Sinh viên Tây sang ta học y

Theo dõi VGT trên

Đông bênh nhân, nhiêu bênh hiêm ma thê giơi không co, lam viêc trong môi trương không đây đu phương tiên… la nhưng yêu tô khiên cac bênh viên ơ VN thu hut nhiêu sinh viên y khoa nươc ngoai tơi hoc viêc.

Sinh viên Tây sang ta hoc y - Hình 1

Bác sĩ Đinh Thị Thảo Mai – phó khoa nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy – hướng dẫn Daniel Klaphake (sinh viên ĐH Y khoa Innsbruck, Áo) chẩn đoán cho bệnh nhân – Anh: Binh Minh

Trong không khí hối hả và bận rộn ở phòng cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), một cô gái dáng người nhỏ nhắn đang chăm chú quan sát các bác sĩ khám cho bệnh nhân.

Thi thoảng cô lại đặt câu hỏi và cẩn thận ghi chép lại. Cô là Nguyễn Hoàng Linh, sinh viên ĐH Griffith (Úc), thực tập tại khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy.

Linh sinh ra và lớn lên tại Úc. Suốt 27 năm qua, Linh chỉ được biết về VN qua sách báo và chỉ một lần về VN chơi cùng gia đình vào đầu năm 2010.

Cơ hội thực tập

Đến thực tập tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các học viên được cọ xát nhiều với thực tế và nhìn thấy các bệnh ít gặp nơi họ sinh sống.

Bác sĩ Lâm Văn Hoàng, phó khoa nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết ngoài môi trường phong phú về bệnh tật, Chợ Rẫy còn là nơi tập trung nhiều ca khó, nặng của cả miền Nam và miền Trung như đái tháo đường có biến chứng nặng – đặc biệt biến chứng bàn chân, hôn mê do nhiễm axit tonic, bệnh lý tuyến giáp, cường giáp có biến chứng…

Một trong những nguyên nhân khiến các ca bệnh tại VN nặng hơn là bệnh nhân nhập viện muộn, đợi đến lúc bệnh trở nặng mới đi khám. Trong khi đó, phần lớn bệnh nhân ở nước ngoài đến bệnh viện từ rất sớm nên các bệnh đều ở mức độ nhẹ.

“Ở Úc, gan vàng chút xíu là người ta vô nhà thương rồi, ở đây bệnh nhân bị nặng đến mức cơ thể xuất huyết tím hết. Trước đây tôi chỉ đọc trong sách, lúc gặp mới biết người ta bị xuất huyết thế nào” – Linh kể về một trường hợp mà cô gặp chỉ trong ngày đầu tiên vừa vào khoa.

Theo BS Hoàng, học viên thường chọn học tại khoa cấp cứu, khoa phỏng, khoa nội tiết hay khoa bệnh nhiệt đới, vì bên cạnh các ca nặng còn có các ca hiếm gặp ở những nước tiên tiến. Đây cũng là một trong những điểm thu hút sinh viên nước ngoài sang Bệnh viện Chợ Rẫy học.

Khi được chúng tôi hỏi về những cảm xúc trong thời gian ở khoa, nét mặt của Julian Kelman, sinh viên ĐH Newcastle (Úc), thực tập tại khoa phỏng, thoáng chút sợ hãi: “Ở Úc chúng tôi rất ít gặp trường hợp phỏng điện, cũng không có ai dùng axit để tấn công người khác, nên lần đầu tiên đến khoa tôi sợ và bị sốc khi thấy bệnh nhân quằn quại vì đau đớn”.

Video đang HOT

Tương tự, Eva Unterpaintner, sinh viên ĐH Regensburg (Đức), chia sẻ: “Lần đầu tiên thấy người ta bị phỏng, toàn thân cháy đen, tôi sợ kinh khủng”. Nói rồi cô lắc đầu bảo mong sao mình có thể làm gì đó để cứu các bệnh nhân đang oằn mình vì những cơn đau.

