Sinh viên thuận lợi đủ đường khi nghỉ Tết sớm
Nhiều trường đại học tại TPHCM đã cho sinh viên nghỉ học trước Tết từ 3 – 4 tuần. Sự linh hoạt này nhận được đồng thuận cao từ phía SV.
Sinh viên UEH trong một giờ học.
Cho sinh viên nghỉ Tết sớm
Để tạo thuận lợi cho sinh viên, từ cuối tháng 10, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM đã thông báo kế hoạch nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2023. Theo đó, sinh viên và học viên toàn trường nghỉ Tết Dương lịch 2 ngày (ngày 1 – 2/1/2023).
Với Tết Nguyên đán, sinh viên và học viên được nghỉ từ ngày 16/1/2023 (ngày 25/12 âm lịch) đến hết ngày 5/2 (ngày 15/1 âm lịch). Ngày 6/2/2023, sinh viên đến trường học tập theo thời khóa biểu sau 3 tuần nghỉ Tết.
Tương tự, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai cũng công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023. Theo đó, căn cứ tình hình hoạt động của trường năm học 2022 – 2023, tất cả người học nghỉ Tết từ ngày 15/1 đến hết ngày 5/2/2023 (22 ngày). Ngày 6/2, sinh viên, học viên cao học toàn trường trở lại học tập theo thời khóa biểu. Riêng lịch thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp và bệnh viện, sinh viên thực hiện theo kế hoạch chung của các đơn vị.
Trước đó, Trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) thông báo sẽ giảng dạy, học tập theo hình thức trực tuyến trong tuần trước và sau kỳ nghỉ Tết cổ truyền. Sự thay đổi trên của UEH nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học và giảng viên trong việc đi lại, vui chơi đón Tết nhưng vẫn thực hiện tốt kế hoạch đào tạo.
Cụ thể, dịp Tết Quý Mão 2023, từ ngày 9/1 đến 15/1 (tuần lễ ngay trước Tết) và từ ngày 30/1 đến 5/2 (tuần lễ ngay sau Tết), UEH thực hiện giảng dạy và học tập trực tuyến theo thời khóa biểu đã sắp xếp.
Theo thông báo, với các lớp học phần mà đặc thù môn học hoặc phần nội dung chương trình không phù hợp với hình thức giảng dạy trực tuyến, giảng viên sẽ thống nhất với người học về hình thức và thời gian giảng dạy, học tập nhưng vẫn đảm bảo kế hoạch đào tạo. Trong trường hợp chọn hình thức học tập trung, giảng viên sẽ gửi thông tin về Phòng Kế hoạch đào tạo – Khảo thí để được hỗ trợ. Ngoài ra, nhà trường cũng cung cấp thông tin liên hệ đến giảng viên và người học khi cần hỗ trợ trong quá trình thực hiện.
Ngoài các trường trên, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, ĐH Hoa Sen, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Tài chính – Marketing…. cũng thông báo cho sinh viên nghỉ học sớm. Mới đây nhất, Trường ĐH Gia Định thông báo cho sinh viên được nghỉ Tết Nguyên đán 20 ngày từ 11/1/2023 đến hết ngày 30/1/2023 (từ 20 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 9 tháng Giêng năm Quý Mão).
Video đang HOT
Sự chủ động của các trường đại học được phụ huynh, sinh viên tán đồng cao. Em Trần Cảnh Khánh, tân sinh viên Trường ĐH Văn Hiến cho biết: Nghỉ học trước Tết 2 tuần không chỉ tạo sự thuận lợi cho việc mua vé xe, tiết giảm chi phí (về sớm, vé rẻ) mà còn giúp sinh viên bớt cực khổ khi phải chen lấn, xếp hàng về quê dịp cận Tết.
Lịch nghỉ Tết khá dài ngày của sinh viên HUFI.
Giảm áp lực giao thông, tiết kiệm chi phí đi lại
Theo TS Bùi Quang Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, việc UEH điều chỉnh kế hoạch học tập và cho sinh viên về quê sớm với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất để người học và giảng viên có thể sắp xếp kế hoạch di chuyển vào dịp cao điểm Tết cổ truyền, vừa tránh ùn tắc giao thông vừa cân đối tiết kiệm chi phí đi lại; đồng thời, chủ động sắp xếp được lịch trình, thời gian nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý trong dịp Tết.
TS Mai Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Gia Định cũng cho biết, việc nhà trường cho sinh viên nghỉ học sớm và về quê ăn Tết sớm là một trong các chính sách hỗ trợ, chăm lo và tạo điều kiện cho sinh viên của trường.
