Smartphone riêng của Qualcomm sẽ không ra mắt
Bất chấp những lời đồn đoán, có vẻ như chúng ta sẽ không thể trải nghiệm smartphone được Qualcomm xuất xưởng.
Bạn sẽ không thể trải nghiệm điện thoại thông minh được ra lò từ thương hiệu Qualcomm hoặc Snapdragon trong thời gian sắp tới, vì đích thân chủ tịch công ty, Cristiano Amon đã xác nhận với TechRadar rằng hãng không có kế hoạch tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thiết bị cầm tay.
Phát biểu tại Snapdragon Summit 2020, nơi chiếc flagship Snapdragon 888 mới ra mắt – Amon đã trả lời trực tiếp câu hỏi về các báo cáo từ tháng 10 rằng công ty đang hợp tác với Asus để bắt tay sản xuất smartphone.
/”We have built different reference designs and that’s what we’ll continue to do,” Amon explained, with these devices purely used to show off what the company’s new technology can do – they are never destined for the open market.
“We won’t change the business model”/
/”Chúng tôi đã xây dựng các thiết kế tham chiếu khác nhau và đó là những gì chúng tôi sẽ tiếp tục làm,” Amon giải thích, với những thiết bị này, chúng hoàn toàn được sử dụng để cho thấy những gì công nghệ mới của công ty có phát triển, chứ không bao giờ dành cho thị trường mở.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ không thay đổi mô hình kinh doanh”/
Công ty đã trải nghiệm một số thiết bị tham chiếu của Qualcomm trong nhiều năm và chúng thường không được xây dựng theo tiêu chuẩn mà người tiêu dùng mong đợi từ điện thoại thông minh. Vậy là thông tin cho smartphone Qualcomm đã bị bác bỏ, và chúng ta sẽ chỉ còn đổ dồn sự tập trung vào các mẫu flagship sẽ sử dụng chipset Snapdragon 888 mới vào năm 2021.
Một thập kỷ bứt phá vào danh sách Fortune 500 của Xiaomi
Nhờ chiến lược kinh doanh khác biệt suốt thập kỷ qua, Xiaomi đã bứt tốc để trở thành thương hiệu smartphone lớn toàn cầu, sở hữu hệ sinh thái hơn 2.000 loại thiết bị IoT.
Từ khi thành lập vào năm 2010, báo cáo kinh doanh thường niên của Xiaomi với doanh số tăng trưởng luôn khiến giới công nghệ bất ngờ. Trong lễ kỷ niệm 10 năm sinh nhật vừa qua, người đứng đầu Xiaomi đã chia sẻ cởi mở về những mốc son thăng trầm khi hãng còn là startup công nghệ. Sau tất cả, Xiaomi thẳng tiến vào danh sách Fortune 500, trở thành tân binh đáng gờm trong bảng xếp hạng toàn cầu này.
Chiến lược kinh doanh lõi kép "Smartphone AioT"
Năm 2010, flagship được xem như thứ phụ kiện xa xỉ. Với đội ngũ sáng lập gồm 8 chuyên gia công nghệ và thiết kế kỳ cựu trong làng số hóa, không khó để Xiaomi tạo ra các mẫu smartphone cấu hình mạnh với vẻ ngoài thời thượng. Song, mức giá hãng đưa ra lại rất hợp túi tiền, thay đổi quan niệm điện thoại giá phải chăng đi kèm chất lượng hạn chế.
Chiến lược kinh doanh lõi kép khác biệt - lấy smartphone và AioT làm cốt lõi - đã theo chân Xiaomi từ ngày khởi nghiệp đến nay. Hãng liên tục đưa các công nghệ mới nhất vào điện thoại với mức giá mềm.
Năm 2012, người dùng ngỡ ngàng khi cầm trên tay chiếc Mi2 chạy chip Snapdragon S4 Pro lõi tứ của Qualcomm. 10 triệu máy nhanh chóng được bán ra. Năm sau, các tín đồ công nghệ lại đón Mi3 trang bị Snapdragon 800 lõi tứ 2,3 GHz. Và mới đây, hãng tung loạt smartphone 5G với mức giá đẹp: Redmi K30 5G chưa đến 300 USD hay "sát thủ" Mi 10 Lite 5G từ 349 euro.
Chiến lược kinh doanh lõi kép của Xiaomi đã chứng minh hiệu quả.
Thời điểm chập chững bước vào thị trường di động đầy cạnh tranh, Xiaomi từng bị 85 nhà cung cấp linh kiện hàng đầu thế giới từ chối hợp tác. Gần 1.000 buổi gặp gỡ để thể hiện cam kết hợp tác, Xiaomi và hệ điều hành MIUI mới nhận được những cái gật đầu tiên. Đến năm 2014, Xiaomi đã trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới (theo IDC). Trong đại dịch, Xiaomi vẫn giữ được mức tăng trưởng dẫn đầu thị trường smartphone toàn cầu (theo Canalys).
