Sinh viên thích thú với “vai diễn” nghề nghiệp

Theo dõi VGT trên

Những buổi thực hành mới mẻ và cuốn hút được lồng ghép trong chương trình học đã giúp nhiều sinh viên (SV) ngay từ năm nhất, năm hai “va chạm” với nghiệp vụ, yêu cầu của công việc trong tương lai.

Làm tổng biên tập, thư ký tòa soạn…

Nếu ai có dịp vào website của SV ngành Báo chí Trường đại học KHXH-NV TP.HCM, sẽ cảm nhận được một không khí rất “báo chí”. Nhiều chuyên mục thú vị, hấp dẫn được minh họa bằng những video clip sinh động như: Cuộc sống muôn màu, Thời sự, Nghề báo, Giải trí, Thế giới trẻ, Chia sẻ… Và ít ai nghĩ những sản phẩm báo chí rất chuyên nghiệp này đều được thực hiện bởi các bạn SV từ năm nhất, năm hai… chuyên ngành báo chí của trường.

Sinh viên thích thú với vai diễn nghề nghiệp - Hình 1

Sinh viên ngành Tài chính ngân hàng, Trường đại học Tài chính – Marketing thực hành tại ngân hàng mô phỏng của trường – Ảnh: M.Dung

Quách Cảnh Toàn, người từng tham gia phụ trách nội dung của website này, cho biết: “Không đơn giản như việc viết một bài báo nữa, tụi mình phải có khả năng bao quát để làm sao duy trì “đời sống” của tờ báo mạng này với rất nhiều chuyên mục trong nhiều ngày liên tiếp. Phải định hướng ngày mai sẽ có những bài viết về vấn đề gì sao cho thời sự, hấp dẫn, thu hút bạn đọc… Nhờ những buổi thực hành ngay từ năm nhất trong quá trình học, tụi mình đã biết làm thế nào để xuất bản một tờ tạp chí, một chương trình truyền hình, một website…”.

Được biết, bắt đầu từ năm học này, SV ngành Báo chí của Trường đại học KHXH-NV TP.HCM được tiếp cận một chương trình đào tạo mới với thời lượng thực hành chiếm tới 50% toàn bộ chương trình.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông, Trưởng khoa Báo chí – Truyền thông, Trường đại học KHXH-NV TP.HCM, cho biết: “Khoa thiết kế chương trình mới nhằm giúp SV ngay từ năm nhất được trải nghiệm làm một phóng viên viết tin giỏi, các năm sau sẽ được tham gia vào một tòa soạn mô phỏng, được đóng vai tổng biên tập, thư ký tòa soạn, biên tập viên… Với đặc điểm báo chí ngày nay, SV ngành báo chí sẽ được đào tạo thành phóng viên Multi Media (truyền thông đa phương tiện) biết làm nhiều việc ở nhiều vị trí khác nhau như biên tập, dàn trang, xuất bản, quản lý… và nhiều thể loại báo chí khác nhau như: báo in, radio, báo điện tử, truyền hình…”.

Làm đạo diễn, luật sư và… nông dân

Video đang HOT

Không chỉ sinh viên ngành báo chí vừa nêu, những SV đang theo học ngành đạo diễn điện ảnh của Trường đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM cũng rất thích thú vì ngay từ năm nhất đã được xâm nhập thực tế để thực hiện nhiều bộ phim.

Trương Thị Tuyết Mai, SV K10 ngành đạo diễn điện ảnh của Trường đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM, hào hứng: “Sau khi được học công tác đạo diễn, dựng phim, biên kịch, thầy chia nhóm cho SV làm phim tài liệu (3-5 phút). Nhóm của em 6 người đã sản xuất bộ phim tài liệu về cây me ở Sài Gòn. Tụi em phân công người viết kịch bản, người làm đạo diễn, một bạn làm giám đốc sản xuất, bạn thì quay phim, bạn thì có nhiệm vụ dựng phim…”.

“Việc thực hành nhiều và liên tục theo một phương pháp hiện đại của trường đã giúp các bạn không chỉ rèn luyện chuyên môn mà còn được trau dồi những kỹ năng mềm như làm việc nhóm, quản lý thời gian, thực hiện ý tưởng…”, SV Lê Trương Mỹ Vy, chung nhóm thực hành với Tuyết Mai, chia sẻ.

