Sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội: Không ế như mọi người nghĩ
Vài năm trở lại đây, lượng thí sinh dự thi vào các ngành xã hội sụt giảm hẳn. Việc thiếu thông tin khiến phụ huynh và học sinh không thấy cơ hội việc làm của một số ngành xã hội. Tuy nhiên, thực tế không thấp như mọi người vẫn tưởng.
Nhu cầu nghề công tác xã hội ngày càng cao.
Không ít cơ hội tìm việc
Kém toán, “dốt” ngoại ngữ mới thi vào ngành xã hội là quan niệm lâu nay của nhiều thí sinh. Tuy nhiên, khi vào học tại khoa Quốc tế học và Đông phương học của Trường ĐH KHXHNV (ĐH Quốc gia Hà Nội) thì sinh viên lại có thời lượng học ngoại ngữ rất lớn. Đây có thể coi là một lợi thế cho sinh viên sau này ra trường tìm việc. TS Phạm Thu Giang – khoa Đông phương học – cho biết, thời lượng học ngoại ngữ của khoa Đông phương học rất lớn, chiếm tới 40% thời lượng chương trình.
Ngay cả đối với một bộ môn thuộc dạng kén người học như Hán – Nôm, thì theo thầy Nguyễn Phúc Anh, ngành Hán – Nôm là nền tảng rất tốt để SV học thêm các ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, tiếng Hàn. Sau khi ra trường, hầu hết SV của ngành Hán – Nôm đều có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ là tiếng Trung và chữ Hán – Nôm… Với khả năng ngoại ngữ tốt, SV còn có thể xin học bổng ở các trường đại học nước ngoài.
Về cơ hội việc làm, thì TS Bùi Thành Nam – Phó Chủ nhiệm khoa Quốc tế học của trường – cho biết, theo khảo sát mới nhất của nhà trường gần đây c cựu SV thì khoa Quốc tế học và Đông phương học của Trường ĐH KHXHNV nằm ở trong nhóm dẫn đầu về thu nhập của SV sau khi ra trường. SV tốt nghiệp từ khoa Quốc tế học có thể làm việc ở các tổ chức phi chính phủ, các vị trí biên tập báo, truyền hình, các viện nghiên cứu, các bộ phận hợp tác quốc tế, đối ngoại của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp…
Đối với các ngành học xã hội khác thì Việt Nam học được xem là một ngành học thích hợp với nhiều loại công việc. Người tốt nghiệp ngành này có thể dạy các môn xã hội tại các trường ĐH, CĐ, trường phổ thông, nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu, tại các cơ quan nghiên cứu văn hoá, làm nhà tư vấn Việt Nam học hay làm trong ngành du lịch. SV Việt Nam học cũng có thể làm báo, phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí và truyền thông, các nhà xuất bản…
Ngành lịch sử – trái với suy nghĩ của nhiều người – cũng có cơ hội việc làm rất lớn. Hiện SV tốt nghiệp ngành lịch sử làm việc tại rất nhiều loại hình tổ chức, như ở các trường ĐH, CĐ, các viện nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Lịch sử Đảng… Ngay cả ngành học khảo cổ học cũng khá dễ xin được việc đúng ngành đào tạo, vì nhu cầu của xã hội hiện nay đối với ngành này vẫn còn khá nhiều.
Thí sinh khối A cũng có thể thi vào ngành xã hội
Việc khó khăn trong tìm kiếm việc làm của các SV nhóm ngành xã hội đã khiến lượng hồ sơ đăng ký dự thi khối C sụt giảm liên tục trong nhiều năm trở lại đây. Vì vậy, để mở rộng đối tượng thí sinh, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, một số ngành đào tạo thuộc khối xã hội đã bắt đầu tuyển sinh khối A. Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh thêm khối A cho 3 ngành học là quan hệ công chúng và quảng cáo, kinh tế chính trị và xã hội học.
Trường ĐH KHXHNV (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết năm nay, ngành có thêm khối thi: Ngành báo chí và ngành ngôn ngữ học tuyển sinh thêm khối A; ngành tâm lý học tuyển sinh thêm khối B. Như vậy, hiện nhà trường có 12/18 ngành đào tạo có tuyển sinh khối A. Trường ĐH KHXHNV (ĐH Quốc gia TPHCM) từ vài năm nay đã tuyển sinh khối A cho 5 ngành học. Năm nay nhà trường bổ sung khối A1 cho 5 ngành này, đó là triết học, địa lý học, xã hội học, khoa học thư viện và quy hoạch vùng và đô thị.
Trước một số ý kiến e ngại về khả năng theo học của những thí sinh “trái khối” này, theo ông Nguyễn Hội Nghĩa – Trưởng ban ĐH – sau ĐH ĐH Quốc gia TPHCM – việc mở rộng khối thi như thế, quá trình học có thể sinh viên gặp khó khăn, nhưng không phải là không học được.
Theo Laodong
Video đang HOT
ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM): xét tuyển NV1B, NV1C
Kỳ thi tuyển sinh năm 2012, Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) áp dụng việc xét tuyển NV1B, NV1C đối với thí sinh dự thi vào trường (các trường thành viên khác của ĐHQG TP.HCM cũng áp dụng xét tuyển các nguyện vọng này).