Làm mọi thứ để tạo ra chiếc điện thoại tốt với hệ điều hành riêng, Xiaomi phóng tầm nhìn xa hơn thế. Không chỉ là công ty sản xuất smartphone, Xiaomi còn xây dựng nền tảng thiết bị AioT rộng lớn. Chiếc smart TV Android 47 inch 3D lần đầu được hãng trình làng năm 2013 đã mở đầu cho kỷ nguyên "Smart home" với hệ sinh thái hơn 2.000 loại sản phẩm Xiaomi ngày nay.
Dải sản phẩm của Xiaomi rất đa dạng, từ chiếc bóng đèn thông minh thắp sáng ngôi nhà đến nồi cơm điện, tủ lạnh, tivi, điều hòa, bơm ôtô, máy lọc không khí, robot hút bụi... đều kết nối Internet. Tính đến hết quý I, số lượng thiết bị IoT (không kể smartphone và laptop) kết nối với nền tảng IoT của Xiaomi đã vượt quá 252 triệu đơn vị, lớn nhất toàn cầu theo iResearch.
Mới đây, Xiaomi tuyên bố sẽ đầu tư thêm 50 tỷ nhân dân tệ vào phát triển 5G và AIoT như một phần của chiến lược lõi kép, để nâng gấp đôi vị thế của hãng trong lĩnh vực mạng 5G, trí thông minh nhân tạo (AI) và vạn vật kết nối (IoT) trong tương lai. Hiện, mỗi tháng có 70,5 triệu người dùng trợ lý ảo Xiaomi AI, 40 triệu người dùng ứng dụng Mi Home, hơn 4,6 triệu người dùng sở hữu trên 5 thiết bị IoT của Xiaomi (không kể smartphone và laptop).
Mô hình kinh doanh kiềng 3 chân "Triathlon"
Cả thập kỷ làm di động, Xiaomi cũng có lúc thăng trầm. Đợt suy thoái đầu tiên năm 2016 khiến hãng tụt dốc, tưởng khó có thể hồi phục. Thế nhưng, Xiaomi đã có cú lội ngược dòng ngoạn mục, chuyển bại thành thắng bằng mô hình kinh doanh "Triathlon Business Model". Phần cứng, kênh bán hàng mới, dịch vụ Internet là 3 chân kiềng tạo nên thế đứng vững trãi của mô hình này.
Các thiết bị phần cứng liên tục được Xiaomi cải tiến tính năng và thiết kế, nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, thành công của Xiaomi không chỉ đến từ chất lượng phần cứng tốt, mà còn đến từ cách tiếp cận thị trường "lạ".
Cách đây 8 năm, khi thương mại điện tử còn mới mẻ, Xiaomi đã bán điện thoại trực tiếp thông qua Sina Weibo - blog lớn nhất Trung Quốc với 400 triệu thành viên. Những mẫu smartphone cao cấp với giá bán chỉ nhỉnh hơn chi phí sản xuất, không đội phí quảng cáo hay hoa hồng đại lý... nhanh chóng được đón nhận. Kết quả, 50.000 chiếc đã bán hết trong 5 phút, 1,3 triệu đơn đặt hàng phải chờ. Ngày nay, Xiaomi vẫn chú trọng vào kênh bán hàng trực tuyến, mở rộng thêm hàng nghìn cửa hàng Mi Store để người dùng 90 quốc gia có thêm không gian trải nghiệm sản phẩm.
Xiaomi đã tạo dựng được vị thế nhờ 3 chân kiềng vững chắc.
Xiaomi tiết lộ lợi nhuận hãng kiếm được chủ yếu thông qua mảng dịch vụ Internet. Ai cũng nghĩ Xiaomi là tên một hãng điện thoại mà không biết đây còn là công ty Internet tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu (theo iResearch). Cũng ít ai biết, từ "Mi" trên logo hãng là viết tắt của thế mạnh Mobile Internet. Doanh thu các dịch vụ Internet TV, Internet ở nước ngoài, thương mại điện tử Youpin, Fintech, game trực tuyến, quảng cáo... năm nào cũng tăng trưởng 2 con số. Năm 2019, Xiaomi góp mặt trong danh sách Fortune 500 toàn cầu ở vị trí 468, và đạt vị trí số 7 trong lĩnh vực dịch vụ Internet và bán lẻ.
Dịch vụ Internet hoàn thiện phần cuối cùng của mô hình kinh doanh khép kín Triathlon. Một thập kỷ bứt tốc từ "hiện tượng công nghệ" đến Fortune 500 của Xiaomi không thể thiếu chiến lược kinh doanh khác biệt này. 10 năm chưa phải là dài, song khó có hãng công nghệ nào đem trọn vẹn cả phần cứng, phần mềm lẫn dịch vụ kết nối vào cuộc sống như Xiaomi. Giới công nghệ đủ niềm tin để chờ mong Xiaomi cất cánh xa hơn trong 10 năm nữa.
Huawei và Honor có thể sử dụng Snapdragon 888 không? Lệnh cấm từ Mỹ vẫn chưa bị gỡ bỏ vậy smartphone của Huawei và Honor có thể sử dụng Snapdragon 888 không? Những bất ổn liên quan đến Huawei và Honor trên thị trường smartphone vẫn còn hiện hữu bất kể Honor đã không còn bất kỳ mối quan hệ nào với Huawei sau khi được bán cho một liên doanh mới thành...