Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được xét tuyển vào công chức
Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc là một trong 3 trường hợp được xét tuyển làm việc không xác định thời hạn trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Viên chức.
Ảnh minh họa
Cụ thể, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Viên chức quy định, từ 1/7/2020, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 3 trường hợp sau:
Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020; cán bộ, công chức chuyển thành viên chức; người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Trước đây, Luật viên chức 2010 quy định viên chức sau khi đã thực hiện xong hợp đồng xác định thời hạn và tiếp tục ký hợp đồng sẽ được ký hợp đồng không xác định thời hạn.
Theo đó, việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng như:
Video đang HOT
Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
Trước đó, Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008 chỉ quy định trường hợp nhân sự được xem xét tuyển dụng thông qua xét tuyển vào công chức nếu: Cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Giảng viên trong mùa dịch Covid-19: Nhớ sinh viên, 'thèm' đứng lớp lắm rồi!
Tiếp tục nghỉ thêm 2 tuần để tránh dịch Covid-19, nhiều giảng viên cho biết mình cảm thấy nhớ da diết cảnh điểm danh, những màn tranh luận đỏ mặt, cùng sự nhí nhố đáng yêu của sinh viên trên giảng đường.
Thạc sĩ Châu Thế Hữu (giữa, đeo kính) bên sinh viên - NVCC
"Nhớ tụi nhỏ quá"
Thạc sĩ Nguyễn Thiện Thanh, giảng viên ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, Khoa Môi trường tài nguyên của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết đây là kỳ nghỉ dài nhất từ trước tới giờ của mình. "Nghỉ lâu thấy nhớ tụi nhỏ quá. Công việc hằng ngày của giảng viên tụi mình là gắn với sinh viên, ngày nào cũng gặp gỡ, chia sẻ, nhất là mình còn làm thêm công tác đoàn hội. Nhớ cảnh lên giảng đường chia sẻ kiến thức cũng như nhiều câu chuyện vui buồn trong cuộc sống, rồi cảnh dẫn sinh viên đi thực tập, kiến tập xa... vui lắm. Mình nhớ cả những tình huống tranh luận theo chủ đề trong các tiết học, các em mặt đỏ rần quyết bảo vệ chính kiến, tạo cho mình sự hứng thú và cảm xúc vô cùng thú vị", thạc sĩ Thanh kể. Điều mong muốn nhất lúc này của thầy Thanh là muốn dịch Covid-19 nhanh chóng bị khống chế để sinh viên và giảng viên được trở lại trường sớm nhất.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoàn, giảng viên khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng không giấu được tâm trạng nhớ giảng đường, nhớ học trò. "Nhớ nhất là những tiết giảng sinh viên thảo luận sôi nổi, tương tác với nhau, làm việc nhóm để đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho các tình huống mà giảng viên đưa ra. Nhìn sinh viên hào hứng, nhí nhố và nhiệt tình, mình như được truyền thêm cảm hứng mỗi lần lên giảng đường. Mấy ngày nay nghỉ học nhớ trường, nhớ các em lắm", tiến sĩ Hoàn chia sẻ.
Giảng viên Nguyễn Minh Trí nhớ trường, nhớ sinh viên vì kỳ nghỉ dài không được đứng lớp - NVCC
Trong khi đó, Nguyễn Minh Trí, giảng viên môn tiếng Anh, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cảm thấy trống vắng khi dịch Covid-19 khiến 2 tháng mình không được đứng lớp. Trí bày tỏ: "Nhớ sinh viên lắm chứ. Nhất là mấy lúc điểm danh, các cô cậu toàn lén lén chui vào bằng cửa sau và bẽn lẽn vào chỗ ngồi, hoặc những khi các bạn đi trễ và xin điểm danh lại với vô vàn lý do như đưa bà ngoại đi khám bệnh, bận đám giỗ, thậm chí là vì... thất tình hay đi làm phù dâu... làm mình không nhịn được cười. Nhớ cảnh tụi nhỏ "ăn vụng" bánh tráng trong giảng đường, bị mình nhắc, thế mà hôm sau lại mua một bịch thật to tặng thầy...".
