Sinh viên thi tài về an toàn thông tin ASEAN 2019
Các thí sinh sẽ làm bài thi trong 8 tiếng. Đề thi được xây dựng theo hình thức “cướp cờ”, nội dung bao gồm các thử thách thuộc 4 kỹ năng: khai thác lỗ hổng (web, phần mềm hệ thống), dịch ngược, điều tra số và mã hóa.
Sáng 3-11, tại trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU), 32 đội thi đến từ 14 trường ĐH khu vực phía Nam đã bắt đầu vào vòng sơ khảo cuộc thi “ Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2019″.
32 đội phía Nam nhận giấy chứng nhận thi sáng 3-11. Ảnh PHẠM ANH
Được biết, đây là năm thứ 12 cuộc thi này được tổ chức tại Việt Nam và là năm đầu tiên mở rộng ra khu vực ASEAN. Cuộc thi nhằm phát hiện, bồi dưỡng tài năng và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho sinh viên các Học viện, trường ĐH, qua đó khuyến khích, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, dạy – học và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trong các nhà trường.
Cuộc thi do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) và Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tổ chức. Và diễn ra đồng thời tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Riêng tại TP.HCM, trường ĐH Quốc tế Sài Gòn là trường ĐH đăng cai tổ chức với hai đội tham gia.
Theo ban tổ chức, đây cũng là năm có số đội thi tham gia nhiều nhất từ trước đến nay. Riêng vòng Sơ khảo năm nay có 72 đội thi đến từ 32 cơ sở đào tạo ĐH trong nước. Cụ thể, miền Bắc có 33 đội đến từ 14 trường, miền Trung có 07 đội đến từ 4 trường và miền Nam có 32 đội đến từ 14 trường. Mỗi đội thi gồm 4 thí sinh.
BTC hướng dẫn thí sinh cài đặt máy tính. Ảnh: P.ANH
Video đang HOT
Trao đổi với nhau trước khi thi. Ảnh: P.ANH
Các thí sinh chuẩn bị kỹ càng về máy tính trước giờ thi. Ảnh: P.ANH
Các đội thi đã sẵn sàng bước vào kỳ thi. Ảnh: P.ANH
Cả vòng thi Sơ khảo và Chung khảo đều được tổ chức thi tập trung, làm bài thực hành trực tuyến (online).
Theo đó, tại vòng Sơ khảo, các thí sinh sẽ làm bài thi trong thời gian 8 tiếng. Đề thi được xây dựng theo hình thức “Cướp cờ”, với dạng đề Vượt qua thử thách theo chủ đề, tổ chức dưới mô hình trò chơi chiến tranh, tập trung vào hai kỹ năng tấn công và phòng thủ mạng. Nội dung bao gồm các thử thách thuộc 4 kỹ năng: khai thác lỗ hổng (web, phần mềm hệ thống), dịch ngược, điều tra số và mã hóa.
Các đội thi được cấp tài khoản và kết nối tới máy chủ có cài đặt thử thách để đưa ra đáp án. Điểm của các thử thách trong mỗi vòng thi không cố định, thay đổi linh động theo số lượng đội giải thành công thử thách đó. Có 3 mức độ thử thách: dễ, trung bình và khó.
Sau vòng này, 10 đội Việt Nam xuất sắc nhất Vòng thi sơ khảo và các đội đại diện các nước ASEAN sẽ bước vào vòng thi Chung khảo sẽ được tổ chức vào ngày 29-11 tới tại Hà Nội.
PHẠM ANH
Theo PLO
Tiếp sức đến trường: Đặt niềm tin vào sự tử tế!
'Dù còn nhiều khó khăn nhưng mong các em đừng bao giờ chùn bước, đừng bao giờ từ bỏ mà hãy nuôi dưỡng khát vọng, đặc biệt là niềm tin vào sự tử tế', nhà báo Bùi Thanh nhắn nhủ với các sinh viên được trao học bổng Tiếp sức đến trường.
Nhà báo Bùi Thanh (bia trai) - ủy viên ban biên tập báo Tuổi Trẻ - cùng nhà tài trợ trao học bổng cho tân sinh viên - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Sáng 13-9, lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" cho 90 tân sinh viên bốn tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận được tổ chức tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Hơn 200 người dự buổi lễ đã bùi ngùi xúc động khi nghe câu chuyện kể trong nước mắt về ý chí vượt lên nghịch cảnh để nuôi ước mơ học đại học của hai nữ sinh viên Nguyễn Thị Hồng Hạnh (quê tỉnh Bình Định, sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) và Nguyễn Thị Tuyết Phượng (quê tỉnh Khánh Hòa, sinh viên ngành dược học, Trường ĐH Y dược TP.HCM).
Hạnh mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi lên 4, lớn lên bằng tình thương yêu của ông bà ngoại đã xấp xỉ tuổi 90. Ngày Hạnh lên xe vào TP.HCM nhập học, hành trang chỉ có 700.000 đồng của ngoại, 250.000 đồng của cô chủ nhiệm cho và một khoản tiền ít ỏi vay mượn của những người bà con ở quê, đủ tiền đóng học phí nửa học kỳ.
