Snapchat ra mắt tính năng Spotlight sao chép y hệt TikTok
Ứng dụng này cũng sẽ trả tiền cho người sáng tạo video.
Snapchat nổi tiếng là ứng dụng nhắn tin mà nội dung tin nhắn, hình ảnh hoặc video sẽ biến mất sau một thời gian nhất định. Snapchat đã từng rất phổ biến và có thể được coi là một trao lưu lan rộng trong giới trẻ. Nhưng với sự ra đời của TikTok, Snapchat gần như đã bị lãng quên.
Chính vì vậy mà công ty mẹ Snap đã quyết định sẽ cạnh tranh với TikTok, bằng một tính năng mới bên trong ứng dụng Snapchat có tên là Spotlight. Đây thực sự là một phiên bản nhái TikTok bên trong ứng dụng Snapchat, hiển thị các video dọc với thời lượng ngắn và nội dung vui nhộn.
Để thu hút những người sáng tạo nội dung, Snap cho biết họ sẽ sẵn sàng trả tiền cho những video có độ viral cao. Khoản tiền 1 triệu USD sẽ được chia cho những nhà sáng tạo video phổ biến nhất mỗi ngày, từ nay cho đến hết năm 2020.
Không quan trọng rằng người sáng tạo nội dung đó có số lượng theo dõi cao hay thấp, chỉ cần video của họ có nhiều lượt xem nhất trong một ngày, thì họ sẽ kiếm được một khoản tiền lớn trong số 1 triệu USD của Snap. Một video có số lượt xem nhiều nhất trong vài ngày liên tiếp cũng vẫn sẽ được thưởng tương ứng.
Spotlight sẽ có một tab riêng biệt trong ứng dụng Snapchat, sẽ ra mắt tại 11 quốc gia. Khi bấm vào tab Spotlight, các video cũng sẽ được hiển thị tự động theo cách mà Snap nghĩ rằng bạn sẽ thích, dựa trên những nội dung bạn đã xem trong quá khứ.
Điểm khác biệt của Spotlight so với TikTok đó là sẽ không có phần nhận xét công khai, và các tài khoản người dùng sẽ mặc định để ở chế độ riêng tư. Các video của Spotlight cũng sẽ chỉ có độ dài tối đa là 60 giây.
Với Spotlight, Snap rõ ràng đã thừa nhận sự thành công của các video lan truyền trên nền tảng TikTok. Tương tự như sự thừa nhận của Instagram khi ra mắt tính năng Reels vào tháng 8, cũng sao chép y hệt TikTok.
Tuy nhiên, Instagram cho phép người dùng đăng video TikTok của họ lên nền tảng mới. Còn Snap không cho phép làm điều đó, mà khuyến khích người dùng tự sáng tạo nội dung mới. Bên cạnh đó, Snap cũng sẽ ngăn chặn gian lận từ việc đánh cắp video của người khác để kiếm tiền trên nền tảng này.
Vì sao ngày càng nhiều người 'nghiện' TikTok
Ngay khi tò mò muốn hiểu TikTok là gì, bạn đã bị "sập bẫy" bởi những video ngắn, vui nhộn.
Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, con người luôn hiện hữu một nỗi sợ gọi là sợ bị bỏ lại. Điều này đúng cả khi bạn hoạt động trên mạng xã hội. Khi xem tấm ảnh đăng trên Instagram người bạn về một buổi tiệc tùng thú vị, bạn sẽ tự hỏi tại sao mình không có mặt ở đó. Tương tự khi bạn xem một video kỳ lạ có đóng logo TikTok đang rung nhẹ trên nền một bản nhạc hấp dẫn cùng sự xuất hiện của một người bạn chưa từng thấy. Ngay lập tức, não bộ sẽ đặt câu hỏi: Tại sao mình không ở trong "bữa tiệc" thú vị này. Đó là cách TikTok thông báo với thế giới về sự xuất hiện của mình.
TikTok giờ đây đã nổi tiếng toàn cầu, đặc biệt trong giới trẻ. Và ngay cả với những người lớn tuổi hơn, ít nhiều một lần họ từng nghe nói về TikTok. Có thể họ đã tìm ai đó trẻ hơn để hỏi về ứng dụng này. Một người trẻ cố gắng giải thích nhưng thất bại. Họ chỉ có thể lờ mờ khái quát rằng đây là một mạng chia sẻ video mới toanh, hấp dẫn. Và rồi vì tò mò, bạn thử tải về xem nó như thế nào. Xin chúc mừng, bạn đã sập bẫy. Ngay lập tức bạn sẽ ngồi ôm điện thoại cả tiếng và nhấn mình vào "bữa tiệc" giải trí khổng lồ. Tất cả đều miễn phí, không cần tạo tài khoản, đăng nhập hay xác thực email, bạn chẳng mất gì cả ngoài quỹ thời gian quý báu mình đã tự nguyện dâng tặng.
