Sinh viên tài chính trước nỗi lo thất nghiệp
Tình trạng sinh viên ra trường không tìm được việc làm đang có chiều hướng gia tăng. Những sinh viên ngành nghề từng được xem là “đắt hàng” nhất như ngân hàng, tài chính cũng lao đao tìm việc. Trong bối cảnh này, sinh viên cần phải làm gì?
Ngân hàng giảm nhân sự
Một sinh viên (SV) vừa tốt nghiệp loại khá ngành kế toán ngân hàng Trường ĐH tài chính – Marketing đã gửi hồ sơ cho một loạt ngân hàng có nhu cầu tuyển dụng, nhưng không nhận được bất cứ phản hồi nào. Cuối cùng SV này phải gửi hồ sơ đến các doanh nghiệp khác và chỉ có một số công ty bán hàng đa cấp gọi phỏng vấn.
T.T.N – SV năm cuối ngành tài chính ngân hàng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có học lực khá, đã gõ cửa một loạt các ngân hàng như Đông Á, Vietcombank, Vietinbank… để xin thực tập nhưng không có ngân hàng nào tiếp nhận do không có nhu cầu hoặc số lượng đã đủ. T.T.N lo ngại: “Khi biết được tin tức về các ngân hàng đang trong thời kỳ cắt giảm nhân sự tụi em lo khi ra trường mình sẽ thất nghiệp. Nhiều anh chị khóa trước cũng phải làm trái ngành, thậm chí không xin được việc”.
SV ngành tài chính – ngân hàng Trường ĐH Tài chính – Marketing trong giờ thực hành – Ảnh: M.D
Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, hàng loạt doanh nghiệp giải thể và ngưng hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng – bảo hiểm. Giám đốc nhân sự của một ngân hàng tại TP.HCM cho biết: “Hiện nay một loạt ngân hàng đang cắt giảm nhân sự. Nhu cầu phát triển phòng giao dịch trong 2 năm trở lại đây đã chững lại. Trong khi đó, số lượng SV ngành tài chính – ngân hàng mỗi năm tốt nghiệp cứ tăng lên trong khi nhu cầu thì có giới hạn”. Vị giám đốc này cho biết, nếu như năm 2010 ngân hàng của ông tuyển dụng 800-1.000 nhân viên cho các vị trí thì năm nay chỉ còn tuyển khoảng 300.
Mất cân đối giữa cung và cầu
Video đang HOT
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, nếu chỉ tiêu chung cho tất cả các ngành là 576.000 thì có tới 184.300 thuộc nhóm ngành kinh tế – tài chính – ngân hàng. Những năm vừa qua, các trường thi nhau mở ngành tài chính ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh và luôn thu hút số lượng hồ sơ đăng ký cao gấp nhiều lần ngành khác, dẫn đến sự mất cân đối giữa nhu cầu tuyển dụng thực sự với số lượng SV ra trường mỗi năm.
Tháng 9 vừa qua, Viện Nhân lực ngành ngân hàng tài chính (BTCI) và Hay Group đã đưa ra kết quả khảo sát về cung – cầu nhân lực ngân hàng – tài chính. Trong năm 2013 sẽ có khoảng 32.000 SV chuyên ngành tài chính – ngân hàng ra trường nhưng chỉ có khoảng 20.000 người được các tổ chức tài chính, ngân hàng tuyển dụng. 12.000 SV còn lại sẽ phải làm công việc khác với chuyên môn của mình.
Cơ hội cho các nhân lực chất lượng cao, SV giỏi PGS-TS Ngô Hướng, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, nhận định: “Nhiều em có tâm lý lo thất nghiệp trong thời điểm này là đúng vì thực tế các ngân hàng đang siết chặt việc tuyển dụng. Hơn nữa, các ngân hàng lớn chỉ thích chọn SV tốt nghiệp từ các trường ĐH có uy tín và chuyên sâu trong nhóm ngành kinh tế – tài chính – ngân hàng”. PGS-TS Trần Huy Hoàng, Trưởng khoa Ngân hàng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết: “Đây là thời điểm hàng loạt ngân hàng giảm nhân sự do có sự sáp nhập, tái cơ cấu, nâng cao chất lượng chuyên môn. Những người không đủ năng lực sẽ bị loại sau cuộc sàng lọc này. Điều đó cũng có nghĩa việc tuyển dụng nhân sự mới cũng chắt lọc, khắt khe hơn và chắc chắn chỉ những SV giỏi chuyên môn, ngoại ngữ và các kỹ năng mềm mới có cơ hội”.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Dung, Trưởng khoa Tài chính ngân hàng Trường ĐH tài chính – Marketing, thời điểm này là cơ hội tốt để các ngân hàng lựa chọn được cho mình nguồn nhân lực chất lượng cao và cũng là lúc để các trường xem xét lại quá trình đào tạo của mình có đáp ứng yêu cầu thực tế hay không “Cũng không nên quá bi quan vì SV ngành tài chính – ngân hàng đã được học kiến thức tổng hợp về kinh tế nên vẫn có thể làm việc tại hàng ngàn tổ chức định chế tài chính trung gian chứ không nhất thiết phải ở ngân hàng. Và sau thời kỳ khó khăn, nếu các ngân hàng được phục hồi thì nhu cầu nhân lực ngành này vẫn luôn luôn lớn” – bà Dung nhận định.
