Số ca cúm gia cầm tại Nhật Bản tăng lên mức cao kỷ lục
Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản ngày 3/1 cho biết số ca mắc cúm gia cầm tại Nhật Bản đã tăng lên mức cao kỷ lục sau khi các ca mắc mới được xác nhận tại các tỉnh Chiba và Fukuoka.
Công nhân tiêu hủy gia cầm bị nhiễm cúm ở Kobayashi, tỉnh Miyazaki, miền Tây Nam Nhật Bản. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN
Theo bộ này, tính đến ngày 3/1, tổng cộng có 54 ca mắc cúm gia cầm được xác nhận tại 23 tỉnh của Nhật Bản.
Tại một trang trại gia cầm ở tỉnh Chiba, miền Đông Nhật Bản, gần thủ đô Tokyo, 1 ca cúm gia cầm được xác nhận thông qua xét nghiệm gene, khiến khoảng 10.000 con gà tại địa điểm này bị tiêu hủy.
Cúm gia cầm cũng được báo cáo tại một trang trại nuôi đà điểu ở tỉnh Jukuoka phía Tây Nam Nhật Bản, với khoảng 430 con đà điểu bị tiêu hủy.
Ca cúm gia cầm đầu tiên trong mùa này được xác nhận hồi tháng 10/2022, với chủng độc lực cao là H5N1 được phát hiện ở các mẫu của gà mắc bệnh. Kỷ lục trước đó được ghi nhận trong 2 mùa trước, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2020 đến tháng 3/2021, với 52 ca mắc cúm gia cầm được xác nhận tại 18 tỉnh, khiến khoảng 9,9 triệu con gà bị tiêu hủy.
Trong bối cảnh cúm gia cầm lây lan toàn cầu, nguồn gốc bệnh xâm nhập vào Nhật Bản được cho là qua chim di cư.
Nhật Bản áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ổn định nguồn cung dầu khí
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vừa thông qua gói biện pháp khẩn cấp nhằm đảm bảo nguồn cung các nguyên liệu quan trọng như dầu khí và kim loại hiếm trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine đang tác động tiêu cực tới các thị trường nguyên vật liệu toàn cầu.
Bể chứa dầu tại nhà máy khai thác dầu ở Ichihara, tỉnh Chiba, miền đông Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Các biện pháp khẩn cấp này, trong đó có việc yêu cầu các nước sản xuất dầu mỏ tăng sản lượng để chuẩn bị cho khả năng Nga cắt nguồn cung, đã được thông qua tại cuộc họp đầu tiên của Ban chỉ đạo về các chuỗi cung ứng năng lượng và nguyên vật liệu chiến lược thuộc METI ở Tokyo ngày 31/3.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng METI Koichi Hagiuda nói: "Thay vì chỉ tập trung vào diễn biến gần đây, chúng ta cần nỗ lực trên cơ sở quan điểm toàn diện hơn là theo đuổi sự tồn tại của đất nước và ổn định cuộc sống của người dân".
Các quan chức METI kết luận Nhật Bản cần phải hành động nhanh chóng để đảm bảo nguồn cung 7 trong số 20 hàng hóa mà nước này vẫn nhập khẩu từ Nga hoặc Ukraine, trong đó có dầu thô, than đá và than cốc, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), palladium, ferroalloy và các loại khí sử dụng trong sản xuất vật liệu bán dẫn.
METI dự định sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp tăng sản xuất ở trong nước, tìm nguồn cung thay thế và phát triển công nghệ để giảm bớt việc sử dụng các nguyên liệu trên. Bên cạnh đó, thông qua Tập đoàn Dầu khí và Kim loại Quốc gia Nhật Bản (JOGMEC), METI sẽ hỗ trợ các nỗ lực mua cổ phần của các dự án năng lượng và kim loại. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ thành lập các liên minh mới với các đồng minh nhằm tăng cường các chuỗi cung ứng toàn cầu về vật liệu bán dẫn.
Năm ngoái, Nga chiếm 9% khí LNG, 3,6% dầu thô, 13% than đá và 8% than cốc mà Nhật Bản nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, Nhật Bản còn phụ thuộc vào Nga và Ukraine về các loại khí trơ như neon - một loại vật liệu trọng yếu trong sản xuất chip (chiếm 6% trong kim ngạch nhập khẩu). Năm 2020, nhập khẩu palladium, ferrochromium và ferrosilicon từ Nga chiếm tỷ lệ tương ứng 43%, 50% và 33% trong tổng kim ngạch nhập khẩu các nguyên liệu này của Nhật Bản.
Nhật Bản: Siêu bão Nanmadol chuyển thành áp suất thấp ngoại nhiệt đới Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) thông báo sau khi quét qua khu vực Đông Bắc Nhật Bản, vào lúc 9h sáng 20/9, siêu bão Nanmadol đã chuyển thành áp suất thấp ngoại nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Thái Bình Dương. Gió lớn khi bão Nanmadol đổ bộ thành phố Kagoshima, phía nam khu vực Kyushu, miền Tây Nam Nhật...