Sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề
Một khảo sát mới nhất được công bố tại hội thảo khoa học “Giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động ở Việt Nam” do Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN vừa tổ chức cho thấy sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề.
Học chỉ cần có bằng đại học
Cuộc hội thảo nằm trong dự án Nghiên cứu chính sách hợp tác với Quỹ Rosa – Luxemburg của CHLB Đức. Theo khảo sát công bố tại hội thảo, trong số gần 3.000 sinh viên đã tốt nghiệp được hỏi, có 73% sinh viên (SV) tìm được việc sau khi tốt nghiệp, song có tới 58,2% SV tốt nghiệp không biết xin việc ở đâu, 42% không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, 27% không xin được việc vì lý do ngành học không phù hợp với thị trường, thậm chí có 18% SV không tìm được việc vì nhà tuyển dụng không biết đến ngành đào tạo.
Từ góc độ người giảng dạy, TS. Trịnh Văn Tùn và Ths. Phạm Huy Cường, Trường ĐH KH XH & NV – ĐHQGHN đã có nghiên cứu điều tra sự gắn bó giữa ngành đào tạo và nghề kì vọng nhìn từ góc độ hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp của/cho SV ĐHQGHN. Kết quả điều tra cho thấy, đa số SV đều chưa có một định hướng cụ thể nào cho nghề nghiệp của họ sau khi tốt nghiệp với con số 70% trả lời “đã nghĩ tới công việc rồi nhưng chưa chắc chắn và không có nhiều thông tin về hệ thống nghề” gắn với định hướng đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, một bộ phận lớn SV sau khi đã đi gần hết quá trình đào tạo trong trường đại học, chuẩn bị bước vào môi trường lao động nghề nghiệp, thì họ còn thiếu một định hướng đầy đủ và cụ thể cho nghề nghiệp của mình.
TS. Trịnh Văn Tùn cho hay: “Ở đây chúng tôi mới chỉ đánh giá được ở góc độ tinh thần, tâm thế của SV và đặc biệt là sự khiếm khuyết thông tin về các nghề gắn với ngành đào tạo. Do vậy, mức độ mù mờ trong định hướng nghề của SV là rất cao. Họ nghĩ đến việc làm nhưng không biết làm việc gì cụ thể để phát huy kiến thức và kĩnăng học được từ ngành học. Như vậy, mối liên hệ được kì vọng là chặt chẽ giữa bên cung lao động và cầu lao động chưa đạt được”.
Cũng theo kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm trong nghiên cứu của TS Tùn, cho thấy rằng, một bộ phận không nhỏ SV ngay từ khi lựa chọn ngành học và trong quá trình học, đã không có một sự định hướng cụ thể và “cũng không được ai khuyên” về các nghề gắn với ngành học của mình. Việc SV tiếp cận và theo học chuyên môn hiện tại của mình đôi khi xuất phát từ một điều ngẫu nhiên, từ một kinh nghiệm gia đình, bè bạn hoặc chỉ đáp ứng được nhu cầu “có bằng đại học”.
Video đang HOT
Sinh viên cần trang bị nhiều kỹ năng mới có khả năng tìm được việc làm ngay sau khi ra trường.
Doanh nghiệp thờ ơ với SV mới ra trường
Phân tích về chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo, bà Vũ Thu Hà, giám đốc công ty CP ứng dụng tâm lý Hoa Mặt Trời, cho biết: “Theo một thống kê, có đến 94% SV mới ra trường khi đi làm cần được đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Trong đó, các nội dung cần đào tạo lại có 92% về nghiệp vụ chuyên môn, 61% về kỹ năng mềm cơ bản, 53% về kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa… Điều đáng nói là trong quá trình tuyển dụng, không ít lần chúng tôi gặp phải đó là SV, kể cả những SV có bằng loại giỏi nhưng lại rất yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là những kỹ năng thực hành để bắt tay ngay vào công việc. Nhiều SV còn chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình, còn mơ hồ với năng lực và khả năng của mình cũng như không biết bản thân có phù hợp với nghề đã chọn nữa hay không”.
Các chuyên gia cho biết một điểm yếu khác mà SV hiện nay thường mắc phải là khả năng ngoại ngữ, tin học và kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng còn rất yếu kém. Nhiều SV bị trượt ngay từ vòng phỏng vấn do yếu kém ngoại ngữ và tin học văn phòng. Khi vào làm việc, nhiều SV lúng túng khi phải sử dụng những thiết bị như máy in, máy fax, máy photocopy… và điều này thường gây khó chịu cho nhà tuyển dụng.
Bà Hà cho rằng: “Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ với SV mới ra trường. Họ cho rằng phải mất nhiều thời gian để đào tạo lại SV tốt nghiệp từ những kỹ năng cơ bản như soạn thảo văn bản, gửi email cho đến giao tiếp, tác phong làm việc. Bù lại, họ tập trung tuyển chọn những cá nhân có nhiều kinh nghiệm làm việc để bắt tay ngay vào công việc của họ yêu cầu. Điều này trực tiếp làm giảm đi cơ hội có được việc làm cho các SV khi mới tốt nghiệp ra trường”.
