Quốc, bao gồm 1,7 triệu liều viện trợ tính đến cuối tháng 4 và mua thêm 4 triệu liều từ nhà sản xuất vắc xin Trung Quốc Sinovac. Các loại vắc xin còn lại của Campuchia được nhận từ COVAX - chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu nhằm hỗ trợ các nước nghèo.
"Trung Quốc là nước đầu tiên viện trợ cho Campuchia, họ đã giúp người Campuchia được tiêm chủng với chất lượng tốt", Song Sok Putheara, 19 tuổi, người đang chờ tiêm vắc xin Sinopharm của Trung Quốc, cho biết.
Tuy nhiên, Song cũng nói thêm rằng: "Họ giúp đỡ chúng tôi quá nhiều và quá thường xuyên, giống như họ đang giữ chặt tay và không để chúng tôi đi".
Trung Quốc tăng cường viện trợ và đầu tư vào Campuchia trong bối cảnh mối quan hệ giữa Campuchia và các nước phương Tây căng thẳng trong một số vấn đề, bao gồm nhân quyền.
Campuchia ủng hộ một số lập trường của Trung Quốc, đồng thời tăng cường quan hệ quốc phòng với Bắc Kinh. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia đầu tháng này xác nhận Trung Quốc đã giúp hiện đại hóa và mở rộng căn cứ hải quân Ream của Campuchia.
Tuy vậy, Thủ tướng Hun Sen nhiều lần bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng, Campuchia cho phép Trung Quốc sử dụng cảng của nước này cho mục đích quân sự, cũng như triển khai khí tài quân sự trên lãnh thổ Campuchia.
"Vắc xin đã trở thành một động thái ngoại giao chính trị nhằm thiết lập và gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, trên thế giới và ở Campuchia", ông Pa Chanroeun, chủ tịch Viện Dân chủ Campuchia, cho biết.
Tại những nơi khác ở Đông Nam Á, các khoản viện trợ vắc xin của Trung Quốc không hào phóng như ở Campuchia, nhưng các hợp đồng mua vắc xin của Trung Quốc cũng rất quan trọng ở Indonesia, Thái Lan và Philippines. Phần lớn trong số hàng chục triệu liều vắc xin tại Indonesia do các công ty Trung Quốc sản xuất.
Bà Dewi Fortuna Anwar, chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Viện Khoa học Indonesia, nhận định việc Trung Quốc cung cấp vắc xin trên quy mô lớn đã mở ra nhiều thiện chí. Bà Anwar cho rằng mặc dù chương trình vắc xin của Trung Quốc sẽ không thể xóa bỏ những căng thẳng như trong vấn đề Biển Đông, nhưng nó vẫn tạo ra sự khác biệt.
"Nếu bạn tăng cường hợp tác ở những lĩnh vực ít nhạy cảm về an ninh, sau đó bạn phát triển lòng tin thì điều đó sẽ ngăn chặn được xung đột. Tôi nghĩ đó cũng là trường hợp của Trung Quốc và Indonesia", chuyên gia Anwar nhận định.
Trong khi Trung Quốc triển khai chiến dịch ngoại giao vắc xin, chương trình viện trợ vắc xin của Mỹ cho châu Á cũng đang được tiến hành. Tổng cộng 7 triệu liều vắc xin của Mỹ sẽ được chia sẻ cho một khu vực hơn 2,5 tỷ người, nhưng Campuchia không nằm trong danh sách này.
Thái Lan tiêm hơn 300.000 liều vaccine Covid một ngày Hơn 300.000 liều vaccine Covid-19 đã được Thái Lan tiêm hôm 7/6, ngày đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng đại trà với hy vọng phục hồi kinh tế. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha gọi đây là một ngày lịch sử kể từ khi đại bùng phát tại quốc gia Đông Nam Á này. "Hôm nay đánh dấu đòn phản công của...