Situationship – Một kiểu quan hệ rất nhiều người đang “mắc kẹt” nhưng không hề hay biết, có gì “vui” để nó trở thành xu hướng?
“Tôi chưa từng chính thức yêu 1 ai nhưng tôi đã ở trong kiểu quan hệ mập mờ với khá nhiều người”, 1 tâm sự của cô gái trẻ trên diễn đàn mạng khiến nhiều người sửng sốt.
Situationship (trên mức tình bạn dưới tình yêu) là khái niệm chỉ những mối quan hệ mập mờ. Hai người trong mối quan hệ này có thể có tình cảm với nhau, nhưng nhiều thứ (khách quan hoặc chủ quan) cản trở họ tiến thêm bước nữa tới 1 mối quan hệ chính thức nghiêm túc.
Ít hơn một mối quan hệ nhưng không phải một cuộc gặp gỡ tình cờ, sự mập mờ đề cập đến một mối quan hệ cũng lãng mạn, ngọt ngào nhưng vẫn chưa xác định rõ.
Nhà trị liệu tâm lý Jonathan Alpert giải thích: “Situationship là khoảng trống giữa một mối quan hệ cam kết và một thứ còn hơn cả tình bạn. Không giống như FWB hoặc mối quan hệ không có sự đồng thuận khác”.
Tại sao Situationship đang trở thành một xu hướng hiện nay?
“Về mặt văn hóa, kỳ vọng của chúng ta về các mối quan hệ đã thay đổi. Mọi người kết hôn muộn hơn, nhiều người háo hức khám phá các mối quan hệ ít bị chịu áp lực và phải cam kết, ràng buộc. Vì những người trẻ ưu tiên phát triển bản thân và tôn sùng sự tự do”, Harouni Lurie – một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình được cấp phép hành nghề tại California nhận định.
Ảnh minh họa
Một mặt, kiểu quan hệ này loại bỏ áp lực đặt ra các thông số truyền thống ( tìm hiểu, hẹn hò, ra mắt, kết hôn…) miễn là cả hai bên đều có thể “để ngỏ” mọi thứ.
Mặt khác, việc “không biết mình là gì của nhau” đôi lúc lại có sự hạn chế, nhất là khi đối phương muốn cam kết nhiều hơn sự thống nhất ban đầu. Alpert nói: “Sự mơ hồ này thường khiến người ta cảm thấy không chắc chắn, lo lắng, thất vọng, oán giận, bất lực và thậm chí là trầm cảm.
Ưu và nhược điểm của mối quan hệ Situationship là gì?
Video đang HOT
Bạn đã gặp một người khá thú vị và mọi thứ dường như đang diễn ra tốt đẹp. Nhưng dù bạn chỉ mới hẹn hò một vài buổi, việc tự hỏi mọi chuyện sẽ tiến triển đến đâu vẫn khiến bạn thao thức.
Ưu điểm
Đó là một vấn đề phổ biến – một vấn đề mà Travis McNulty, nhà trị liệu ở Florida nói rằng: “Phần lớn khách hàng của tôi tập trung vào một mối quan hệ mới như là tâm điểm của cuộc đời họ. Điều này khiến màn đặt cược tạo ra nhiều đêm mất ngủ và áp lực quá mức”.
Bỏ những câu hỏi lờ mờ ra khỏi đầu có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm giác thực sự của mình. McNulty nói: “Situationship làm giảm bớt áp lực truyền thống liên quan đến việc bắt đầu một mối quan hệ. Sự giảm bớt lo lắng và kỳ vọng này có thể giúp một cặp đôi xích lại gần nhau hơn”.
Nhược điểm
Mặc dù các chuyên gia nói rằng các mối quan hệ kiểu mập mờ có những lợi ích tạm thời nhưng chúng có thể nhanh chóng chuyển sang có hại nếu đối tác bắt đầu muốn nhiều hơn. Có nghĩa, khi cả hai người không đồng nhất về bản chất của Situationship, hờn giận và ghen tuông có thể nảy sinh theo thời gian.
Chưa kể, dịch chuyển từ một mối quan hệ mập mờ dẫn đến những cảm xúc hẫng hụt không được giải quyết triệt để. Cảm giác hối tiếc sâu sắc có thể đến từ việc bạn đã dành thời gian (vài tháng thậm chí vài năm) cho một mối quan hệ mập mờ nhưng không đi đến kết quả.
Bạn có đang ở trong một mối quan hệ mập mờ?
Trong 1 kịch bản, các cuộc gặp gỡ lẻ tẻ là một phần của bối cảnh. Nhưng các mối quan hệ mập mờ nhìn chung sẽ không nhất quán và không ổn định. Một số dấu hiệu khác bao gồm:
Ảnh minh họa
- Không có kế hoạch, các kết nối thường ngẫu hứng và dựa trên quan hệ thể xác là chính.
- Các cuộc trò chuyện có xu hướng hời hợt và thường mang hơi hướng tình dục. 2 người có thể tồn tại trong mối quan hệ Situationship trong nhiều năm mà không cần thực sự hiểu nhau, đa phần quan tâm đến vấn đề thể xác.
