Sinh viên trốn tiết, ngủ gật do bài giảng khô khan
Nhiều bạn thú nhận, lý do đi học muộn, trốn tiết là vì ngủ dậy muộn, thức khuya, bài giảng thiếu hấp dẫn…
Trung tâm nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông, ĐH Khoa học Xã Hội và Nhân văn Hà Nội làm video Sinh viên trốn tiết lý giải cho việc tại sao giảng đường luôn vắng bóng sinh viên.
Khác với bậc THPT, môi trường ở đại học được xem là “dễ thở” hơn rất nhiều khi thầy cô giáo dễ dãi hơn, ít cằn nhằn, la mắng nên việc sinh viên đi học muộn, trốn tiết diễn ra thường xuyên.
Sinh viên đi học muộn, trốn tiết là chuyện thường xuyên thấy ở môi trường đại học. Ảnh: Chụp từ màn hình.
Nội dung video ghi lại cảnh một buổi học Thể chế Chính trị trên thế giới tại giảng đường. Mặc dù gặp phải thầy giáo khó tính, thường xuyên điểm danh nhưng sinh viên trốn tiết vẫn cứ trốn. Rồi chuyện đi học muộn, lẻn vào lớp bằng mọi cách khi thầy giáo đang say sưa giảng bài. Tình trạng điểm danh hộ không khó để nhận ra dù “chiêu trò” này bị giáo viên lật tẩy.
Video đang HOT
Những môn học khô khan, thiếu hấp dẫn khiến sinh viên gật gù, làm việc riêng. Thậm chí còn nhắn tin rủ nhau trốn tiết đi trà đá.
Bài giảng khô khan khiến sinh viên ngáp ngắn ngáp dài chán nản. Ảnh: Chụp từ màn hình.
Phần 2, video phỏng vấn một số sinh viên và thầy cô giáo về thực trạng này. Lý do được đưa ra: Do lười nhác, thiếu ý thức học tập, thức đêm… Một lý do đặc biệt khác đó là sự thiếu hấp dẫn trong các bài giảng khiến học sinh “viện cớ” trốn tiết.
Một thầy giáo khẳng định: Việc sinh viên đang học mà bỏ ra ngoài, đi học muộn 5-10 phút diễn ra rất nhiều. Điều này làm mất tính kỷ luật, không khí học tập bị chùng xuống. Điều này cần phải chấn chỉnh ngay.
Làm việc riêng trong lớp vì không có hứng theo dõi bài giảng. Ảnh: Chụp từ màn hình.
Một nam sinh “hiến kế”: Để níu kéo sinh viên đến với giảng đường, cách tốt nhất là nâng cao chất lượng mỗi bải giảng dạy của giảng viên.
Được xây dựng dưới góc nhìn hài hước, video mang lại nhiều tiếng cười sảng khoái nhưng cũng có nhiều điều đáng suy ngẫm.
“Tình trạng này diễn ra như cơm bữa ở lớp mình. Phần vì ý thức của sinh viên. Phần vì bài giảng tẻ nhạt, nhìn slide rồi chép truyền thống khiến sinh viên không mặn mà gì khi đến lớp”, Vu Liên chia sẻ.
Theo TNO
Trao giải cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử
Bộ GD-ĐT và Quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S. Ting vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi "Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-learning" lần 2.
Ảnh minh họa
Sau gần hai năm phát động, cuộc thi đã nhận được 8.487 bài dự thi của 7.000 giáo viên từ hai khối: khối trung học (THCS và THPT) và khối tiểu học của hơn 40 tỉnh thành gửi về. Trong số này có 184 sản phẩm đoạt giải với 16 giải nhất, 29 giải nhì, 48 giải ba và 63 giải khuyến khích. Tổng giá trị giải thưởng lên đến gần 1,5 tỉ đồng.
Thái Bình là tỉnh giữ chức quán quân số lượng bài dự thi, số lượng bài vào vòng chung khảo và số lượng bài được giải nhất. Theo ban tổ chức, Thái Bình đã có 2.250 bài dự thi, trong số này có 376 bài vào vòng chung khảo và có 6/16 giải nhất.
Đánh giá về cuộc thi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết những bài giảng đoạt giải đều có tính tương tác cao, nội dung hấp dẫn, cuốn hút người học và có thể làm học liệu quý giá, giúp học sinh tự học ở nhà để nâng cao kiến thức, trình độ.
Theo Tuoitre
GS Ngô Bảo Châu: Tôi thích học vẽ trước học Toán Đó là chia sẻ của Giáo sư Ngô Bảo Châu trong dịp về Việt Nam tham dự chuỗi sự kiện "cầu nối - cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình" lần thứ 4 tại Đông Nam Á. Giáo sư Ngô Bảo Châu. Trong chuyến thăm này, Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu sẽ có bài giảng về chủ đề "Phương pháp...