Sinh viên Tiêu Ngọc Thúy với tinh thần ham đọc sách, ý chí vượt khó và tấm lòng sẻ chia
Tham gia tranh tài cùng với hơn 1 triệu thí sinh của 5.400 trường, học viện ở 46/63 tỉnh, thành trong cả nước, sinh viên Tiêu Ngọc Thúy – Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Trường Đại học Đồng Tháp đạt giải khuyến khích cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc năm 2020″ do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức.
Trước đó, Thúy đã xuất sắc đạt cùng lúc 2 giải thưởng: bài cảm nhận về sách hay nhất và giải khuyến đọc ở vòng sơ loại cuộc thi này của tỉnh Đồng Tháp.
Sinh viên Tiêu Ngọc Thúy trong một buổi giới thiệu sách
Khi trả lời câu hỏi: “Chia sẻ về cuốn sách mà anh (chị) yêu thích, cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của anh (chị)”, Thúy chọn quyển sách Trái tim đàn bà của nữ nhà báo Nguyễn Huỳnh Hương và mở đầu bài chia sẻ của mình bằng những dòng cảm xúc: “Sách kể về những chuyện vụn vặt trong cuộc sống, có đẹp đẽ, có xấu xí, nhưng suy cho cùng nó nhen nhóm lên một niềm tin mãnh liệt để biết mình còn có thể rung động, tin yêu vào cuộc sống này”.
“Dù chẳng có gì cao siêu, hàn lâm trong quyển sách này nhưng khi đi qua từng lời nói dung dị có chút dí dỏm, gây xúc động rất mạnh làm người ta không khỏi nhớ về hình ảnh người mẹ tảo tần, bộc lộ những nỗi khổ tâm người phụ nữ đang ngược xuôi dải nắng ngoài kia đang mang. Ai cũng nên có một quyển sách để nhóm lên ngọn lửa đang le lói trong tim hay vuốt ve nó lúc nó lạc lõng. Và tôi sẽ đặt nó lên kệ, như nhắc mình, tôi vẫn còn đó một trái tim”, Thúy kết thúc phần chia sẻ của mình bằng những dòng chân thành về mẹ và một điểm tựa yêu thương với sách.
Trong phần hiến kế giải pháp khuyến đọc, Thúy đề xuất xây dựng các không gian đọc sinh thái với nhiều cây xanh và ánh sáng tự nhiên, xây dựng các thư viện và phòng đọc ngoài trời với độ mở tối đa của sự tương tác, thuận tiện, thoải mái; đồng thời có sự kết nối với mô hình cà phê – nước giải khát mà “khách hàng” và độc giả có thể “thanh toán bằng sách”, cùng với các hoạt động giới thiệu, chia sẻ về sách được tổ chức một cách nhẹ nhàng, gần gũi, bổ ích và thu hút.
Thúy đang là sinh viên năm thứ 3 ngành sư phạm tiếng Anh của Trường Đại học Đồng Tháp. Cô giáo tương lai với dáng người nhỏ nhắn nhưng giàu nghị lực vượt khó đến từ huyện Tân Hồng, Đồng Tháp, hiện là nhóm trưởng của Nhóm sinh viên tình nguyện tham gia trực, phục vụ ở Không gian sách của trường từ 6 giờ sáng đến 9 giờ rưỡi tối tất cả các ngày trong tuần.
Video đang HOT
Dù cho hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, phải đi làm thêm trang trải chi phí ăn học của bản thân và em trai đang cùng học đại học, nhưng Thúy vẫn đạt được thành tích học tập giỏi và luôn tích cực tham gia hoạt động phong trào, các chương trình tình nguyện với tinh thần sẻ chia.
Khi được hỏi “em bắt đầu đọc sách từ khi nào?”, Thúy trả lời rất mộc mạc: Khi còn là học sinh, em dường như chưa có điều kiện để đọc sách nào khác ngoài sách giáo khoa. Đến khi lên đại học, quyển sách đầu tiên em đọc là Tony buổi sáng. Khi mới đọc trang sách đầu tiên, em ngủ gục một cái. Thức dậy, tự trách bản thân, việc nhỏ như đọc sách mà không làm được thì sẽ làm được gì, nên em ráng đọc mỗi ngày.
Qua 1 năm, em nhận thấy sách thật sự có nhiều giá trị tốt đẹp mà người chịu đọc, chịu suy nghĩ thì mới tự thu hoạch được. Vì vậy, em tiếp tục tìm những quyển sách hay được giới thiệu từ bạn bè để đọc, như các quyển: Trên đường băng, Đúng việc, Tâm hồn cao thượng, Quốc văn giáo khoa thư, Bảy thói quen của bạn trẻ thành đạt, Quảy gánh băng đồng ra thế giới, Tôi đi tìm tôi, Tôi – tương lai và thế giới, NYM – Tôi của tương lai, Cứ bay rồi sẽ cao… Từ từ, em thấy thích đọc hơn, mặc dù càng đọc lại tự cảm thấy bản thân còn thiếu nhiều kiến thức quá, và em lại càng muốn chia sẻ những điều đã đọc được với mọi người.
Gói ghém ước mơ đến thăm thủ đô một lần, Thúy nỗ lực, đầu tư vào bài dự thi và thành quả ngọt ngào đã đến. Với sự hỗ trợ của những tấm lòng tốt, Thúy đã được đến Hà Nội nhận giải thưởng và em nâng niu đem những quyển sách được tặng về chia sẻ lại cho các bạn của mình. Thúy chia sẻ thêm mong ước: những quyển sách nên được quý trọng nhiều hơn và nên được cầm lên đọc nhiều hơn, thay vì luôn mang bảng siêu giảm giá hay bị bỏ quên ở những góc phòng, trên những xe ve chai thiệt uổng.
