Sinh viên VinUni chia sẻ hành trình ‘thay đổi bản thân, thay đổi thế giới’
Thế Long, Tuấn Minh, Diễm Quỳnh là ba sinh viên xuất sắc, đại diện cho trường VinUni chia sẻ về hành trình ‘ thay đổi bản thân, thay đổi thế giới’ trong năm học qua.
Đại học VinUni vừa tổ chức khai giảng năm học mới 2022 -2023 và đón nhận chứng nhận tiêu chuẩn QS 4 sao toàn diện trong đó có bảy tiêu chí QS 5 sao.
Khác với những buổi khai giảng thông thường, Đại học VinUni rút gọn các hoạt động phát biểu lãnh đạo nhà trường, đánh trống khai trường, chú trọng cho sinh viên chia sẻ những thành tích, kinh nghiệm tích luỹ trong dịp nghỉ hè và cả năm học trước đó.
Hành trình thay đổi thế giới
Tại buổi khai giảng, đại diện sinh viên 3 mảng lĩnh vực: khởi nghiệp, hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học chia sẻ câu chuyện của bản thân, những trải nghiệm trên “hành trình thay đổi bản thân, thay đổi thế giới”.
Sinh viên Dương Thế Long chia sẻ trải nghiệm bản thân.
Ở lĩnh vực khởi nghiệp, Dương Thế Long, sinh viên Viện Kinh doanh quản trị chia sẻ về trải nghiệm khi được thực tập tại một tập đoàn top đầu thế giới. Trước khi vào học tại VinUni, Long là sinh viên trường đại học khác và từng khởi nghiệp với một công ty có vài chục nhân sự, doanh thu cao điểm đạt 200 – 300 triệu đồng/tháng.
Dịp hè vừa qua, nhờ sự kết nối của VinUni, Long được thực tập vị trí tư vấn công nghệ tại Công ty tư vấn EY – tập đoàn được Fortune bình chọn là 1 trong 100 đơn vị có môi trường làm việc tốt nhất thế giới. “Vào EY, em có định nghĩa mới về năng suất lao động. Dường như ai cũng làm việc gấp 3 so với công ty cũ của em. Công ty không quy định bắt buộc giờ làm, tuy nhiên dường như ai cũng có lịch làm việc và họp hành dày đặc. Nhiều chuyên viên chỉ rời văn phòng lúc 9h tối để hoàn thành công việc tốt nhất”, Long nói.
Qua lần thực tập này, Long thêm cách nhìn mới về vấn đề quản trị, đúc kết thêm nhiều bài học hay cho việc khởi nghiệp của bản thân đi đúng hướng, chuyên nghiệp hơn.
Ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Trần Tuấn Minh, sinh viên Viện Kinh doanh quản trị chia sẻ về những trải nghiệm “vừa học vừa là CEO”. Minh cùng các bạn sáng lập nền tảng UpYouth để kết nối, cố vấn, đào tạo, nghiên cứu thị trường, hỗ trợ người Việt từ 18 – 25 tuổi thành lập startup trên nền tảng công nghệ. Minh vừa học vừa quản lý công ty.
Chỉ sau hơn 1 năm, UpYouth trở thành cộng đồng thu hút 2.000 bạn trẻ đến từ 8 quốc gia và những dự án khởi nghiệp được UpYouth hỗ trợ được rót vốn hơn 2,5 triệu USD. Sau hai năm học, nam sinh tự tin đúc kết: “Khởi nghiệp là cho tất cả mọi người, ở mọi lĩnh vực. Khởi nghiệp là dám thay đổi, thất bại sớm để thành công lâu dài”.
Ở lĩnh vực hoạt động xã hội, Trần Diễm Quỳnh, sinh viên năm 3, ngành Quản trị kinh doanh, Viện Kinh doanh quản trị nhớ lại cảm xúc lần đầu gia nhập Đại học VinUni cách đây 2 năm. “Lúc đó, em mặc cảm tự ti trước những bạn học đã tài giỏi lại còn sớm biết mình muốn gì. Nhưng sau 2 năm trải nghiệm ở VinUni, em tìm thấy lối đi riêng cho mình bằng cách cố gắng không ngừng và tận dụng mọi cơ hội mà VinUni và ngoài VinUni mang lại”, Quỳnh tâm sự. Trải qua “những chuyến đi hoang dã” Quỳnh đã tìm ra được niềm đam mê thực sự của bản thân là Blockchain.
“Vậy, bạn học được những gì từ câu chuyện của tôi? Tôi không phải là sinh viên giỏi nhất tại VinUni, nhưng tôi biết mình luôn có thể thay đổi bản thân để tốt hơn. Vì vậy, ngay cả khi bạn có khởi đầu muộn hơn những người khác, như tôi, chỉ cần bạn không ngừng cố gắng và tin tưởng vào bản thân thì mọi chuyện sẽ ổn”, Quỳnh chia sẻ.