Bên cạnh làm quen với các ca bệnh hiếm gặp, học viên phải tập làm việc trong môi trường thiếu dụng cụ, điều ít gặp ở các bệnh viện nước ngoài. TS.BS Lâm Việt Trung, trưởng khoa ngoại tiêu hóa Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết để tiết kiệm chi phí, đặc biệt là trong các phẫu thuật đòi hỏi dụng cụ mắc tiền như nội soi, các bác sĩ VN thường tìm cách cải tiến các dụng cụ nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh và chất lượng cuộc phẫu thuật. Điều này giúp học viên nâng cao kỹ năng thực hành, đồng thời linh hoạt hơn trong quá trình khám, chữa bệnh.

“Ở Đức chúng tôi dùng máy khâu vết thương, nhưng thời gian ở đây tôi đã học khâu bằng tay” – Eva nói, không quên “khoe” tay nghề của cô đã khá hơn rất nhiều nhờ tập làm những công việc đơn giản ấy.

Một điểm khác biệt nữa giúp học viên có thêm kinh nghiệm là số bệnh nhân ở bệnh viện VN rất đông, đòi hỏi bác sĩ phải làm việc nhanh nhạy hơn.

Theo Daniel Klaphake – sinh viên ĐH Y khoa Innsbruck (Áo), tại Đức quê hương anh, mỗi phòng chỉ có bốn bệnh nhân, mỗi bệnh nhân nằm giường riêng, trong khi VN có tới 16 bệnh nhân/phòng, tức nhiều gấp 2-3 lần và hai bệnh nhân phải nằm chung giường.

“Ở Úc, trong ca trực cấp cứu tám tiếng, một bác sĩ chỉ khám được 8-10 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân họ khám khoảng 30 phút. Nhưng ở VN cùng thời gian đó, bác sĩ phải khám đến mấy chục bệnh nhân, bắt buộc phải thao tác lẹ hơn vì chỉ có gần 10 phút để khám cho một người. Hơn nữa ở Úc lúc học cái gì cũng đủ hết, tôi chỉ biết cách khám bệnh lúc có đủ phương tiện chứ lúc thiếu thì không biết làm sao” – Linh chia sẻ về điểm nổi bật mà cô nhận thấy tại các bệnh viện VN.

Tôi yêu VN

Daniel đến VN và ở cùng một người bạn ngay khu trung tâm TP. Anh cho biết bên cạnh việc muốn thử sức ở môi trường bệnh viện thật sự khác với các nước châu Âu, lý do lớn nhất khiến anh sang VN thực tập là vì anh yêu đất nước và con người VN.

“Tôi rất muốn tìm hiểu thêm về nơi này, vì thế tôi nghĩ sang đây thực tập là cách tốt nhất vì có nhiều cơ hội tiếp xúc với người bản xứ” – anh nói.

Chính vì suy nghĩ ấy nên ngoài học tập kinh nghiệm, Daniel còn quan sát những điểm khác biệt về văn hóa giữa VN và quê hương mình.

“Ở bệnh viện VN, mỗi bệnh nhân luôn có 2-3 người thân chăm sóc, giúp người bệnh thay đồ, thay khăn trải giường. Điều này rất thú vị. Còn ở Đức bệnh nhân thường phải ở một mình, mọi việc có y tá làm hết vì thân nhân thường rất bận nên ít khi vào thăm. Cách vài bữa họ mới vào thăm một lần” – anh cười bày tỏ sự khâm phục tình cảm gắn bó mà những người thân trong gia đình ở VN dành cho nhau.

Dù bận rộn với lịch học cách mấy, Daniel vẫn cố gắng dành những ngày cuối tuần để tham quan nhiều địa điểm ở VN như Mũi Né, sông Mekong hay Cần Thơ.

“Tôi nhất định sẽ quay lại VN để du lịch vì đây là một đất nước tuyệt vời. Người VN lại cực kỳ dễ thương, thân thiện. Thức ăn ở VN ngon vô cùng, tôi rất thích phở và gỏi cuốn. Tôi yêu Cần Thơ, yêu cả chợ nổi nữa” – Daniel liến thoắng kể về những tình cảm thôi thúc anh lên kế hoạch quay lại VN ngay khi còn chưa kết thúc khóa học.