- Bạn chưa gặp bạn bè hoặc thành viên gia đình đối phương. Mối quan hệ không bao giờ tiến triển sau khi hai người dành thời gian bên nhau, bạn không nằm trong danh sách khách mời khi gia đình người ấy có sự kiện.
- Không có cuộc nói chuyện về những kế hoạch tương lai, bạn không nằm trong những dự định lâu dài của họ hoặc có nhưng rất mơ hồ.
Phải làm gì nếu bạn đang ở trong mối quan hệ mập mờ?
Thông thường, Situationship bắt đầu do một hoặc cả hai bên không chắc liệu họ có muốn điều gì xa hơn như hôn nhân hay quan hệ nghiêm túc. Hoặc do họ thiếu các lựa chọn tốt hơn. Trong một số trường hợp, việc cảm thấy cô đơn hay nói cách khác là “lấp đầy khoảng trống” khiến người ta quyết “sắm” cho mình 1 mối quan hệ mập mờ.
Vì vậy, trước khi quyết định việc gì, hãy tự hỏi bản thân một cách trung thực: Đối phương có phải là người mà bạn thực sự muốn gắn bó không?
Nếu người đó khiến bạn tin vào 1 tình yêu đích thực, hãy trò chuyện, chia sẻ cùng nhau, nói rõ những quan điểm và suy nghĩ, mong muốn của bạn. Situationship chỉ nên ở giai đoạn tìm hiểu, đừng để nó kéo dài quá lâu.
Và nếu người đó không thích nghi với việc chuyển dịch từ mập mờ sang rõ nét thì hãy cân nhắc hướng xử lý mà không đổ lỗi hoặc phán xét nhau.
Cứ tưởng chồng chăm lo cho sức khỏe của vợ, hóa ra anh có âm mưu ghê gớm thế này đây!
Trước đây chính anh không chịu dùng bao cao su, khuyên tôi uống thuốc. Giờ anh thay đổi, biết nghĩ cho vợ khiến tôi mừng lắm.
Vợ chồng tôi kết hôn 7 năm, sinh được 2 bé, trai gái đủ cả rồi. Do kinh tế không mấy dư dả nên chúng tôi quyết định sẽ không sinh thêm con. Bởi vậy tôi vẫn uống thuốc tránh thai hàng ngày trong suốt thời gian qua.
Mới đây chồng đột ngột bảo uống thuốc tránh thai không có lợi cho sức khỏe phụ nữ, anh dặn tôi ngừng uống. Anh sẽ sử dụng biện pháp khác là bao cao su. Trước đây chính anh không chịu dùng, khuyên tôi uống thuốc. Giờ anh thay đổi, biết nghĩ cho vợ khiến tôi mừng lắm.
Ai ngờ hạnh phúc chưa được bao lâu thì tôi tình cờ nghe được anh và mẹ nói chuyện với nhau.
"Hơn 2 tháng rồi, sao chưa có tin gì vậy?", mẹ chồng hỏi.
"Vừa ngừng thuốc xong làm sao đã có lại được ngay, theo con tìm hiểu thì đợi vài tháng hãy mang thai thì tốt hơn", chồng tôi trả lời.
Tôi quá sốc. Nghĩa là hai người ấy đang mong ngóng tôi sinh con tiếp? Tại sao lại như vậy? Rõ ràng tôi và anh đã thống nhất không sinh đứa thứ 3 cơ mà!
Khi kế hoạch bị vỡ lở, nhà chồng bắt đầu công khai gây sức ép với tôi. (Ảnh minh họa)
Sau đó dưới sự chất vấn của tôi, chồng thở dài bảo sẽ không giấu nữa. Họ muốn tôi sinh đứa thứ ba rồi đem cho em gái chồng nuôi! Em ấy kết hôn 5 năm rồi nhưng em rể bị vô sinh. Em chồng không muốn ly hôn song vẫn mong có con.
"Con mình cũng là cháu em ấy, nó sẽ chăm sóc tốt, đều là người nhà cả, ai nuôi mà chẳng thế. Có phải đem cho người ngoài đâu mà sợ! Làm phúc cho vợ chồng nó, em ấy sẽ mang ơn anh chị cả đời", chồng tôi biện minh như vậy khi vợ trách móc.
Kế hoạch bị vỡ lở, nhà chồng bắt đầu công khai gây sức ép với tôi. Cứ cái đà này nếu tôi không đồng ý thì sợ rằng sẽ chẳng thể sống yên được. Tôi đau khổ quá, sao mình lại rơi vào cảnh oái oăm thế này? Tôi sẽ không bao giờ đưa con mình sinh ra cho người khác chăm. Nhưng phải làm sao để nhà chồng tôi từ bỏ ý định?
(Xin giấu tên)
9 lý do các cặp đôi sống thử trước khi kết hôn lại có cuộc hôn nhân bền vững Ngày nay, việc dọn về ở chung trước hôn nhân ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều người phản đối lối sống này nhưng lại không biết rằng nó lại có tác dụng rất tốt, đặc biệt là giúp cuộc hôn nhân bền vững hơn. Theo nghiên cứu, có đến 66% các cặp vợ chồng Mỹ sống thử trước khi tiến tới hôn...