Sinh viên TP HCM đoạt nhiều giải nhất Euréka
Thành đoàn TP HCM, ngày 17-12, phối hợp với ĐHQG TP HCM tổ chức lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka lần thứ 19 năm 2017.
Ban tổ chức trao giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka cho các nhóm sinh viên đoạt giải Ảnh: TTXVN
Vòng chung kết giải thưởng năm nay có sự tham gia tranh tài của 295 tác giả là sinh viên đến từ 64 cơ sở giáo dục đại học trong cả nước với 123 công trình, đề tài nghiên cứu, được lựa chọn từ 777 đề tài của hơn 1.700 sinh viên trong cả nước đăng ký tham gia.
Ban tổ chức đã trao 10 giải nhất, 14 giải nhì, 13 giải ba và 50 giải khuyến khích cho các tác giả có đề tài nghiên cứu xuất sắc. Trong đó, 10 giải nhất ở các lĩnh vực được trao cho các nhóm sinh viên đến từ các trường đại học, học viện, trong đó ĐHQG TP HCM có 3 nhóm sinh viên giành giải nhất. Các đề tài tham gia giải thưởng năm nay được Hội đồng Khoa học đánh giá cao về chất lượng cũng như tính ứng dụng thực tiễn. Tại chương trình, ban tổ chức đã chuyển giao 6 đề tài của các nhóm sinh viên cho các đơn vị triển khai ứng dụng.
Theo Tinmoi24.vn
Chuyên gia đề xuất phương án công nhận hiệu trưởng trường đại học
Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục Đại học đã nhận được nhiều ý ký tham góc của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực GD-ĐT. Theo đó, các chuyên gia đã đề xuất phương án công nhận hiệu trưởng trường đại học theo góc nhìn cá nhân.
ảnh minh họa
Video đang HOT
GS.VS Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội:
Theo pháp luật hiện hành, việc bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thuộc thẩm quyền của cơ quan chủ quản cơ sở giáo dục đại học. Theo tinh thần xóa bỏ cơ chế cơ quan chủ quản, dự thảo Luật giao cho Hội đồng trường bầu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Vấn đề là nên giao thẩm quyền công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cho Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động giáo dục và đào tạo hay Bộ quản lý ngành chuyên môn (như đối với các doanh nghiệp Nhà nước)?
Thực ra, phương án 1 trong dự thảo không độc lập mà là một lựa chọn cụ thể của phương án 2. Vì việc xóa bỏ cơ quan chủ quản còn rất mới nên cần giao cho Chính phủ cân nhắc phân công trách nhiệm công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tức là theo phương án 2 trong dự thảo Luật.
GS.VS Đào Trọng Thi
PGS Trần Văn Tớp - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội:
Cần làm rõ hiệu trưởng được bầu và được công nhận; hay được lấy phiếu tín nhiệm và được bổ nhiệm? Nếu hiệu trưởng được bầu thì chỉ cần cơ quan quản lý công nhận là có hiệu lực chứ sẽ không có việc bổ nhiệm.
Nếu là bổ nhiệm thì Hội đồng trường thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm và Hội đồng trường bổ nhiệm chứ Chủ tịch không có quyền bổ nhiệm Hiệu trưởng (Chủ tịch chỉ thay mặt Hội đồng để ký quyết định); trong trường hợp này phải bổ sung quyền của Hội đồng trường.
Trong Luật Giáo dục có quy định (Khoản 3 Điều 54) "Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định" tức là quy định trong Điều lệ Trường đại học. Vậy quy định tiêu chuẩn Hiệu trưởng tại Điều 20 trong Luật GDĐH có phù hợp không?
PGS Trần Văn Tớp
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT:
Do hội đồng trường là đại diện quyền sở hữu nhà nước đối với cơ sở Giáo dục đại học nên việc chủ tịch hội đồng trường phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là hợp lý.
Riêng đối với hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học hướng tới mục tiêu chiến lược trong phát triển giáo dục đại học thì việc công nhận nên quy về một đầu mối thống nhất là Bộ GD&ĐT.Vì vậy, đối với cả hai phương án tại Điều 16 và Điều 20, nên chọn phương án 1.
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến
PGS.TS Trần Thị Tâm Đan - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội:
Tôi chọn phương án 1 trong 2 phương án mà dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục Đại học đã đề xuất. Tức là Hội đồng trường tổ chức thực hiện quy trình bầu Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng trình Bộ GDĐT công nhận.
Bộ GD&ĐT dự thảo hai phương án để lấy ý kiến và đề xuất phương án.
Ý kiến thứ nhất: cho rằng sửa đổi quy định về Hội đồng trường (Điều 16) và quy định về Hiệu trưởng (Điều 20) theo hướng là Hội đồng trường tổ chức thực hiện quy trình bầu Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng trình Bộ GDĐH công nhận.
Lý do: Thực hiện tự chủ ĐH, dự thảo đã quy định Hội đồng trường là cơ quan quản trị, quyền lực cao nhất trong trường ĐH nên Hội đồng trường thực hiện quyền tự chủ trong việc bầu hiệu trưởng và trình kết quả bầu để Bộ GDĐT công nhận nhằm thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về GDĐH, thực hiện giám sát các tiêu chuẩn cũng như việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các chức danh lãnh đạo trong các cơ sở GDĐH, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH trên toàn hệ thống.
Bộ GDĐT không can thiệp vào công tác nhân sự và quá trình bầu Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của Hội đồng trường; chỉ công nhận nếu kiểm tra hồ sơ thấy đã thực hiện đầy đủ các quy trình và tiêu chuẩn đã được quy định, nhằm quản lý chức danh hiệu trưởng trên mặt bằng tiêu chuẩn năng lực chung trong toàn hệ thống.
Thực hiện phương án này cũng đồng thời thực hiện chủ trương trong Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về "Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp" trong quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Ý kiến thứ hai: cho rằng sửa đổi quy định về Hội đồng trường (Điều 16) và quy định về Hiệu trưởng (Điều 20) theo hướng là Hội đồng trường tổ chức thực hiện quy trình bầu Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận
Lý do: Quy định theo hướng như loại ý kiến thứ hai vẫn nhằm trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH công lập trong công tác nhân sự. Việc bầu Hiệu trưởng vẫn được thực hiện theo quyết nghị của Hội đồng trường. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận kết quả bầu của Hội đồng trường. Tuy nhiên, việc quy định theo hướng như vậy có thể có những hạn chế nhất định trong việc thống nhất thực hiện tiêu chuẩn năng lực chung trên toàn hệ thống đối với các chức danh quan trọng này.
Bộ GDĐT dự thảo hai phương án để lấy ý kiến và đề xuất phương án 1 với các căn cứ đã phân tích ở phần lý do.
Theo Giaoducthoidai.vn
Nhiều người không còn thấy sự bình an khi cầm trong tay bằng đại học Nhiều phụ huynh khác cho rằng, bây giờ các loại trường đại học đầy rẫy, việc vào được đại học thì dễ nhưng ra trường xin được việc làm thì rất khó. Nhiều bậc phụ huynh và học sinh đã có thay đổi trong tư duy chọn trường, chọn nghề. (Ảnh: Báo Nhân dân) LTS: Từ những câu chuyện xung quanh mình, thầy...