Theo Tuoitre

Tiến sĩ 8X Việt Nam xuất bản sách Y khoa giảng dạy đại học tại Pháp

Cuốn sách do Tiến sĩ Vũ Hải Vinh viết được dùng làm tài liệu giảng dạy cho các sinh viên Y khoa tại Pháp. Vũ Hải Vinh sinh năm 1982, công tác tại khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng, hiện đang nghiên cứu tại Đại học Aix-Marseille, Cộng hòa Pháp)

Cuốn sách viết về một bệnh truyền nhiễm thường gặp trên các bệnh nhân nhiễm trùng HIV và được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX, được xuất bản trong cuốn Mycologie Médicale.

Tiến sĩ 8X Việt Nam xuất bản sách Y khoa giảng dạy đại học tại Pháp - Hình 1

Tiến sĩ Vũ Hải Vinh.

Nổi danh với nhiều công trình nghiên cứu Y học

Tiến sĩ Vũ Hải Vinh sang Pháp từ năm 2010 - 2013 nghiên cứu ngành Bệnh học người, chuyên ngành, Bệnh Truyền nhiễm. Trong thời gian nghiên cứu tại đây, Vũ Hải Vinh đã có 13 công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí Y học quốc tế uy tín, trong đó có nghiên cứu về nhiễm nấm Penicillium marneffei - một bệnh truyền nhiễm thường gặp trên các bệnh nhân nhiễm trùng HIV và được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX, được xuất bản trong cuốn Mycologie Médicale, dùng làm làm tài liệu giảng dạy cho các sinh viên Y khoa. Ngoài 13 công trình nghiên cứu, Vinh còn có 12 bài phát biểu tại hội thảo khoa học quốc tế về Y học.

Chia sẻ với PV Dân trí, Tiến sĩ Vũ Hải Vinh khiêm tốn cho biết: "Tôi không dám nhận là "thành tích" hay "có bí quyết thành công". Trong thời gian học tập và làm việc tại CH Pháp, được sự ủng hộ, tạo điều kiện của bệnh viện Việt Tiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn, dìu dắt của các giáo sư tại Pháp, tôi đã may mắn có được những công trình đó".

Tiến sĩ 8X Việt Nam xuất bản sách Y khoa giảng dạy đại học tại Pháp - Hình 2

Tiến sĩ Vũ Hải Vinh trong lễ bảo vệ luận án Tiến sỹ: GS TS Philippe Brouqui, TS Lionel Alméras, PGS TS Sarah Bonnet, Vinh, PGS TS Nathalie Boulanger, TS Dorothée Missé, GS TS Philippe Parola (từ trái sang phải).

Tiến sĩ 8X Việt Nam xuất bản sách Y khoa giảng dạy đại học tại Pháp - Hình 3

Tiến sĩ Vũ Hải Vinh và GS TS Philippe Parola.

Ngoài thời gian nghiên cứu, Hải Vinh còn tham gia lên lớp cho các sinh viên tại trường Đại học Y Marseille để có thêm cơ hội "cọ xát", trao đổi và thảo luận cùng các bạn sinh viên.

Tiến sĩ Vinh cho hay, trong thời gian học tập và làm việc tại Pháp, các giáo sư Pháp đều rất hứng thú trong việc có thể giúp đỡ và hợp tác với Việt Nam. Hy vọng rằng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các giáo sư, sự lãnh đạo và ủng hộ của Ban giám đốc bệnh viện, Ban lãnh đạo khoa cùng các cơ quan liên quan, mọi người có thể chung tay làm được một điều gì đó, dù nhỏ nhoi, đóng góp cho sự hợp tác hai bên trong y học cũng như nghiên cứu khoa học, cho các bệnh nhân và cho y học.