Sự thật về TikTok
Cội nguồn của TikTok là Douyin, ứng dụng sáng tạo video ngắn từng gây choáng váng thị trường Internet Trung Quốc với 100 triệu người dùng sau một năm ra mắt và thu hút 1 tỷ lượt xem video mỗi ngày. Con số mơ ước với tất cả mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Snapchat hay Twitter...
TikTok và Douyin vốn là một nhưng người dùng hai nền tảng này hiếm khi biết đến nhau.
Douyin được thành lập vào tháng 9/2016 bởi công ty ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh. CEO của họ là Zhang Yiming, một thanh niên trẻ tuổi, kín tiếng ít nổi tiếng ngoài Trung Quốc. Một năm sau khi gặt hái được những thành công ngoài mong đợi ở quê nhà, Douyin bước ra thế giới với một tên gọi khác: TikTok.
Nền tảng này ngay lập tức đứng đầu danh sách các ứng dụng được tải nhiều nhất tại Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản và nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Nói cách khác, TikTok là phiên bản quốc tế của Douyin hoặc Douyin là bản nội địa của TikTok. Mặc dù cả hai là một nhưng người dùng của ứng dụng này lại rất ít biết về ứng dụng kia.
Đầu tháng 1/2020, TikTok trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất toàn cầu. Đến tháng 4, ứng dụng này vượt qua YouTube, trở thành nền tảng kiếm tiền tốt nhất thế giới (không tính các game) với doanh thu 78 triệu USD một tháng. Hiện tại, ByteDance được định giá 75 triệu USD và là một trong những startup trị giá nhất thế giới.
Những người chơi đầu tiên
TikTok và Douyin hoạt động trên cơ chế giống nhau. Đây là nơi sáng tạo và chia sẻ các video dọc thay vì vuông như trên Instagram hay Snapchat. Người dùng điều hướng bằng cách cuộn lên xuống thay vì vuốt ngang. Kho nội dung của TikTok dường như vô tận. Bạn có thể lướt đến khi điện thoại hết pin mà các video trên TikTok vẫn còn đầy ắp.
TikTok cũng được ngầm hiểu như một trò đùa trên Internet. Nghĩa là bạn có thể diễn trò kỳ quặc mà không thấy ngượng, vì mọi người đều làm thế. Bảng tin hàng ngày của TikTok dễ gây nghiện khi chứa vô số video ngắn, mang tính giải trí cao mà không tìm được ở chỗ khác. Những người làm nội dung trên TikTok thì nhiều vô số.
Việc này đến từ chính sách "Giúp nhà sáng tạo phát triển". TikTok và Douyin đều coi các nhà sáng tạo nội dung như nhân viên. TikTok cung cấp miễn phí công cụ sản xuất video theo ý muốn người dùng, từ các bộ lọc hình ảnh, kho âm thanh video đến cả "fan".
Tháng 11/2017, ByteDance tổ chức một hội nghị kỷ niệm những nhà sáng tạo nội dung và nói sẽ chi 300 triệu USD để giúp họ tăng lượt theo dõi, tạo doanh thu. Công ty mẹ của TikTok hiểu rằng những người chơi đầu tiên sẽ quyết định toàn bộ quỹ đạo của sản phẩm.
Và khi ra ngoài Trung Quốc, họ cũng linh hoạt áp dụng chính sách này ở từng thị trường thay vì theo quy tắc cứng nhắc như các mạng xã hội của Thung lũng Silicon.
Ví dụ ở Việt Nam, TikTok đã hợp tác cùng VDCA - Hội Truyền thông số Việt Nam để thành lập CLB Nhà sáng tạo nội dung; Hợp tác cùng MCN - các mạng lưới đa kênh để tạo thêm cơ hội cho các nhà sáng tạo. Tại Nhật Bản, họ hợp tác với các công ty quản lý nghệ sĩ lớn để tăng nhận diện thông qua loạt video đăng trên YouTube và Instagram nhưng gắn nhãn Tik Tok - hình một nốt nhạc
Tương tự tại các thị trường Âu - Mỹ, TikTok cũng chọn những "ngôi sao" mạng xã hội để sản xuất nội dung, họ thậm chí còn tìm đến các trường đào tạo nghệ thuật, tuyển dụng các nghệ sĩ trẻ đẹp và giúp họ tăng lượt theo dõi.
Kinh tế học gọi đây là hiệu ứng chim mồi.
Điều Snapchat, Facebook và Instagram không làm được
AI là thế mạnh của ByteDance, từ những năm 2012. Họ đã tạo ra ứng dụng tổng hợp tin tức tên là Toutiao. Toàn bộ nội dung sẽ được tìm kiếm, đề xuất bằng trí tuệ nhân tạo mà không cần bất kỳ phóng viên, biên tập viên nào. Tận dụng thế mạnh đó, AI cũng được áp dụng triệt để vào các video TikTok.