Theo đó, thí sinh không trúng tuyển vào ngành ĐKDT (NV1), nếu có nguyện vọng, được chuyển vào ngành cùng khối thi còn chỉ tiêu và có điểm trúng tuyển thấp hơn tại các đơn vị đào tạo trong ĐHQG-HCM (NV1B, NV1C).
Xem chi tiết thủ tục đăng ký các nguyện vọng chuyển ngành trên giấy báo dự thi và trên các trang web của các trường.
Tên trường/Ngành học
Ký hiệu trường
Mã ngành
Khối
Chỉ tiêu
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QSBThông tin chung tuyển sinh năm 2012 Trường đại học Bách khoa (QSB):
1. Tuyển sinh theo nhóm ngành/ngành: thí sinh đăng ký dự thi theo các nhóm ngành/ngành (chú ý xem - kiểm tra lại thông tin ghi trên giấy báo dự thi). Điểm chuẩn xét tuyển theo nguyện vọng đã đăng ký và xét chuyển ngành (xem I.4) được xây dựng riêng cho từng nhóm ngành/ngành. Sau khi trúng tuyển và nhập học, sinh viên sẽ đăng ký và được phân ngành/chuyên ngành trong năm thứ 2 căn cứ theo kết quả học tập tại trường.
2. Điểm chuẩn và chỉ tiêu cho khối A và khối A1: tất cả các nhóm ngành/ngành thi khối A đều mở thêm khối A1 để cho thí sinh lựa chọn đăng ký dự thi (QSB không giải quyết đổi khối thi sau khi đã đăng ký). Chỉ tiêu tuyển theo bảng trên là tính gộp chung cho cả hai khối A và A1 - Trường QSB xây dựng điểm chuẩn (từng nhóm ngành/ngành) xét chung cho cả khối A và khối A1, là tổng điểm ba môn không nhân hệ số (toán lý hóa hoặc tiếng Anh). Như vậy thí sinh được quyền chọn lựa giữa hai môn thi hóa/tiếng Anh để tham gia thi và xét tuyển vào QSB.
3. Quy trình đăng ký - xét trúng tuyển và xét tuyển chuyển ngành (QSB): tại phòng thi - ngày 3-7-2012 các thí sinh dự thi tại hội đồng thi QSB sẽ được đăng ký thêm hai nguyện vọng chuyển ngành. Hướng dẫn về danh mục các ngành được đăng ký (có khả năng xét tuyển) ghi tại mặt sau giấy báo dự thi. Ngay khi công bố kết quả thi (vào cuối tháng 7-2012), trường QSB sẽ xây dựng phương án xét tuyển và gọi nhập học một lần chung cho các diện sau:
- Thí sinh đăng ký dự thi (NV1) vào một ngành/nhóm ngành (sau đây gọi tắt là ngành) thuộc QSB và có tổng điểm ba môn thi lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn (NV1) vào ngành tương ứng.
- Thí sinh chưa trúng tuyển NV1 có đăng ký nguyện vọng thứ nhất (NV1B) chuyển vào một ngành thuộc QSB chưa tuyển đủ chỉ tiêu theo NV1 - là thí sinh có tổng điểm ba môn thi lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn (NV1B) vào ngành tương ứng. Nhóm thí sinh này bao gồm cả các thí sinh khối V đã cam kết và dự thi thêm môn tiếng Anh (khối A1) để xét tuyển chuyển nguyện vọng trong trường QSB (xem I.4).
- Thí sinh chưa trúng tuyển NV1 và NV1B có đăng ký nguyện vọng chuyển ngành thứ hai (NV1C) vào cao đẳng bảo dưỡng công nghiệp hoặc một ngành khác (thuộc QSB) chưa tuyển đủ chỉ tiêu - là thí sinh có tổng điểm ba môn thi lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn (NV1C) ngành tương ứng. NV1C còn là nguyện vọng để thí sinh đăng ký xét chuyển vào các ngành khác trong Đại học Quốc gia TP.HCM theo các thông báo của các trường thành viên khác có cùng khối thi.
4. Tuyển sinh ngành kiến trúc: thi khối V gồm toán, vật lý thi theo đề khối A cộng với môn năng khiếu "Vẽ đầu tượng" thi riêng (toán - hệ số 2, lý và năng khiếu - hệ số 1). Điều kiện tiên quyết là môn năng khiếu phải có điểm thi 5. Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng đăng ký vào ngành kiến trúc phải thi môn năng khiếu, điểm thi phải 5 mới được xét tuyển. Thí sinh đăng ký thi ngành kiến trúc tại Trường đại học Bách khoa sẽ có cơ hội được đăng ký tham gia thi thêm môn Anh văn (theo khối A1) để đăng ký chuyển ngành trong nội bộ Trường đại học Bách khoa (xem I.4).
5. Tuyển sinh đào tạo không chính quy: đào tạo từ xa qua mạng ngành CNTT và các hình thức đào tạo không chính quy khác (vừa làm vừa học) tổ chức tuyển sinh hai đợt vào tháng 3-4 và 10-11 hằng năm.