Mong muốn được tiếp tục cống hiến tại Việt Nam

Những người đi học nước ngoài, khi có cơ hội được ở lại làm việc là họ sẽ ở lại ngay vì ở đó thực sự có môi trường làm việc tốt. Tuy nhiên, sau khi bảo vệ xong Tiến sĩ, Vũ Hải Vinh có mong muốn trở lại Việt Nam, trở lại công tác tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng làm việc.

Hải Vinh chia sẻ: Thực sự thì tôi phải thừa nhận là điều kiện và môi trường làm việc tại CH Pháp nơi tôi học tập, cũng như các quốc gia phát triển khá lý tưởng. Rất nhiều du học sinh Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác đều thực sự bị cuốn hút bởi được công tác trong một điều kiện đầy đủ, một môi trường chuyên nghiệp, cùng các nhà khoa học lớn, nơi họ thực sự được làm việc, được cống hiến và được đãi ngộ xứng đáng. Vì vậy mà có khá nhiều bạn đã lựa chọn ở lại công tác ở nước ngoài thay vì về Việt Nam.

"Đối với cá nhân tôi, khi được làm việc trong một trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới, cùng các giáo sư, các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới mà tôi theo đuổi, sức cuốn hút đó thật khó cưỡng lại. Cũng đã khá nhiều lần, tôi băn khoăn khi không biết nên lựa chọn như thế nào. Tuy nhiên, cuối cùng thì mong muốn được trở về quê hương đã chiến thắng, tôi lựa chọn quay về bệnh viện Việt Tiệp công tác, tiếp tục chăm sóc các bệnh nhân và bước đi con đường nghiên cứu mà mình đã lựa chọn, với mong muốn được đóng góp chút sức lực nhỏ bé của mình cho các bệnh nhân và cho y học" - Vinh tâm sự.

Mong ước của Tiến sĩ Vinh là được khám, chữa bệnh cho bệnh nhân, được tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học mà mình theo đuổi, được tiếp tục lên lớp trao đổi kiến thức cùng các bạn sinh viên, được có thời gian chăm sóc gia đình và con cái. Đó cũng là những dự định mà Vinh muốn thực hiện trong thời gian sắp tới trở về Việt Nam, tiếp tục công việc chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện, rồi bắt tay tiếp tục công việc nghiên cứu khoa học.

Tiến sĩ 8X Việt Nam xuất bản sách Y khoa giảng dạy đại học tại Pháp - Hình 4

Từ trái sang: Tiến sĩ Lionel Alméras, Tiến sĩ Vũ Hải Vinh, và PGS TS Phạm Hoàng Hiệp (PGS trẻ nhất Việt Nam năm 2011).

Nghiên cứu bắt đầu từ những đề tài nhỏ

Về vấn đề người Việt trẻ trong nước hiện nay rất ngại tham gia nghiên cứu khoa học có phải do điều kiện, môi trường không đáp ứng, không hoàn toàn nhất trí với quan điểm này, Tiến sĩ Vinh cho rằng: "Hiện Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu được công bố và đăng tải trên các tạp chí quốc tế uy tín, khi so sánh với các quốc gia phát triển.Một phần là do điều kiện, môi trường nghiên cứu của mình chưa thực sự đáp ứng, một phần do chính bản thân các bạn thiếu sự chủ động trong việc tham gia nghiên cứu khoa học, và có lẽ một phần do thiếu sự dìu dắt, hướng dẫn của các thế hệ đi trước".

Tiến sĩ Vinh, ví dụ, như một số bạn có suy nghĩ rằng nghiên cứu khoa học là cái gì đó rất lớn lao và rất khó khăn khi thực hiện, tuy nhiên không hoàn toàn như vậy. Chúng ta có thể bắt đầu bằng những đề tài nhỏ để học hỏi kinh nghiệm trước khi thực sự bắt tay tiến hành những công trình lớn hơn. Một số bạn khi đã tham gia rồi vẫn giữ tâm lý "nghiên cứu cho thày/cô, cho giáo sư, hay cho bố mẹ" chứ không phải cho chính mình, bị động đợi thày/cô "giao" tài liệu tham khảo cho đọc, "giao" việc cho làm, mà thiếu sự trăn trở, chủ động tìm tòi, thiếu tinh thần tự học, tự suy nghĩ và chủ động đặt câu hỏi khi có thắc mắc.