“Khó mua vé, chen lấn lên tàu, xe những ngày cận Tết Nguyên đán với người dân các tỉnh miền Trung, miền Bắc, hay Tây nguyên là chuyện cứ đến hẹn lại lo. Vì vậy, để giảm thiểu vất vả, khó nhọc cho sinh viên trong việc mua vé tàu, xe về quê ăn Tết nhà trường đã tính toán, cân nhắc và điều chỉnh kế hoạch học tập một cách linh hoạt để cho sinh viên nghỉ sớm. Về quê sớm chắc chắn sẽ giúp giảm áp lực tàu xe dịp cuối năm cho hệ thống giao thông vận tải, trung chuyển, ngoài ra còn tạo sự giãn cách thời gian giảng dạy, bố trí công việc cho chính đội ngũ giảng viên”, TS Mai Đức Toàn nói.
Nhìn nhận việc nhà trường cho sinh viên về quê ăn Tết sớm mang lại nhiều thuận lợi cho chính sinh viên và giảng viên cũng là những người hưởng lợi, ThS Phạm Thanh Bình, quê Quảng Ngãi, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM (HUFI) cho biết, giảng viên theo đó cũng chủ động hơn trong việc thu xếp công việc, lịch dạy và đặc biệt có thể về quê trước Tết một tuần để tiết kiệm giá vé tàu.
“Mọi năm, tôi chỉ có thể về quê trước Tết độ 4 – 5 ngày nên chi phí vé tàu cho cả gia đình những ngày cận Tết tương đối nhiều. Năm nay, trường cho sinh viên nghỉ sớm, lịch dạy lại được khoa sắp xếp theo hướng linh hoạt và cơ động cho giảng viên (dạy cả trực tuyến) nên tôi có thể về quê sớm hơn. Chi phí mua vé tàu xe chắc chắn giảm đi nhiều”, ThS Bình nói.
Vượt qua cú sốc mang tên 'đại học'
Không ít sinh viên hào hứng khi bước vào cổng trường đại học lại có thể là những người rơi vào tình trạng sang chấn tâm lý mang tên 'sốc đại học'.
Tôi cũng từng là sinh viên (SV) của Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) và sau đó có 12 năm gắn bó với trường ĐH và nhiều thế hệ SV.
Cảm thấy vào ĐH như bị "bỏ rơi"
Tôi nhận ra rằng có không ít SV khi vào ĐH cảm thấy bị "bỏ rơi", chới với, mất phương hướng và niềm tin vào bản thân, bỗng dưng mọi thứ quá khác so với những gì các em vẫn hình dung. Thầy cô không cắt nghĩa quá nhiều các chi tiết bài giảng, luôn yêu cầu SV tự đọc hàng chồng sách, tự trả lời vô số câu hỏi, thậm chí là tự đánh giá kết quả của những việc mình làm. Vì thế mà không ít tân SV đã bị "sốc" thật sự!
Sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong giờ tự học ở trường. Ảnh: CTV
Thứ nhất, SV không làm chủ được kế hoạch thời gian, dù thời khóa biểu của trường ĐH rất tự do chứ không theo kiểu "ngày hai buổi đến trường" đều đặn như thời phổ thông.
Nhiều SV không nhận thấy rằng ở trường ĐH, việc điều chỉnh từ học theo niên chế sang tín chỉ đã trao quyền tự chủ lập kế hoạch, thời gian học tập cho SV nhiều hơn. Song nhiều SV không định nghĩa được đó là cơ hội mà xem đó là cơn khủng hoảng và họ cứ mãi loay hoay vì không tìm được cách để chủ động thích nghi. Họ vẫn có xu hướng bị động, chạy theo khung thời gian áp đặt như trước đây.
Trong số báo ra ngày 2-11, Pháp Luật TP.HCM có bài viết "Vừa nhập học, nhiều tân sinh viên đã đuối, muốn chuyển hướng". Bài viết đã nhận được sự quan tâm, đồng cảm của nhiều tân SV. Báo Pháp Luật TP.HCM tiếp tục giới thiệu chia sẻ của ThS Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), trong đó phân tích những nguyên nhân gây "sốc" cho tân SV và gợi ý cách để giảm "sốc", hòa nhập với môi trường ĐH.
Thứ hai là SV cảm thấy nhiều môn "chẳng biết học để làm gì" và "thật vô bổ", do đó họ không biết mình phải học những gì để được xem là giỏi. Các em mất hứng thú học tập cũng là vì thế. Nhiều em trong số này cuối cùng sẽ loay hoay với việc học để kiếm điểm, cố gắng "tròn vai" một học trò chăm ngoan mà không phát hiện ra bất cứ năng lực mới mẻ nào của bản thân. Thậm chí nhiều em không thể tìm thấy động lực nào mới đủ mạnh mẽ để họ vươn xa trên hành trình học tập suốt đời sau này.
Thứ ba là SV giấu nhẹm tất cả thắc mắc mà lẽ ra họ nên hỏi giảng viên hay bạn bè.
Nhiều em trở thành người "tự kỷ" theo cách nói của giới trẻ hiện nay. Nếu giảng viên không chủ động giảng giải, họ sẽ để mặc những câu hỏi quan trọng chìm vào lãng quên. Với cách đó, họ tự mình tháo lui khỏi nơi mà lẽ ra họ có quyền nói lên suy nghĩ, ý tưởng và đòi hỏi khám phá.
