Số ca cấp cứu khó tìm được bệnh viện ở Nhật Bản tăng kỷ lục
Nhật Bản báo cáo số ca cấp cứu khó tìm được bệnh viện đã tăng cao kỷ lục trong tuần tính đến ngày 14/8, cũng là tuần tăng thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh nước này đang phải đối phó với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Yokohama, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 16/8, số ca cấp cứu như trên trong tuần từ 7 – 14/8 tăng 2% so với tuần trước đó, lên 6.747 ca, trong đó 2.836 bệnh nhân có triệu chứng khó thở và nghi mắc COVID-19. Tuy nhiên số ca nghi mắc COVID-19 giảm 1% so với tuần trước đó.
Tổng số ca cấp cứu thống kê tại 52 sở cứu hỏa gồm cả các ca cấp cứu tại các thủ phủ tỉnh, đã tăng tuần thứ 8 liên tiếp. Trong số này đã bao gồm những ca đội cấp cứu phải hơn 4 lần đề nghị các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân, trong thời gian hơn 30 phút kể từ khi đội cấp cứu đến cho đến khi xe cấp cứu bắt đầu vận chuyển bệnh nhân.
Nhật Bản trao thêm quyền tự chủ cho các địa phương đối phó với COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định cho phép chính quyền của 47 tỉnh, thành tự ban bố các biện pháp tăng cường nhằm phòng chống dịch COVID-19.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Fukuoka, Nhật Bản, ngày 27/7/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới ở nước này đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 230.000 ca/ngày vào ngày 28/7, chủ yếu do sự lây lan mạnh của dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron.
Chính quyền địa phương có thể ban bố các biện pháp tăng cường để chống dịch khi hệ thống y tế trên địa bàn có nguy cơ quá tải, chẳng hạn khi tỷ lệ sử dụng giường dành riêng cho các bệnh nhân COVID-19 vượt ngưỡng 50%. Các biện pháp tăng cường này bao gồm kêu gọi người dân thực hiện các quy định phòng dịch như tiêm vaccine và làm việc từ xa, hoặc có thể đề nghị người cao tuổi và những người có các bệnh nền tránh xa những địa điểm đông người.
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ cử các quan chức tới các địa phương áp dụng các biện pháp trên khi cần để đóng vai trò liên lạc. Ngoài việc trao thêm quyền tự chủ cho các địa phương, theo đài truyền hình NHK, trong cuộc họp ngày 28/7, Thủ tướng Fumio Kishida và các bộ trưởng liên quan trong nội các chia sẻ quan điểm rằng do sự bùng phát của dịch bệnh, ngày càng có nhiều người bị sốt đi khám ở bệnh viện và gánh nặng đối với các cơ sở y tế đang gia tăng nhanh chóng. Do vậy, họ đã nhất trí về sự cần thiết phải ngăn chặn nguy cơ quá tải của các cơ sở y tế trong lúc vẫn duy trì các hoạt động kinh tế - xã hội.
Ngày 28/7, Nhật Bản ghi nhận thêm 233.100 ca nhiễm mới, cao nhất từ trước tới nay, trong đó số ca nhiễm mới ở thủ đô Tokyo lần đầu tiên vượt mức 40.000 ca/ngày (40.406 ca). Trong bối cảnh số ca nhiễm mới liên tục tăng cao, hệ thống y tế ở nhiều địa phương đang có nguy cơ bị quá tải. Theo Ban Thư ký Nội các, tính tới ngày 27/7, tỷ lệ sử dụng giường dành riêng cho các bệnh nhân COVID-19 ở 19 trong tổng số 47 tỉnh, thành đã ở trên mức 50%. Các tỉnh có tỷ lệ sử dụng giường cao nhất là Okinawa (88%), Shizuoka và Kanagawa (đều là 74%).
Cùng ngày, tại cuộc họp trực tiếp đầu tiên trong vòng 3 năm qua của Hiệp hội Thống đốc Quốc gia (NGA), ông Masao Uchibori, Thống đốc Fukushima, đã nhấn mạnh "tầm quan trọng của các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 trong lúc vẫn cân bằng các hoạt động kinh tế-xã hội". Tuy nhiên, theo hãng tin Kyodo, sự lây lan nhanh của virus SARS-CoV-2 đã bắt đầu gây gián đoạn một số hoạt động kinh doanh ở Nhật Bản, chẳng hạn như một số hãng vận tải công cộng đã phải hủy hoặc giảm số lượng chuyến do nhiều nhân viên bị mắc COVID-19.
Bệnh viện duy nhất tại Nhật Bản giúp thai phụ sinh con bí mật Khi tiếng chuông báo vang lên tại bệnh viện Jikei, phía Nam Nhật Bản, các y tá vội chạy ngay đến một ô cửa sổ nhỏ. Nhiệm vụ của họ là níu giữ sinh mệnh cho những đứa trẻ bị bỏ rơi ngay từ khi chào đời. Cửa sổ đón những em bé bị bỏ rơi. Ảnh: AFP Trong 15 năm qua, bệnh...