II. Thông tin tuyển sinh các chương trình đặc biệt - kỳ tuyển sinh năm 2012 Trường đại học Bách khoa (QSB):
Thí sinh quan tâm tới các chương trình này theo dõi thông tin trên trang web tuyển sinh, liên hệ phòng đào tạo để tư vấn và đăng ký tham dự.
a. Chương trình hợp tác Việt - Pháp đào tạo kỹ sư chất lượng cao (PFIEV): tuyển 170 SV từ tất cả thí sinh khối A trúng tuyển vào Trường đại học Bách khoa có điểm thi tuyển sinh từ 42,0 trở lên - tính hệ số (toán x3 vật lý x2 hóa x1).
Hai năm đầu PFIEV học chương trình cơ bản chung, sau đó thi chuyển giai đoạn để tuyển vào các ngành hàng không, cơ điện tử, hệ thống năng lượng, viễn thông, vật liệu tiên tiến, vật liệu polime, xây dựng - công trình DD và năng lượng ( liên thông vào nhiều ngành khác tại ĐHBK Hà Nội, ĐHBK Đà Nẵng và ĐH Xây dựng Hà Nội). Có chế độ hỗ trợ học bổng hằng tháng cho toàn bộ các sinh viên PFIEV. Sinh viên PFIEV tốt nghiệp được nhận đồng thời bằng kỹ sư của ĐHBK và bằng của trường đối tác Pháp (với xác nhận là tương đương Master châu Âu).
b. Tuyển chương trình kỹ sư tài năng: là lớp học sinh khá - giỏi trong các khối ngành lớn của trường thuộc năm khoa: máy tính, điện - điện tử, KT hóa học, cơ khí và xây dựng. Mỗi ngành tuyển một lớp từ 40-60 sinh viên - xét tuyển trong năm thứ 2 từ các sinh viên có ĐTB từ 7,0 trở lên. Sinh viên KSTN được hỗ trợ học bổng và các ưu đãi về cơ sở vật chất. Bằng tốt nghiệp ghi rõ "chương trình tài năng".
c. Tuyển sinh chương trình tiên tiến: tuyển 50 SV vào ngành điện - điện tử (hai chuyên ngành hệ thống thông tin và hệ thống năng lượng) theo quy trình và chương trình của Đại học Illinois, Hoa Kỳ. Văn bằng chính quy của ĐHQG-HCM.
Điều kiện xét tuyển: đủ điểm trúng tuyển vào các ngành khối A thuộc ĐHQG-HCM trong kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy năm 2012; có đủ trình độ tiếng Anh để tham gia các lớp học (có lớp dự bị luyện tiếng Anh và kỹ năng mềm, sau đó học chính thức từ tháng 1-2013).
d. Chương trình tăng cường ngoại ngữ (song ngữ): tăng cường tiếng Pháp - AUF tuyển sinh ở hai nhóm ngành khoa điện - điện tử và khoa xây dựng. Học phí hỗ trợ ở mức như sinh viên chính quy đại trà.
Chương trình tăng cường tiếng Nhật hiện chỉ tuyển sinh nhóm ngành khoa điện - điện tử với cơ hội chuyển tiếp sang học hai năm để lấy bằng của các đại học Nhật Bản sau năm học kỳ học tại ĐHBK.
e. Các chương trình bán du học (liên kết quốc tế):
Danh mục ngành đang tuyển sinh bán du học năm 2012:
o Tất cả các chương trình liên kết quốc tế học giai đoạn 1 tại ĐH Bách khoa (4-5 học kỳ) và chuyển tiếp giai đoạn 2 sang nước ngoài.
o Bằng đại học do trường của nước ngoài cấp. Sinh viên có thể lấy thêm bằng kỹ sư của Trường ĐHBK nếu có đầu vào bách khoa và học đủ các môn bắt buộc khác.
o Chương trình học uyển chuyển, phù hợp với nhiều đối tượng thí sinh có mong muốn học tập.
o Điều kiện tuyển sinh (đã tốt nghiệp THPT)
Có điểm thi tuyển sinh đại học khối A, A1, D cao hơn hoặc bằng điểm sàn đại học (khối D chỉ được xét cho ngành quản trị kinh doanh). Trường hợp điểm thi ĐH thấp hơn điểm sàn thì phải qua kỳ thi riêng do Trường đại học Bách khoa ra đề, tổ chức vào cuối tháng 8-2012.
Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 6.0 hoặc trình độ tương đương (nếu chưa đủ trình độ tiếng Anh: qua các lớp Pre - University).
Theo TTO
0,25 điểm vẫn đỗ đại học Kết thúc mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, không ít trường sư phạm ngán ngẩm trước thực trạng đầu vào "thảm hại" của thí sinh dự thi. Thực trạng này khiến dư luận phải đặt câu hỏi: Các thầy cô giáo tương lai sẽ như thế nào từ một cái nền thấp hết cỡ như vậy? 0,25 điểm vẫn đỗ Tại nhiều...