Tương tự, những tòa án mô phỏng, phiên tòa giả định thường xuyên được Trường đại học Luật TP.HCM tổ chức, tạo điều kiện cho SV được “diễn” đủ các vai thẩm phán, luật sư… vô cùng bổ ích. Hay SV ngành nuôi trồng thủy sản của Trường cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân được trực tiếp tham gia sản xuất nghêu, tôm… tại Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản đặt tại huyện Cần Giờ (TP.HCM).

Hiện nay, SV ngành kế toán tại hầu hết các trường đại học đều được đóng vai kế toán trưởng, kế toán công nợ, kế toán kho… tại văn phòng kế toán mô phỏng; sinh viên tài chính ngân hàng thì có ngân hàng mô phỏng ngay tại trường để thực hành với các số liệu thực…

Việc thay đổi chương trình đào tạo theo hướng gắn kiến thức với thực tiễn của nhiều trường đại học, cao đẳng hiện nay đã giúp cho SV nhanh chóng hiểu nghề và hành nghề ngay từ những năm đầu theo học.

Theo thanh niên

Doanh nghiệp chê đại học Việt Nam mắc 'bệnh hàm lâm'

Với tâm lý sính bằng cấp, người học cũng như người dạy quá chú trọng đến kiến thức hàn lâm thay vì ứng dụng. Trong khi đó, mục tiêu của giáo dục đại học là đến năm 2020 ít nhất 70% sinh viên được đào tạo theo định hướng thực hành.

Doanh nghiệp chê đào tạo

"Nhiều sinh viên tốt nghiệp nộp hồ sơ tuyển dụng ở chỗ chúng tôi với bảng điểm đẹp nhưng điều này không nói lên nhiều về người mà chúng tôi muốn tuyển"- TS. Nguyễn Ngọc Anh, Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển chia sẻ.

"Chúng tôi từng gặp phải những sinh viên tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ nhưng dịch không được, giao tiếp với khách hàng người nước ngoài cũng rất khó khăn. Sinh viên hiện nay lướt web rất nhanh nhưng trình bày văn bản chuẩn trên Word, Excel không làm được. Các kỹ năng làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, giao tiếp với khách hàng, với lãnh đạo, báo cáo... của sinh viên đều có vấn đề" - ông Nguyễn Ngọc Anh cho biết thêm.

Cử nhân kinh tế, cử nhân Toán cũng bị vị TS này "chê" khi đưa ra những bài kiểm tra về toán thống kê hay phân tích số liệu. "Chỉ có một số sinh viên đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Đây là những bạn xác định rõ công việc thực sự là gì nên có sự chuẩn bị phù hợp. Còn lại nhiều bạn đến phỏng vấn nhưng không biết nhà tuyển dụng cần vị trí gì, công việc như thế nào. Với việc thiếu định hướng như vậy thì đào tạo đang dẫn tới sự lãng phí lớn".

"Sinh viên ra trường không kiếm được việc làm tốt, lương thấp vì trình độ không đáp ứng thực tế. Nhiều em thay đổi tới 6 công việc trong vòng 2 năm, vậy là bao nhiêu kiến thức đào tạo chính ở trường sẽ rơi rụng hết" - TS. Nguyễn Ngọc Anh khẳng định.

Doanh nghiệp chê đại học Việt Nam mắc bệnh hàm lâm - Hình 1

Chi phí cao là cản trở với chương trình đào tạo nghề nghiệp - ứng dụng so với chương trình truyền thống.

Nhà trường "bất đồng" với nhà tuyển dụng

Trước yêu cầu đáp ứng nhu cầu xã hội đối với đào tạo ĐH, nhiều trường đang bắt tay triển khai chương trình đào tạo nghề nghiệp - ứng dụng thay vì nghiên cứu hàn lâm. Tuy nhiên, rất nhiều cản trở đặt ra khiến chương trình này không phát triển mạnh như mong muốn.