Đại học trẻ nhất châu Á đạt chứng nhận QS
Video đang HOT
Tại buổi khai giảng, ông Samuel Ang, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Tổ chức kiểm định Quacquarelli Symonds trao tặng chứng nhận đạt QS 4 sao tổng thể cho Đại học VinUni. QS là chứng nhận của tổ chức xếp hạng giáo dục uy tín hàng đầu thế giới Quacquarelli Symonds (Anh). Với thành quả này, VinUni trở thành trường đại học trẻ nhất châu Á – Thái Bình Dương đạt được bảy tiêu chí 5 sao.
Bảy tiêu chí 5 sao VinUni đạt được gồm: Chất lượng giảng dạy; Phát triển học thuật; Quốc tế hóa; Trách nhiệm Xã hội; Cơ sở vật chất; Văn hóa – Nghệ thuật và Bình đẳng – Hòa nhập. Tuy nhiên do chưa có khoá sinh viên tốt nghiệp nên kết quả tổng thể, VinUni mới chính thức được chứng nhận QS Stars 4 sao toàn diện.
GS.TS Rohit Verma, Hiệu trưởng Đại học VinUni chia sẻ: “Đây là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ và tinh thần “thép” của mỗi giảng viên, nhân viên và sinh viên tại VinUni. Quá trình kiểm định khắt khe của QS giúp VinUni không chỉ ghi nhận thành tựu đạt được chỉ sau hai năm hoạt động, mà còn khiến chúng tôi nhìn nhận lại những điểm còn cần chú ý hoàn thiện hơn nữa, hướng tới hành trình trở thành trường đại học đẳng cấp thế giới trong nghiên cứu, giảng dạy cũng như trải nghiệm sinh viên”.
Phát biểu về thành quả của VinUni, ông Samuel Ang, Giám đốc khu vực châu Á của QS chia sẻ thực sự rất ấn tượng với những nỗ lực của một trường đại học trẻ mới hai năm hoạt động,
Tổ chức QS với mạng lưới hơn 2.000 trường đại học hàng đầu thế giới, 12.000 doanh nghiệp tuyển dụng uy tín tại hơn 50 quốc gia. Việc có mặt trên bản đồ các trường đại học QS sẽ giúp các giảng viên, sinh viên có cơ hội nhiều hơn được ghi nhận từ cộng đồng học thuật, tuyển dụng quốc tế và kết nối với những cơ hội trao đổi học tập, cơ hội việc làm tại khắp nơi trên thế giới.
Sinh viên làm thêm 4 công việc cùng lúc, nhận thu nhập gấp 3
Cùng với việc học, nhiều sinh viên lựa chọn làm nhiều công việc một lúc không chỉ để tăng thu nhập mà còn mở ra nhiều cơ hội cho bản thân.
Tan học vào lúc 18h, Nguyễn Văn Khôi Vĩ (20 tuổi) vội vàng chạy xe hơn 20 km từ ĐH Bách khoa TP.HCM về Bình Dương, bắt đầu giờ dạy thêm tiếng Anh tại nhà cho các bạn nhỏ trong khu vào lúc 19h.
"Mình đang đảm nhận dạy 4 lớp, mỗi lớp 2 buổi/tuần và mỗi buổi học chỉ rơi vào một tiếng rưỡi. Ngoài ra, hiện tại mình cũng làm trợ giảng tại một trung tâm tiếng Anh, viết blog và nhận thêm công việc content writer. Mấy tháng trước, mình còn thực tập tại một công ty nữa. Bận rộn nhưng mình vui vì được làm việc", Khôi Vĩ chia sẻ với Zing về những công việc hiện tại của bản thân.
Ngoài việc học, Khôi Vĩ (20 tuổi) sinh viên năm hai, ĐH Bách Khoa TP.HCM, làm 4 công việc cùng lúc. Ảnh: NVCC.
Thu nhập tăng gấp ba
Khôi Vĩ cho biết cậu đã bắt đầu công việc dạy tiếng Anh tại nhà vào 2 năm trước, khi đặt chân vào cánh cổng đại học. Ngoài một vài buổi tối dạy trong tuần, thông thường, Vĩ sẽ sắp xếp việc dạy học vào trọn vẹn 2 ngày cuối tuần để tiện cho việc đi học.
Tháng 12 năm ngoái, Vĩ tranh thủ thời gian trống vào sáng sớm hoặc tối muộn để bắt đầu xây dựng blog của riêng mình và nhận làm content writer cho một số đơn vị bên ngoài.