Bà Hà đề nghị: “Cần phải thay đổi hệ thống, phương pháp, nội dung giáo dục ngay tại các cơ sở đào tạo. Theo chúng tôi, hiện tại, các chương trình đào tạo tại các trường đại học mang tính hàn lâm, rập khuôn một chiều, ít gợi mở tính sáng tạo cho người học, quá trình giáo dục thiếu chủ động vì thế chúng cũng tạo ra nguồn nhân lực thụ động, với kiến thức cái gì cũng biết nhưng biết không đến nơi đến chốn. Cần có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và các đơn vị tuyểndụng. Về phía nhà trường, nên đưa chương trình đào tạo kỹ năng vào chương trình chính thức”.
Đưa ra giải pháp nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm cho SV tốt nghiệp ra trường, TS. Phạm Mạnh Hà, khoa Tâm lý học, Trường ĐH KH XH&NV, cho rằng một trong những biện pháp mang tính khả thi cao nhằm giúp các SV nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp đó là trang bị ngay cho họ những kỹ năng mềm cần thiết (kỹ năng phỏng vấn xin việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng định vị bản thân…) trước khi các em tốt nghiệp ra trường. Ngoài các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành thì SV cần được trang bịthêm những kiến thức và kỹ năng xã hội để có thể hòa nhập dễ dàng với thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.
TS Hà kiến nghị: “Các chương trình tập huấn kỹ năng nên được tổ chức thường xuyên, có chất lượng ngay từ năm thứ nhất đến năm thứ tư với các nội dung tập huấn được sắp xếp phù hợp với tính chất của từng năm học. Ví dụ năm thứ nhất, SV cần được trang bị kiến thức và kỹ năng định vị bản thân và xây dựng mục tiêu nghề nghiệp, năm thứ tư SV lại cần được rèn các kỹ năng tìm kiếm việc làm và phỏng vấn xin việc… Chương trình tập huấn kỹ năng cần được bổ sung vào chương trình học tập chính khóa nhưng vì đây là một môn học mang tính thực hành cao do đó cần được các giảng viên chuyên nghiệp trong giảng dạy kỹ năng đảm nhiệm. Tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm biện pháp tác động này một cách nghiêm túc và khoa học để từ đó áp dụng vào chương trình đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng”.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Bình Định: Gần 2 tỷ đồng hỗ trợ đào tạo nhân lực trình độ cao
Chiều 2/12, Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Bình Định đã tổ chức hội thảo khoa học thực hiện chế độ khuyến khích đối với nhân lực có trình độ cao và hỗ trợ một lần cho 133 đối tượng thuộc chuyên khoa cấp 1, 2, Tiến sĩ, Thạc sĩ, sinh viên ĐH tốt nghiệp loại giỏi.
Dịp này, chương trình đã hỗ trợ tổng số tiền 1.955 triệu đồng tới 133 đối tượng gồm: Bác sĩ chuyên khoa cấp 1,2; Tiến sĩ, Thạc sĩ và sinh viên tốt nghiệp loại giỏi.
Cụ thể: Hỗ trợ cho đối tượng Tiến sĩ 2 người (30 triệu đồng); Thạc sĩ 112 người (1.695 triệu đồng); Bác sĩ chuyên khoa cấp 1: 10 người (100 triệu đồng); Bác sĩ chuyên khoa cấp 2: 4 người (80 triệu đồng); SV tốt nghiệp đại học loại giỏi 5 người (50 triệu đồng).
Đại diện Sở Khoa học - công nghệ tỉnh Bình Định trao tiền hỗ trợ tới các nhân lực có trình độ cao.
Chương trình hỗ trợ nhằm bổ sung hoàn thiện các chính sách của tỉnh Bình Định với mục tiêu huy động tối đa trí tuệ tập thể và tài năng cá nhân của các nhà khoa học và công nghệ (KH-CN); tôn vinh các nhà KH yêu ngành, yêu nghề, say mê với KH, khen thưởng, đãi ngộ đối với những người có cống hiến xuất sắc trong nghiên cứu KH và phát triển CN; tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ KH-CN trong tỉnh có thu nhập thỏa đáng.
Được biết, trong 5 năm qua (2007-2011), trong chương trình hỗ trợ chính sách một lần đối với nhân lực trình độ cao của tỉnh Bình Định đã có 631 đối tượng được hưởng chính sách (trong đó có 6 Tiến sĩ; 6 Bác sĩ chuyên khoa 2; 318 Thạc sĩ; 30 Bác sĩ chuyên khoa 1; 50 SV tốt nghiệp ĐH loại giỏi; 191 SV tốt nghiệp ĐH loại Khá) với tổng kinh phí 7.325 triệu đồng.
Doãn Công
Theo dân trí
Đau đầu, xấu hổ vì bằng đại học giả Thời gian qua tại nhiều trường ĐH ở TP.HCM đã phát hiện hàng trăm trường hợp sử dụng bằng giả được làm rất tinh vi. Điều đáng nói là các "cò" vẫn nhởn nhơ mua bán mà không hề bị xử lý. Cứ kiểm tra là phát hiện bằng giả Vừa qua, Phòng Đào tạo -Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM nhận thư yêu...