Khác Snapchat, Instagram và Facebook, nội dung đầu tiên bạn thấy khi mở ứng dụng sẽ nằm trong mục "dành cho bạn". Đó là những gợi ý hoàn toàn ngẫu nhiên từ những người xa lạ thay vì những bài viết từ bạn bè hoặc người bạn nhấn theo dõi. Và chỉ cần bạn lướt vài video, AI của TikTok sẽ phân tích, xử lý dữ liệu xem đâu là nội dung bạn yêu thích và gợi ý các video sau một cách chính xác đến khó tin. Đây là khác biệt lớn nhất của mạng xã hội này và cũng là một trong những bí mật giúp họ giữ chân người dùng ngay từ những trải nghiệm đầu tiên.
Trong khi tin giả lan truyền khắp các mạng xã hội thì TikTok lại nổi lên như một công cụ hữu hiệu để chống lại Covid-19.
Hashtag cũng đóng vai trò quan trọng đáng kinh ngạc trong sự thành công của TikTok. Twitter kỳ vọng người dùng có thể tập trung quanh các hashtag và từ đó ứng dụng sẽ thống kê các bài đăng có cùng từ khóa. Nó hoạt động như một cây thư mục lưu trữ. Nhưng trên TikTok, hashtag mang ý nghĩa khác hẳn. Nó không dành để nói về tin tức hoặc xu hướng mà dùng để chỉ các thử thách, trò đùa hoặc thậm chí là một chiến dịch.
Người dùng ngây thơ
Một mặt TikTok tỏ ra vô hại, nó sẽ chỉ làm những gì bạn bảo nó làm. Những mặt khác, nó luôn theo dõi, phân tích từng hành vi của bạn. Khác với Facebook, Instagram, YouTube hay Snapchat, TikTok hoạt động như một cỗ máy thực thụ với độ chính xác hoàn hoàn. Xét theo khía cạnh này, nó thật sự là cỗ máy đến từ tương lai vì nó luôn biết chính xác, nội dung tiếp theo bạn sẽ xem là gì để phục vụ. Cứ như thế, bạn có thể ngồi hàng giờ bên TikTok mà không thấy chán.
Trong khi bạn đang hoài nghi về một gợi ý nội dung trên YouTube rằng có phải Google đã lén theo dõi mình. Hay khi Twitter, Facebook còn đang tranh cãi về việc kiểm duyệt, gắn nhãn nội dung cho bài viết của người dùng thì đây đúng là lúc bạn nên lướt TikTok "một chút" để giải trí. Mạng xã hội này trông có vẻ đơn giản, ngờ nghệch, bớt nghiêm túc. Và với một số người, TikTok có vẻ thiện lành.
Sự lớn mạnh của TikTok không chỉ là nỗi lo của các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Snapchat mà còn khiến chính phủ nhiều nước phải e dè.
Khi bạn thấy mọi thứ trên TikTok đều vui vẻ, vô hại và không cần đề phòng, bạn nghĩ đây đúng là nơi giải trí tuyệt vời, không cần có những quy tắc, ràng buộc thì bạn đã nhầm. Việc đầu tiên TikTok làm khi tham gia vào các thị trường là xây dựng đội ngũ kiểm duyệt nội dung hùng hậu.
Tại Việt Nam, TikTok có một động ngũ đông đảo, làm việc xoay ca mỗi ngày với nhiều lớp kiểm duyệt khác nhau. Trong đó, một lớp kiểm duyệt bằng máy và 2 lớp kiểm duyệt thủ công. "Nguyên tắc cộng đồng của chúng tôi rất chặt chẽ. Những gì khi lên TikTok đều được kiểm duyệt để tránh những nội dung không phù hợp", bà Hoàng Diễm, Giám đốc Marketing của TikTok Việt Nam chia sẻ, trong sự kiện TikTok Trends.
TikTok đang làm thay đổi cách con người sử dụng mạng xã hội. Với người dùng phổ thông, đây như một kênh giải trí với kho nội dung vô hạn, thậm chí có thể kiếm được tiền. Với các nhãn hàng, công ty tiếp thị, TikTok là công cụ tiếp cận khách hàng hiệu quả bậc nhất. Với các gã khổng lồ như Facebook, Snapchat, Instagram, ứng dụng này là thế lực mới nổi không thể coi thường. Nhưng với các chính khách, đặc biệt chính quyền tổng thống Trump và nhiều quốc gia châu Âu, TikTok là một mối nguy hại, vì nguồn gốc của nó liên quan trực tiếp đến Trung Quốc và khó có thể chấp nhận rằng TikTok và Douyin chẳng liên quan đến nhau.
10 thứ có thể làm trong macOS Big Sur mà trước đây không hề có Bản cập nhật macOS Big Sur mang đến một loạt các tính năng mới cũng như cải tiến đáng kể về mặt giao diện, đây là 10 tính năng hay ho nhất cho phép bạn làm được nhiều việc hơn với máy Mac của mình. 1. Giao diện mới cho Music Mở ứng dụng Music trong macOS Big Sur và bạn sẽ thấy...