"Hoàn cảnh sẽ chẳng bao giờ thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của mình, vì vậy, chính chúng ta cần phải cố gắng để thích nghi với nó; điều kiện, môi trường còn chưa đáp ứng, chúng ta cần góp phần để xây dựng cho phù hợp, chứ không thể cứ ngồi chờ đến khi có điều kiện phù hợp thì mới tham gia nghiên cứu, điều đó chỉ có thể xảy ra trong chuyện cổ tích thôi" - Tiến sĩ Vinh nói.

Hồng Hạnh

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ảnh chung siêu hiếm của Á hậu Phương Nhi và chồng thiếu gia VingroupẢnh chung siêu hiếm của Á hậu Phương Nhi và chồng thiếu gia Vingroup
07:18:18 15/01/2025
Trấn Thành bao giờ mới thôi vạ miệng?Trấn Thành bao giờ mới thôi vạ miệng?
07:23:23 15/01/2025
Đại hội bóc mẽ Weibo: "Em gái quốc dân" Quan Hiểu Đồng hứng chỉ trích vì tặng quà 350.000 đồng, cả dàn sao lương bạc tỷ lộ tính keo kiệtĐại hội bóc mẽ Weibo: "Em gái quốc dân" Quan Hiểu Đồng hứng chỉ trích vì tặng quà 350.000 đồng, cả dàn sao lương bạc tỷ lộ tính keo kiệt
07:15:04 15/01/2025
Nữ chính phim Việt giờ vàng xấu tính, vô duyênNữ chính phim Việt giờ vàng xấu tính, vô duyên
05:57:28 15/01/2025
Kinh hoàng tội ác của Diddy: Cưỡng bức tập thể, dùng điều khiển tivi hành hạ 1 cô gáiKinh hoàng tội ác của Diddy: Cưỡng bức tập thể, dùng điều khiển tivi hành hạ 1 cô gái
07:20:29 15/01/2025
Nghệ sĩ Phương Dung: Từng bỏ nghề mười mấy năm vì đi theo tiếng gọi con timNghệ sĩ Phương Dung: Từng bỏ nghề mười mấy năm vì đi theo tiếng gọi con tim
06:00:53 15/01/2025
Houthi tuyên bố phóng tên lửa bội siêu thanh tấn công Bộ Quốc phòng IsraelHouthi tuyên bố phóng tên lửa bội siêu thanh tấn công Bộ Quốc phòng Israel
06:39:33 15/01/2025
Sao 'The Glory' liệu có 'thụt lùi' với vai nữ chính trong phim 19+?Sao 'The Glory' liệu có 'thụt lùi' với vai nữ chính trong phim 19+?
05:59:02 15/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những chấn thương thường gặp khi chơi Pickleball và cách phòng tránh

Những chấn thương thường gặp khi chơi Pickleball và cách phòng tránh

Sức khỏe

08:02:38 15/01/2025
Tuy nhiên, như bất kỳ môn thể thao nào, Pickleball cũng tiềm ẩn nguy cơ chấn thương nếu người chơi không cẩn thận. Những chấn thương phổ biến bao gồm bong gân, căng cơ, rách cơ, viêm gân hoặc chấn thương do ngã.
Cuộc sống mẹ đơn thân của Diệp Lâm Anh trước khi có tình yêu mới

Cuộc sống mẹ đơn thân của Diệp Lâm Anh trước khi có tình yêu mới

Sao việt

07:58:33 15/01/2025
Trước khi công khai bạn trai mới, bà mẹ đơn thân Diệp Lâm Anh từng có khoảnh thời gian suy sụp vì đổ vỡ hôn nhan, sợ yêu vì tốn thời gian.
Không thời gian - Tập 29: Đại né tránh sự quan tâm của Tâm, ông Nậm ngất xỉu