Vẫn làm việc để chuẩn bị cho học kỳ mới
Dù được nghỉ để tránh dịch Covid-19 nhưng do trường triển khai hình thức học online trên hệ thống E-Learning trong 3 tuần sắp tới nên giảng viên Nguyễn Minh Trí đang khẩn trương cập nhật tài liệu môn học, giáo trình, bài giảng, các video hướng dẫn lên hệ thống để sinh viên có thể truy cập và tự học tập, nghiên cứu với sự hướng dẫn từ xa của giảng viên.
Hiện thầy Trí vẫn đang dạy lớp online kèm 1-1, đồng thời tổ chức các cuộc thảo luận online bằng giao diện ZOOM trên hệ thống của trường để trao đổi những vấn đề cần thiết với sinh viên. Theo Trí, tuy gặp phải nhiều khó khăn về tương tác giảng dạy, nhưng đây cũng là dịp các trường khai thác hệ thống giảng dạy trực tuyến, cũng là một xu hướng mới trên thế giới nhằm xóa mờ khoảng cách địa lý trong giáo dục. Mặt tích cực là sinh viên có thể học ở mọi nơi chỉ với kết nối internet và một cái tai nghe, không phải di chuyển quá nhiều tốn thời gian và bị ảnh hưởng bởi khói bụi hay kẹt xe.
Với thạc sĩ Châu Thế Hữu, giảng viên tiếng Anh Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, lúc đầu được nghỉ để phòng chống dịch Covid-19 thì cảm thấy mừng vì có thêm một chút thời gian cho gia đình và những việc cá nhân chưa làm được trong tết, nhưng khi thời gian nghỉ càng lâu, lại thấy lo lắng nhiều hơn. Thạc sĩ Hữu cho hay: "Mình lo sinh viên nghỉ lâu quá dễ quên kiến thức và tâm lý thụ động khi trở lại học tập cũng sẽ tăng cao. Bản thân mình cũng thấy bứt rứt lắm rồi, muốn trở lại giảng đường để tiếp tục công việc. Những ngày nghỉ này mình chuẩn bị cho học kỳ mới như làm danh sách lớp, hướng dẫn sinh viên thực tập... Ngoài ra, nghiên cứu và viết các báo cáo, tham luận khoa học, soạn thảo đề cương môn học và chương trình đào tạo...".
Giảng viên Châu Thế Hữu mong sớm đi dạy lại vì lo sinh viên quên kiến thức - NVCC
Thạc sĩ Châu Thế Hữu còn chủ động tương tác với sinh viên trên Facebook, lập group theo môn học để các bạn có thể ôn tập và tìm hiểu một phần kiến thức. "Xét ở góc độ giảng dạy thì mình thấy đợt nghỉ tránh Covid-19 này cũng là một thách thức cho những trường chưa có hoặc chưa hoàn thiện hệ thống đào tạo online. Dù rằng, có những trải nghiệm trên lớp mà việc giảng dạy online khó có thể thay thế được, ví dụ như việc tương tác bằng lời nói, gương mặt với người học, việc tổ chức trò chơi, hoạt động làm việc nhóm... Không khí sôi nổi với tiếng cười, lời nói ồn ào và cả những gương mặt lo âu, khó có thể tìm được những cảm nhận đó nếu không đến trường, đến lớp", thạc sĩ Hữu nhìn nhận.
Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoàn cho rằng trong thời gian nghỉ tránh dịch Covid-19 này cô cũng đang kiểm tra lại đề cương chi tiết các môn học, họp chuyên môn chuẩn bị cho học kỳ 2, làm công tác biên soạn giáo trình cho năm học tiếp theo...
Theo Thanh niên
Vòng quanh campus 'xịn sò' của ĐH FPT TP.HCM: Vạn ngõ ngách 'sống ảo', cơ sở vật chất chẳng kém cạnh trường Quốc tế Với lối kiến trúc xanh độc đáo, phòng ốc tiện nghi,... campus mới của trường Đại học FPT TP.HCM đã đem lại không gian học tập đầy cảm hứng cho sinh viên cũng như cán bộ giảng viên của trường. Trường Đại học FPT TP.HCM nằm tại đường D1, Khu Công nghệ Cao TP.HCM, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, TP.HCM. Đây được...