Làm sao để giảm "sốc" khi học Đ H ?
Khi vào ĐH, một môi trường mới hoàn toàn, mỗi SV có kiểu "sốc" khác nhau. Tuy nhiên, để giải quyết được tình trạng này, quan trọng là các em phải mạnh dạn nói ra, có thể là viết ra hoặc chia sẻ với bạn bè, gia đình, những người đi trước về vấn đề mà mình đang gặp phải.
ThS Bích Ngọc đang trò chuyện với học sinh lớp 12 trước khi vào đại học. Ảnh: CTV
Tất cả trường ĐH và cao đẳng hiện nay đều có trung tâm hỗ trợ SV, các câu lạc bộ, đoàn - hội, SV nên chủ động tìm đến. Nơi đây sẽ có nhiều hoạt động để các tân SV tham gia một cách bổ ích, cũng là nơi hỗ trợ và chia sẻ khó khăn, truyền kinh nghiệm học cho các bạn.
Làm sao để "giảm sốc" khi vào ĐH và học được hiệu quả, theo tôi, trước tiên SV cần xác định mục tiêu cụ thể để làm động lực cho việc học và kế đến là đặt một thời hạn hoàn thành. Khi đó, chắc chắn các em phải đầu tư thời gian và tâm trí cho việc học. Cụ thể như nếu thấy bài vở quá nhiều, các em phải biết sắp xếp thời khóa biểu sinh hoạt và học tập của mình một cách hợp lý hơn. Hoặc có thể tham khảo cách sắp xếp từ thầy cô hoặc các anh chị đi trước để tự tạo thời gian biểu cho mình và quan trọng nhất là tuân thủ thật nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, SV nên nhớ thầy cô ở ĐH không chấm bài theo kiểu thuộc lòng, không cần biết SV đã đọc bao nhiêu sách giáo khoa hay tham khảo. Quan trọng là bạn phải hiểu bài và chỉ cần trả lời theo cách mình hiểu chứ đừng lạm dụng trí nhớ. Cách tốt hơn là đừng bao giờ "nước tới cổ mới bơi", mà phải bắt tay vào việc học ngay từ buổi học đầu tiên. Và các SV phải luyện cho mình khả năng tập trung học, dù ở bất cứ đâu như thư viện, quán cà phê, trường học, phải xác định học ở đâu không quan trọng bằng việc học được gì.
Có bạn nghĩ rằng: "Hồi trung học, thầy cô đốc thúc tôi học thông qua các bài kiểm tra đầu giờ, kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết trước khi tới kiểm tra cuối kỳ. Còn ở đây, chẳng có ai "giật dây" kiểu đó cả thì làm sao ôn luyện được đầy đủ cho kỳ kiểm tra hết môn học?".
Theo tôi, một điểm khác và hiệu quả khi học ở ĐH chính là học nhóm với nhau. SV hãy rủ các bạn thân trong lớp học nhóm và tự kiểm tra bài lẫn nhau thay vì chờ đợi thầy cô kiểm tra bạn. Học nhóm sẽ giúp kỹ năng làm việc nhóm của bạn tăng lên mà bạn biết không, đây là kỹ năng mà các doanh nghiệp hiện nay đều cần ở nhân viên của mình.
Bí quyết học hiệu quả với bốn chữ H
Học - Hãy bắt đầu bằng việc đọc sách và nghe giảng những lý thuyết, mô hình, nguyên tắc cơ bản. Bạn sẽ thu về 10% nền tảng của năng lực nhưng nhớ là, nếu chỉ đọc sách và nghe giảng thôi thì nhiều khả năng 50% kiến thức sẽ bay đi mất.
Hỏi - Nhớ tìm đến những người có kinh nghiệm để hỏi, bạn sẽ tăng thêm 20% năng lực.
Hành - Thực hành sẽ giúp bạn tích lũy dần 70% còn lại của năng lực. Đang có ngày càng nhiều doanh nghiệp sẵn lòng cung cấp cơ hội thực tập cho SV từ năm thứ hai, ba trở lên, như chương trình "cộng tác viên", "thực tập sinh-internship", hoặc các chương trình "quản trị viên tập sự".
Huấn - Khi giảng giải lại cho bạn học hoặc đàn em khóa dưới, bạn sẽ phải "nhai nát" ba chữ H đầu và còn phải tự tìm tòi thêm. Việc này sẽ đóng góp cùng với "hành" vào 70% năng lực của bạn.
Nhiều trường đại học cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán dài 3 tuần Đến hiện tại, nhiều trường đại học đã thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 của sinh viên, trong đó dài nhất là 3 tuần. Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM vừa thông báo lịch nghỉ Tết dương lịch và lịch nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Theo đó, sinh viên và học viên toàn trường nghỉ Tết dương...