Không thời gian - Tập 29: Đại né tránh sự quan tâm của Tâm, ông Nậm ngất xỉu

Phim việt

07:27:36 15/01/2025
Đại tỏ ra né tránh cử chỉ quan tâm của cô giáo Tâm. Ông Nậm lên đơn vị để chăm sóc con trai lại bất ngờ bị ngất xỉu sau khi tập thể dục.
Nữ ca sĩ nổi tiếng bị chồng cầu thủ trơ trẽn ngoại tình với gái hộp đêm ở nước ngoài

Nữ ca sĩ nổi tiếng bị chồng cầu thủ trơ trẽn ngoại tình với gái hộp đêm ở nước ngoài

Sao châu á

07:10:20 15/01/2025
Những tình tiết trong drama ngoại tình liên quan tới vợ chồng sao nữ này đã khiến công chúng không khỏi ngỡ ngàng.
Mẹ cầu thủ Xuân Mạnh vay lãi, bán trâu để mua giày tập cho con

Mẹ cầu thủ Xuân Mạnh vay lãi, bán trâu để mua giày tập cho con

Sao thể thao

06:47:03 15/01/2025
Biết Phạm Xuân Mạnh cần đôi giày tập, nhà không có tiền, bà Phan Thị Hà đi vay lãi gửi tiền cho mua. Sau đó, gia đình phải bán con trâu duy nhất để trả khoản vay.
Ông Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cử

Ông Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cử

Thế giới

06:42:37 15/01/2025
Theo công tố viên, chứng cứ thu thập đủ để truy tố ông Trump trước tòa, nhưng chiến thắng của ông Trump trong ngày bầu cử 5.11.2024 đã đảo lộn mọi thứ.
Loạt đồ ăn vặt Thái Lan hút giới trẻ Sài thành, có món đang 'hot trend'

Loạt đồ ăn vặt Thái Lan hút giới trẻ Sài thành, có món đang 'hot trend'

Ẩm thực

06:27:04 15/01/2025
Xúc xích phô mai tan chảy, bánh sữa chảy After You, Crepe Thái, nước dừa matcha... là một trong những món ăn vặt nổi tiếng Thái Lan thu hút giới trẻ Sài thành thời gian qua.
Loạt phim điện ảnh Hàn đặc sắc nào chuẩn bị ra mắt năm 2025?

Loạt phim điện ảnh Hàn đặc sắc nào chuẩn bị ra mắt năm 2025?

Phim châu á

06:00:05 15/01/2025
Là một tín đồ của điện ảnh Hàn, bạn đã bỏ túi ngay lịch phát hành và thông tin của rất nhiều bộ phim đặc sắc ra mắt ngay đầu tháng 1 năm 2025 chưa?
Lễ trao giải Oscar vẫn diễn ra theo kế hoạch

Lễ trao giải Oscar vẫn diễn ra theo kế hoạch

Hậu trường phim

05:59:38 15/01/2025
Theo trang Variety đưa tin vào thứ Hai, lễ trao giải Oscar vẫn diễn ra vào ngày 2 tháng 3 (giờ địa phương) mặc dù ngày công bố đề cử đã bị trì hoãn.
Ador nộp đơn cấm NewJeans ký hợp đồng độc lập

Ador nộp đơn cấm NewJeans ký hợp đồng độc lập

Nhạc quốc tế

22:39:22 14/01/2025
Ador nhấn mạnh bản thân là công ty đại diện của NewJeans, do đó nhóm không thể tự ý ký hợp đồng quảng cáo với các nhãn hàng khác.
Cuộc sống "địa ngục" của người Việt tại căn cứ lừa đảo ở Campuchia

Cuộc sống "địa ngục" của người Việt tại căn cứ lừa đảo ở Campuchia

Pháp luật

22:35:54 14/01/2025
Người bị lừa sang Campuchia sẽ bị nhốt vào một khu tập trung để làm công việc lừa đảo. Nếu không làm đủ doanh số, các nạn nhân sẽ bị đánh đập dã man và bị bán sang các công ty khác.