Sinh viên với “độc chiêu” gian lận xấu xí trong mùa thi
Tháng sáu mùa thi, từ thư viện cho đến ký túc xá, các khu nhà trọ, sinh viên “chính trực” đua nhau chong đèn “dùi mài kinh sử”. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít những kẻ siêu lười, thay vì học lại nghĩ ra muôn chiêu gian lận.
Từ những ngày “rảnh rỗi”
Ở hầu hết các trường cao đẳng, đại học việc học diễn ra khá nhàn, mỗi ngày học một buổi, mỗi tuần học 5 ngày. Thứ Bảy, Chủ Nhật nghỉ, cộng thêm “chính sách” chỉ thi cuối kỳ sớm biến thành lý do “chính đáng” khiến sinh viên… chơi dài.
Chỉ một bộ phận nhỏ sinh viên ý thức cao với việc học, tranh thủ những ngày rảnh rỗi lên thư viện tự tìm tòi kiến thức. Những sinh viên này thường thông minh, có kiến thức tốt, nhưng lại hay trở thành “kẻ thù chung” của lớp vì những câu “thắc mắc này, thắc mắc nọ” cản trở đến thời gian tan trường.
Độc chiêu gian lận xấu xí mùa thi cử
Video đang HOT
Việc sắm tài liệu thì quá đơn giản, chỉ vài bước chân ra các hiệu photo trước cổng trường có thể mua đủ các loại phao, 5 nghìn/môn, tha hồ chọn.
“Cả lớp rủ nhau mua “phao” giống nhau nên cũng tiện. Khi thầy cô phát đề những đứa ngồi dưới thường tranh thủ giở rồi thông báo số trang cho cả lớp. Những đứa khác khỏi mất công tìm, tranh thủ lúc giám thị viết đề thi lên bảng giở “phao”, xé những trang cần thiết nhét vào một túi khác, rồi chờ thời cơ thuận lợi là chép ngay”- Ngân nói
Theo BĐVN
Bạn biết gì về đề mở?
"Các em thích thi đề đóng hay đề mở?" Có bao giờ giáo viên của bạn hỏi bạn câu hỏi này trước khi một kỳ thi diễn ra?
"Đề mở" là dạng đề mang tính gợi mở, kích thích khả năng tư duy. Nhưng đối với đa số teen mình, nhắc đến "đề mở" thì sẽ nghĩ ngay đến là: Được phép đem tài liệu vào phòng thi, được phép mở tài liệu để làm bài thi mà không bị giám thị..."bắt"! Từ đây bạn có thể suy ra nghĩa của "đề đóng" là như thế nào rồi ha.
"Đề đóng" là đề khi đi thi bạn không được phép mang một bất cứ tài liệu nào vào phòng thi. Hầu hết các kì thi hay kiểm tra ở các trường phổ thông hiện nay vẫn áp dụng hình thức "đề đóng" là chủ yếu, tuy nhiên "đề mở" cũng đang ngày càng được áp dụng phổ biến hơn, đặc biệt là trong các trường cao đẳng, đại học.
"Đề mở" có thuận lợi gì?
Với "đề mở", teen sẽ không phải tốn nhiều thời gian cho việc ngồi nhai đi nhai lại một khối lượng kiến thức vừa khổng lồ vừa khó nuốt. Đặc biệt là với những công thức toán học dài dòng, phức tạp; những mốc sự kiện, thời gian lịch sử không thể hình dung ra nổi cách nào để nhớ. Những vấn đề mà chỉ có "sách vở mới hiểu ta" cũng dễ dàng được giải quyết...Thay vào đó, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để dành cho những việc khác quan trọng hơn, ý nghĩa hơn.
Với "đề mở", ai cũng có thể làm được bài thi dù cho bạn có học bài hay không. Một điều khó có thể xảy ra trong"đề đóng" . Điều quan trọng là bạn sẽ nhận được điểm cao hay thấp mà thôi.
Cũng vì thế mà nhiều teen rất thích thi đề mở.
Nhưng cũng không phải là không có bất lợi...
Bởi vì, chuyện đâu phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy. "Đề mở" thông thường không có đề cương ôn, câu hỏi ôn tập chung sau khi kết thúc môn mà phải ôn hết từ đầu đến cuối. Do đó, bạn sẽ khó hình dung được phần nào giáo viên cho là quan trọng hay không quan trọng và bạn khó có thể đón trước được giáo viên sẽ hỏi gì, cho gì.
Ngoài ra "đề mở" đồng nghĩa với việc tâm lý chung của teen là đi thi mà được mang tài liệu vào phòng thi thì cần gì phải ôn bài, cần gì phải học bài cho kỹ (Nếu bạn đang nghĩ vậy thì bạn đã ăn phải một quả nhầm cực lớn). Nhiều bạn ỷ y không thèm đọc tới một chữ trong sách, trong vở hoặc không nghe giảng khi lên lớp hoặc không ghi chép đầy đủ, do đó có thể bỏ qua rất nhiều điểm quan trọng mà trong quá trình giảng giáo viên thường nhấn mạnh, đòi hỏi sinh viên cần lưu ý. Và tới lúc đi thi thì lại chỉ liếc mắt đọc sơ sơ cho có lệ, không cần phải nhớ chi cho mệt.
Hậu quả là, khi vào phòng thi, cầm cái đề đọc đi đọc lại không dưới chục lần mà vẫn không biết nội dung câu hỏi đó nằm ở đâu, có hay không có trong mớ tài liệu mình mang theo.
Kết quả là điểm không như mong muốn hay thậm chí bị rớt môn do không đạt điểm yêu cầu, rồi phải thi lại, học lại. Thêm vào đó, vô tình chung teen sẽ tự tạo cho mình những lỗ hổng về kiến thức và không đảm bảo được đủ lượng kiến thức đọng lại như yêu cầu của chương trình học, cần thiết cho quá trình thi tốt nghiệp, đi làm sau này vì "chỉ cần mở sách, vở ra là làm được cần gì học cho mệt". Dĩ nhiên là bạn có thể học lại nhưng như vậy thì tốn rất nhiều thời gian, chưa kể tới tiền chi cho học phí.
"Đề mở" thực sự có những ưu điểm hơn so với "đề đóng" và nhiều khi cũng giúp teen rất nhiều khi tránh được tình trạng học thuộc lòng ra rả trước mỗi kì thi. Nhưng để "đề mở" có ích và bạn đạt được kết quả cao thì quan trọng vẫn là bạn cần có sự chuẩn bị, ôn tập nghiêm túc trước khi thi và cũng đừng ỷ lại quá nhiều vào việc mở tài liệu.
Theo PLXH
Dự thảo Luật Giáo dục đại học: Sinh viên có thể học đại học trong 1,5 năm Ngày 19/3, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Luật Giáo dục đại học để xin ý kiến đóng góp của mọi đối tượng. Theo đó, thời gian đào tạo đại học được thực hiện từ một năm rưỡi đến sáu năm học. Luật này áp dụng đối với trương cao đăng, trương đai hoc, hoc viên, đai hoc, viên nghiên cưu khoa hoc...