Mỗi ngày chỉ dám dùng 40.000 đồng để ăn uống và tới nay trong tay chỉ còn 200.000 đồng, Hạnh chưa biết làm thế nào để tiếp tục ăn ở và học hành.
Còn Phượng, ngày nhận giấy báo trúng tuyển vào Trường ĐH Y dược TP.HCM, bạn "khóc cạn nước mắt vì nghĩ không thể nào thực hiện được giấc mơ vào giảng đường". Năm Phượng lên 6 tuổi, anh trai 7 tuổi thì mẹ qua đời, một tay người cha làm lụng nuôi hai anh em.
Bốn năm trước, ba Phượng bị tai nạn lao động, nằm liệt giường đến nay. Anh trai học cao đẳng ở Nha Trang, Phượng vừa đi học, vừa làm ruộng, lo việc nhà, chăm sóc ba và bà nội gần 70 tuổi...
Hạnh, Phượng cùng hai bạn có hoàn cảnh rất khó khăn khác đã được ban tổ chức quyết định trao học bổng đặc biệt, mỗi suất 15 triệu đồng. Hai bạn tâm sự rằng đây là số tiền rất lớn, giúp các bạn tiếp tục tự tin, vượt lên khó khăn bước đầu để đến giảng đường, tiếp tục thực hiện ước mơ học tập của mình. Đó là quyết tâm không chỉ của Phượng, của Hạnh mà còn của 88 tân sinh viên khác ở bốn tỉnh cùng nhận học bổng "Tiếp sức đến trường".
Phát biểu tại buổi lễ trao học bổng, nhà báo Bùi Thanh - ủy viên Ban biên tập báo Tuổi Trẻ - nhắn nhủ: "Chặng đường sắp tới còn rất nhiều khó khăn nhưng mong các em đừng bao giờ chùn bước, đừng bao giờ từ bỏ mà hãy nuôi dưỡng khát vọng, đặc biệt là niềm tin vào sự tử tế. Nếu sau này các em thành đạt, hãy nghĩ về những hoàn cảnh như các em để quay lại tiếp sức cho thế hệ sau".
Ông Phan Thông - phó chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa - bày tỏ: "Sự tiếp sức kịp thời của học bổng "Tiếp sức đến trường" do báo Tuổi Trẻ khởi xướng đã trao thêm cơ hội để các em được viết tiếp ước mơ, để một ngày gần đây các em trở thành những kỹ sư, cử nhân giỏi và quay lại tiếp sức cho đàn em".
Những cuộc tiếp sức bất ngờ
Một cuộc hội ngộ bất ngờ, đầy xúc động tại chương trình trao học bổng "Tiếp sức đến trường" ở Khánh Hòa giữa cô Đinh Thị Quỳnh Ly (giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của Nguyễn Thị Hồng Hạnh) và Hạnh. Hạnh nói: "Cô Ly như người mẹ của tôi, không có cô Ly tôi không biết có vào được đại học không". Mang đến buổi lễ một cuốn từ điển tiếng Anh loại lớn, cô Ly tâm sự: "Hạnh mơ ước có được 1 cuốn từ điển tiếng Anh lớn nhưng mấy trăm ngàn để mua cuốn sách này là quá lớn với em. Cô tặng Hạnh, mong em tiếp tục học giỏi để viết trang sách đẹp cho cuộc đời mình".
Bất ngờ cũng đến với Nguyễn Thị Tuyết Phượng. Sau câu chuyện về hoàn cảnh bi đát của Phượng, cuối buổi lễ, Tổng công ty Khánh Việt (KHATOCO) đã quyết định tài trợ học phí suốt khóa đại học dành cho bạn. Chị Trần Thị Bích Trâm, một cựu sinh viên khó khăn từng nhận học bổng "Tiếp sức đến trường" của Tuổi Trẻ vào năm 2010, cũng dành 2 triệu đồng để "tiếp sức" cho Hạnh và Phượng.
Bất ngờ chưa dừng lại ở đó. Tuổi Trẻ ngày 13-9 có bài viết "Học dưới ánh đèn đường", viết về bạn Bùi Thị Thanh Nguyệt ở ngoại ô TP Nha Trang (Khanh Hoa). Một nhà hảo tâm là cựu binh Trường Sa sống tại Nha Trang, sau khi đọc bài báo này, đã quyết định hỗ trợ học phí 4 năm đại học, cho Nguyệt ở trọ miễn phí tại TP.HCM và giúp chỗ làm thêm với lương 6 triệu đồng/tháng.
Một nhà hảo tâm khác ở Nha Trang cũng đã tặng ba chiếc xe đạp cho ba tân sinh viên khó khăn khác ở tỉnh Khánh Hòa...
Theo tuoitre
Ý tưởng khởi nghiệp 'Muzzy' của sinh viên được đầu tư 1 tỉ đồng Dự án "Muzzy" vừa giành giải nhất cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp (CIC 2019) của ĐH Quốc gia TP.HCM, công bố ngày 14-9. Lê Văn Nhất và Trần Ngọc Thảo Vy được trao giải nhất với dự án Muzzy - Ảnh: TRỌNG NHÂN Đây là ý tưởng của của 2 sinh viên Lê Văn Nhất (ĐH Bách khoa ĐH Quốc gia TP.HCM)...