"Đại sứ Văn hóa đọc" giúp học sinh Hà Tĩnh chia sẻ tình yêu sách với cộng đồng
Vòng sơ khảo Cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc" Hà Tĩnh năm 2020 thành công tốt đẹp, góp phần khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong lứa tuổi thanh thiếu nhi.
Toàn tỉnh có hơn 60.000 bài tham gia cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc"
Cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" do Bộ VH-TT&DL tổ chức được phát động trên toàn quốc theo 2 vòng thi (sơ khảo cấp tỉnh, chung khảo toàn quốc).
Tại Hà Tĩnh, sau hơn 3 tháng phát động đã có 60.000 bài thi của học sinh các trường THPT, phòng GD&ĐT 13 huyện, thị, thành tham gia. Qua vòng loại tại các trường học ở các địa phương, Ban Tổ chức cuộc thi đã chọn được 274 bài vào vòng sơ khảo, trong đó có 55 video (7 video thuyết trình song ngữ Anh - Việt).
Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh Lê Thị Loan cho biết: "Cuộc thi năm 2020 do Sở VH-TT&DL và Sở GD&ĐT phối hợp tổ chức có số lượng bài tham gia lớn hơn nhiều so với năm ngoái. Bài thi bám sát đề tài, tôn vinh được giá trị văn hóa đọc, tạo được sức lan tỏa sâu sắc".
Các thành viên Ban giám khảo chọn các bài thi xuất sắc tham dự vòng chung kết cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" toàn quốc năm 2020.
Điều đáng ghi nhận, bài dự thi của các em năm nay rất phong phú, đa dạng, nội dung sâu sắc, có hình thức đẹp, độc đáo, tư liệu minh họa sinh động, đa dạng về thể loại...
Các trường học điển hình cả về số lượng HS tham gia lẫn chất lượng bài thi là: THPT Nguyễn Du (Nghi Xuân), Tiểu học Thạch Đài (Thạch Hà), Tiểu học thị trấn Đức Thọ (Đức Thọ)... Các đơn vị tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phát động cuộc thi và có nhiều bài dự thi đạt chất lượng cao là: các phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà, Nghi Xuân, Hương Sơn, Đức Thọ...
Bài thi năm nay tăng cả về số lượng và chất lượng.
Trong mỗi bài thi, qua cách thể hiện sáng tạo của mình, các em đã nêu bật những giá sâu sắc của tác phẩm mà các em chọn giới thiệu đối với bản thân, đồng thời khuyến khích mọi người tìm đến sách. Nhiều em còn gửi gắm thông điệp đó bằng những vần thơ hồn nhiên, trong trẻo, những câu chuyện xúc động do chính các em sáng tác.
Tiêu biểu trong đó phải kể đến các em: Nghiêm Trung Hoàng (lớp 5C, Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ); Hoàng Trần Yến Như (lớp 5B, Trường Tiểu học Cương Gián 1, Nghi Xuân); Nguyễn Văn Dũng (lớp 5B, Trường Tiểu học Thạch Đài); Lê Bảo Trâm (lớp 4B, Trường Tiểu học Thạch Vĩnh, Thạch Hà); Nguyễn Phan Khánh Ly (lớp 6/3, Trường THCS Lê Văn Thiêm, TP Hà Tĩnh)...
Bài thi của em Lê Bảo Trâm lớp 4B, Trường Tiểu học Thạch Vĩnh được đầu tư công phú, hình thức trang trí đẹp.
Em Phan Tuấn Bảo (lớp 7/1 - Trường THCS Lê Văn Thiêm, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: "Em rất yêu sách vì sách giúp em mở rộng kiến thức hiểu biết, học hỏi được nhiều điều bổ ích để hướng tới tương lai. Bài thi của em là một câu chuyện kể bằng thơ khuyến đọc nhằm bày tỏ ước mơ của mình muốn trở thành đại sứ văn hóa đọc để đưa sách đến gần hơn với cuộc sống".
Nhà văn Đức Ban - Trưởng ban giám khảo cuộc thi khẳng định: "Bài thi của các cháu năm nay khá chất lượng, phong cách thể hiện phong phú, đa dạng, trình bày công phu, trang trí đẹp. Qua đó cho thấy, các cháu tham gia cuộc thi rất nghiêm túc, đáp ứng yêu cầu, không chỉ góp phần tôn vinh văn hóa đọc mà còn khẳng định giá trị của sách. Hy vọng sau cuộc thi này, sự lan tỏa tình yêu sách và ý nghĩa giáo dục của sách sẽ mạnh mẽ hơn".
Ban Tổ chức đã chọn 79 bài thi tốt nhất để trao thưởng với 1 giải đặc biệt (thuộc về em Nghiêm Trung Hoàng - lớp 5C, Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ), 26 giải nhất, 52 giải khuyến khích; trong đó có 20 bài thi xuất sắc được chọn gửi tham dự vòng chung kết toàn quốc (dự kiến tổ chức vào tháng 9/2020, tại Hà Nội).
Mang sách về trường học Từ chưa đến 1 cuốn/người/năm vào năm 2016, tỷ lệ đọc sách của Việt Nam đã có sự tăng nhẹ với 1,4 cuốn/người/năm (2019). Mặc dù tỷ lệ này chưa cao nhưng đã ghi nhận sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, đoàn thể và cá nhân; đặc biệt là nỗ lực của các đơn vị xuất bản trong việc thúc...