Theo như TS. Phạm Thị Ly, ĐH Quốc gia TP.HCM, một trong những lý do đó là: "Tâm lý trọng bằng cấp trong xã hội. Thói quen quan tâm đến bảng điểm hơn là tay nghề và khả năng thực sự của sinh viên ra trường của các nhà tuyển dụng đang ảnh hưởng lớn đến chương trình đào tạo nghề nghiệp-ứng dụng. Nếu theo chương trình này, sinh viên khó có được một bảng điểm đẹp bởi yêu cầu cao với dự ánthực hành, bài tập nhóm được đ.ánh giá bằng nhiều nguồn, nhấn mạnh đến kỹ năngthực hành".

Đồng quan điểm, ông Trần Viết Khanh, Phó Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết,sinh viên tham gia chương trình nghề nghiệp - ứng dụng được nhấn mạnh đến khả năng thực hành, bài tập nhóm, còn các sinh viên tham gia chương trình truyền thống chủ yếu học lý thuyết, đ.ánh giá qua thi cử nên điểm số sẽ cao hơn hẳn.

Cùng với đó GS.TS Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, học phí những chương trình truyền thống thấp hơn nhiều lần so với học phí của chương trình đào tạo nghề nghiệp - ứng dụng, khiến cho sự lựa chọn của người học với chương trình này không cao.

Sản phẩm đầu ra kém nhạy bén, sáng tạo

Chương trình đào tạo nghề nghiệp - ứng dụng được đ.ánh giá vượt trội về kiến thức thực tế, thực tập và ứng dụng, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy độc lập sáng tạo, nhạy bén và biết nắm cơ hội ngoài kiến thức chuyên môn như các chương trình truyền thống. Sinh viên chương trình này cũng được đ.ánh giá là tích cực, năng động và tự tin hơn. Sau khi tốt nghiệp, khả năng có việc làm của sinh viên cũng cao hơn...

Tuy nhiên, bài toán khó giải cản trở sự phát triển của chương trình này, theo GS.TS Phạm Quang Trung là phương thức đào tạo khác xa với cách truyền thống đào tạo của đa số các trường. Thực hiện thành công chương trình này đòi hỏi sự mạo hiểm và tiên phong, chấp nhận thách thức và trách nhiệm để đổi mới. Trong khi đó, TS. Phạm Thị Ly lại chỉ rõ tầm nhìn và chiến lược phát triển của các trường ĐH chưa rõ ràng.

"Hiện có 8 trường ĐH thực hiện chương trình này nhưng có tới 6/8 trường coi họ là trường định hướng nghiên cứu. Như vậy, nhà trường sẽ ưu tiên hướng nghiên cứu hàn lâm và sẽ là rào cản khi phát triển theo hướng thực hành nghề nghiệp vì đây là 2 định hướng hoàn toàn khác nhau" - TS. Phạm Thị Ly phân tích.

Theo bà Nguyễn Thị Lê Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT thì phát triển chương trình một cách hiệu quả và nhân rộng các trường cần rất nhiều thay đổi cả về chính sách, cả về nền nếp... Trước nhiều khó khăn, đặc biệt là về tài chính, học phí thì vấn đề đầu tư cùng nhà nước, đặc biệt vai trò của doanh nghiệp thị trường lao động cần rõ hơn và phải cùng tham gia, mới có thể chuyển đổi được trước yêu cầu của Chính phủ đạt 70-80% sinh viên theo học các chương trìnhnghề nghiệp - ứng dụng đến năm 2020.

Theo Giáo Dục Việt Nam


Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì về bằng tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang?
22:45:08 25/06/2024
Sao nam tân trang sắc đẹp: Phần nhiều như đeo mặt nạ
22:31:38 25/06/2024
Hàng xóm thương xót vợ chồng già t.ử v.ong trong nhà không ai biết ở Nam Định
23:10:21 25/06/2024
Chủ tịch CLB Hà Nội bất ngờ ẩn ý chuyện mong hoa hậu Đỗ Mỹ Linh sinh con lần hai?
20:50:39 25/06/2024
Nữ Cục trưởng được phong NSND ở t.uổi 45: Nguyên là Giám đốc Nhà hát, U50 yêu đời, thích cắm hoa và vẽ tranh
22:03:22 25/06/2024
Quang Lê tiết lộ làm ăn không thành với Mai Thiên Vân, bị đàn em lên mạng nói xấu
22:16:27 25/06/2024
Nhân vật khiến Hoài Tâm phải gọi là "sư tổ", sở hữu sân khấu riêng mang tên mình là ai?
22:15:00 25/06/2024
Bố chồng mới mất, tôi dọn phòng thì c.hết sững khi thấy giấy khám thai cùng kết quả xét nghiệm ADN
20:40:04 25/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC

Thế giới

06:01:56 26/06/2024
Bà von der Leyen - một trong những nhân vật theo đuổi đường lối tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine - được đảng Nhân dân châu Âu (EPP) ủng hộ. Đảng này dẫn đầu trong cuộc bầu cử EP vừa qua.