Nhận thấy bản thân vẫn còn thời gian rảnh, 2 tháng nay, Vĩ làm thêm công việc trợ giảng tại một trung tâm tiếng Anh. Với công việc này, nam sinh có thể làm online, tùy chọn lớp nên dễ dàng sắp xếp xen kẽ vào các buổi tối sao cho hợp lý.
Với 4 công việc một lúc, Vĩ cho biết thu nhập của cậu đã gấp ba lần so với trước đây, khi chỉ làm mỗi công việc dạy học. Số tiền kiếm được tuy chưa đủ để trang trải học phí, từ lâu, bố mẹ đã không phải chu cấp cho Vĩ tiền sinh hoạt.
"Mình tự trả tiền điện nước, tiền mạng, tiền điện thoại cho gia đình. Tiền tích cóp được hàng tháng không nhiều nhưng mấy tháng trước, mình đã tặng được cho ba chiếc điện thoại mới. Ba vui lắm", Khôi Vĩ chia sẻ.
Giống như Khôi Vĩ, cùng với việc học trên trường, Lê Hòa (21 tuổi, sinh viên năm ba, Học viện Ngân hàng, Hà Nội), đang làm cùng lúc 4 công việc.
Hòa cho biết ngoài công việc gia sư gắn bó từ năm nhất, một năm trở lại đây, cô đảm nhận vị trí trợ lý giám đốc của một công ty về mỹ phẩm. Bên cạnh đó, nữ sinh tranh thủ thời gian rảnh để kinh doanh online và nhận hỗ trợ thêm mảng thiết kế hình ảnh cho một số dự án bên ngoài.
Những công việc này đem lại cho Hòa thu nhập khá ổn định. Cuộc sống sinh viên của cô vì vậy cũng được cải thiện. Hòa có thể tự chi trả sinh hoạt phí, mua sắm đồ dùng cho bản thân, tự do đi du lịch. Nữ sinh cũng đủ khả năng mua những khóa học nâng cao để tích lũy thêm kiến thức, phát triển bản thân. Và cuối cùng, cô dành ra khoản nhỏ tiết kiệm cho tương lai.
Tú Anh (20 tuổi, sinh viên năm hai Cao đẳng Y tế Hà Đông, Hà Nội) lại tranh thủ thời gian nghỉ hè để làm thêm công việc thứ hai. 7h, Tú Anh bắt đầu công việc đóng hàng tại kho hàng. 11h, nữ sinh trở về phòng trọ nghỉ ngơi để bắt đầu cho công việc thứ hai vào lúc 17h30 và tan làm vào 21h30. Có ngày kho hàng nhiều việc, nữ sinh nhận làm thêm cả buổi chiều.
Cứ thế trung bình mỗi ngày, nữ sinh làm việc 8 tiếng với mức lương 20.000 đồng/giờ. Số tiền nhận được cuối tháng không nhiều nhưng đủ để cô chi trả tiền xăng xe và mua đồ cá nhân.
Làm thêm để tìm kiếm cơ hội
Tú Anh cho biết thu nhập chỉ là một trong những lý do cô quyết định làm 2 công việc một lúc. Phần lớn, cô muốn tận dụng thời gian rảnh để tìm hiểu, học hỏi thêm về lĩnh vực mới.
Tú Anh cho biết thu nhập chỉ là một phần khi cô quyết định làm hai công việc một lúc. Ảnh: NVCC.
Đi làm, tiếp xúc với nhiều người, Tú Anh tăng khả năng giao tiếp, ứng xử và xử lý tình huống. Vào năm học tới, cô sẽ chỉ tranh thủ làm việc buổi tối để dành thời gian học tập nhiều hơn.
Đối với Lê Hòa, làm 4 công việc một lúc, nữ sinh được kết nối với nhiều người, xây dựng thêm những mối quan hệ chất lượng, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm quý giá để mở ra cho Hòa nhiều cơ hội hơn.
Hòa cho biết trước đây, cô từng nghĩ khi lên ĐH, cô sẽ tập trung vào học tập thay vì đi làm. Tuy nhiên, sau khi trải nghiệm thực tế, Hòa nhận ra học lý thuyết thôi chưa đủ, cô cần học nhiều hơn bên ngoài xã hội. Bên cạnh đó, với ngành học Hệ thống thông tin quản lý, nữ sinh nhận thấy bản thân không thực sự hứng thú hay phù hợp, cũng không đủ năng lực để theo nghề.
Vốn tính năng động, hoạt động nhiều bên ngoài, Hòa nắm bắt cơ hội công việc đến với bản thân. Làm nhiều giúp Hòa học được nhiều kỹ năng, nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy hoặc khắc phục. Cô dần xây dựng được thương hiệu bản thân, tăng uy tín, mở ra nhiều cơ hội hơn nữa trong tương lai.