Món ăn này chỉ có vào mùa hè và nguyên liệu là "báu vật": Vừa bổ tỳ ích vị, an thần, dưỡng tim và giải nhiệt cơ thể

Ẩm thực

06:01:00 26/06/2024
Hôm nay chúng ta hãy dùng hạt sen tươi nấu canh. Món này sẽ mềm, tươi, ngon và bổ dưỡng. Cùng bắt tay vào thực hiện nhé!

4 phim Hàn lãng mạn hay nhất nửa đầu năm 2024

Phim châu á

05:56:28 26/06/2024
Trong nửa đầu năm 2024, khán giả đã được thưởng thức những câu chuyện tình yêu cực ngọt ngào và dưới đây là những tựa phim đáng xem nhất.

Sao nhí Câu Chuyện Hoa Hồng bị chê "không xứng là con gái Lưu Diệc Phi"

Hậu trường phim

05:54:19 26/06/2024
Vào vai con gái của thần tiên tỷ tỷ Lưu Diệc Phi trong Câu Chuyện Hoa Hồng, cô bé gặp nhiều áp lực, phải chịu những lời dè bỉu.

Mưa lớn gây sạt lở đường lên Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây, Lai Châu

Tin nổi bật

05:51:25 26/06/2024
Nhận được tin báo, lãnh đạo huyện Tam Đường đã có mặt tại hiện trường nắm bắt tình hình, động viên cán bộ, nhân viên khu du lịch nhanh chóng khắc phục hậu quả. Huyện sẽ sẵn sàng hỗ trợ khi cần.

Smilegate ấn định ngày phát hành của bom tấn mới, tiếp tục mang tin buồn tới cộng đồng game Việt

Mọt game

05:44:45 26/06/2024
Cách đây ít lâu, Smilegate - cha đẻ của Đột Kích đã khiến làng game quốc tế sững sờ khi thông báo ra mắt một tựa game nặng đô mới có tên Lord Nine.

Chi mạnh 300 triệu làm phim ngắn nhưng lại bị ví như quảng cáo game, "idol Top Top" bức xúc

Netizen

04:30:25 26/06/2024
Pun, tên thật là Phạm Diễm Quỳnh, sinh sống ở Hà Nội - idol Tóp Tóp khá nổi tiếng với cư dân mạng. Nhắc đến cô nàng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến niềm đam mê váy lolita, bồng bềnh kiểu công chúa, với những bộ cánh lên đến vài chục triệu...

4 mỹ nhân Việt mặc áo thun đẹp xuất sắc, gợi ý những cách phối đồ chuẩn sành điệu

Thời trang

23:12:20 25/06/2024
Áo thun luôn được yêu thích trong mùa hè vì độ nhẹ mát, thoải mái khi diện. Món thời trang này còn mang đến hiệu quả hack t.uổi và không hề kén người mặc.

Xét xử phúc thẩm bị cáo Đỗ Hữu Ca

Pháp luật

23:00:47 25/06/2024
Ngày mai 26/6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử theo kháng cáo của ông Đỗ Hữu Ca trong vụ án mà ông Ca bị truy tố về tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản .

Rapper đầu tiên của Việt Nam ra album kép

Nhạc việt

22:55:13 25/06/2024
Karik sẽ kỷ niệm 15 năm hoạt động nghệ thuật của mình bằng một album kép với tựa đề 421 , thể hiện sự tương phản trong âm nhạc của anh.

Đoạn video Á hậu Phương Nga phản ứng khi Bình An bị đứt dây chằng gây sốt MXH

Sao việt

22:46:04 25/06/2024
Diễn viên Bình An và Á hậu Phương Nga là một trong những cặp đôi trai tài gái sắc của showbiz Việt. Sau khi về chung một nhà, cả hai thường xuyên chia sẻ hoạt động đời thường trên mạng xã hội.