"Để thành công, giỏi một nghề thôi chưa đủ, cơ hội đến, mình phải nắm lấy. Chính vì vậy, mình lựa chọn làm nhiều công việc một lúc ngay từ thời sinh viên để có nhiều trải nghiệm, sớm tìm được nghề yêu thích và gắn bó với nó sau khi ra trường", Hòa nhận định.
Cùng chung suy nghĩ với Kim Hòa, Khôi Vĩ nhận định việc làm nhiều công việc một lúc ngoài thu nhập cũng mở ra cho cậu nhiều cơ hội mà bản thân chưa từng nghĩ tới.
Mặc dù học kỹ thuật, Khôi Vĩ lại có sở thích viết lách. Cậu chọn viết blog để thỏa đam mê của bản thân. Sau một thời gian ngắn, Vĩ tạo dựng các mối quan hệ chất lượng, các nhãn hàng cũng bắt đầu tìm đến cậu, mời hợp tác viết nội dung.
"Trước đây, mình chưa từng nghĩ sẽ có các mối quan hệ, liên kết đó. Điều mình vui nhất là nhận được sự yêu mến của nhiều người, được mọi người tin tưởng, nhờ mình đưa lời khuyên", Khôi Vĩ tâm sự.
Khôi Vĩ hy vọng sau này, khi ra trường, cậu có thể tìm được giao điểm giữa ngành kỹ thuật đang theo học và công việc viết lách ở hiện tại, cùng với đó là tận dụng ngoại ngữ để tăng cơ hội cho bản thân.
Làm cùng lúc 4 công việc part-time, Lê Hòa không khó để sắp xếp thời gian hợp lý. Ảnh: NVCC.
Lập kế hoạch để làm chủ thời gian
Vừa đi học trên trường, vừa làm nhiều công việc một lúc, Khôi Vĩ không tránh khỏi khó khăn về mặt thời gian. Đã nhiều lúc, Vĩ rơi vào trạng thái stress vì quá tải và không có thời gian nghỉ ngơi. Đôi khi, quá mải mê, Vĩ cũng xao nhãng việc học hay vì bận thi cử nên bỏ bê công việc.
"Bây giờ, mình đã cân bằng được mọi thứ nên áp lực đã được giảm bớt đi phần nào", Vĩ chia sẻ.
Để ôm trọn được những công việc trên, cân bằng 6-8 tiếng làm việc mỗi ngày, Vĩ luôn lập kế hoạch cho bản thân, từ ngắn đến dài hạn. Vĩ cho biết cậu sắp xếp mọi sự kiện, việc cần làm theo mức độ ưu tiên.
Nam sinh tận dụng những khoảng thời gian trống, sẵn sàng từ chối, bớt lại các cuộc hẹn đi chơi. Thay vì hay trì hoãn như trước đây, hiện tại, Vĩ cứng rắn và nghiêm khắc với bản thân, chủ động hoàn thành công việc trước thời hạn.
Giống như Vĩ, Lê Hòa không tránh khỏi những ngày kiệt sức và mệt mỏi. Có những ngày, Hòa đi làm về lúc 23h, khi cả khu trọ đã chìm vào giấc ngủ. Làm nhiều công việc đồng nghĩa nữ sinh không có nhiều thời gian dành cho gia đình như trước. Thời gian dành cho những cuộc vui chơi cùng bạn bè cũng hạn chế. Nhưng bù lại, cô hạnh phúc khi thấy mình bận rộn.
Vì cả 4 công việc đều là part-time, Hòa không khó để sắp xếp thời gian hợp lý. Hòa dành nửa ngày để học trên trường, nửa ngày làm việc tại công ty, buổi tối, nữ sinh sắp xếp đi dạy. Công việc việc kinh doanh và hỗ trợ dự án, Hòa chủ động xen kẽ vào thời gian trống để không ảnh hưởng đến những công việc khác.
"Tính ra, thời gian làm việc một ngày của mình lên đến 10 tiếng chưa kể đi học. Hoạt động hết công suất, mình cần quản lý tốt thời gian, sắp xếp sao cho hợp lý để không ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt cá nhân. Mình tin rằng với sự cố gắng của tuổi trẻ, mình sẽ sớm có được cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy trong tương lai", Hòa chia sẻ.
Trường đổi chuẩn đầu ra tiếng Anh, sinh viên kêu 'mất oan' học phí Nhiều sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) tỏ ra không hài lòng, thậm chí bức xúc về thông tin trường đột ngột thay đổi chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Chia sẻ với VietNamNet, em Nguyễn D., sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội, tâm sự...