Theo thanh niên
Đi tìm chính mình, tìm việc của mình.
Chắc không dưới một lần, bạn tự hỏi ngành mình theo học có phù hợp với mình? Và cũng không ít lần, bạn uể oải với công việc hiện tại và muốn chuyển việc?
Vậy, có khi nào bạn muốn hay thật sự quyết tâm đi tìm một công việc yêu thích, hợp với cá tính của chính bạn?
"Dứt áo ra đi" dù lương cao, sếp gọi
Quang Duy, sinh viên ngành Du lịch, tận dụng nghỉ hè để xin làm tại một khách sạn khá danh tiếng trong khu phố cổ Hà Nội. Vị trí lễ tân theo ca khá hấp dẫn, chỉ làm từ 7h sáng đến 2 giờ chiều, sau đó Duy có thể học tiếng Anh vào buổi chiều và đi chơi với bạn bè mỗi tối. Lương cộng và tiền "boa" của khách giúp Duy có mức thu nhập khá ổn, khoảng 6, 7 triệu đồng/tháng.
Cả ngày đóng bộ áo sơ mi - cà vạt với công việc cứng nhắc, Duy thấy nản và muốn đi tìm một hướng mới để lấy cảm xúc công việc mới. Ảnh minh họa
Tuy nhiên chỉ sau một tháng làm việc, cậu ngày càng thất vọng và tỏ ra bi quan. Duy chia sẻ: "Công việc không nặng nhọc, điều hoà vù vù, máy tính có mạng, ăn sáng buffet nhưng môi trường làm việc cứng nhắc, khô khan làm mình thấy nản. Cả ngày đóng bộ áo sơ mi - cà vạt, giờ giấc đúng tăm tắp như bộ đội, chưa kể công việc của lễ tân ngày nào cũng giống ngày nào, đều như vắt chanh mà cũng chừng ấy việc khiến mình phát oải".
Cuối tháng nhận lương kèm những lời khen của sếp, Duy vẫn nhất quyết nói lời chia tay không chỉ với khách sạn mà cả công việc lễ tân về sau bởi cậu hiểu, ở bất cứ môi trường nào, công việc ấy cũng không có gì khác biệt hay đột phá. Quay lại trường, Duy không còn hứng thú gì với ngành học mình đã chọn...
"Tẩu thoát", đi tìm một lĩnh vực mới mẻ
Làm việc trong một công ty truyền thông tên tuổi, L.Hương nhận ra mình không hợp với nghề PR. Tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí, nhưng công việc thật sự không như cô tưởng tượng như khi học. Những bài PR được đặt hàng, những bài viết hướng đến cái đích doanh nghiệp nhắm sẵn khiến cô nhàm chán. Hương thay đổi nhiều cách viết, hướng tiếp cận và được đồng nghiệp lẫn cấp trên nhận xét là tay bút có góc nhìn độc đáo, phong cách viết đa dạng. Tuy nhiên, Hương vẫn thấy chống chếnh và thấy không học hỏi được gì từ công việc.
Sau gần 2 năm, quyết định từ bỏ công ty lẫn cơ hội thăng tiến, Hương đã khiến nhiều người bất ngờ. Đồng nghiệp tưởng cô sang một doanh nghiệp khác với vị trí cao hơn, mức lương hấp dẫn hơn, nhưng không phải thế, Hương ra đi để làm lại từ đầu với một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ.
Cuộc chạm đích... ngoạm mục
Tại Việt Nam, việc hướng nghiệp chưa được coi trọng dẫn đến nhiều bạn trẻ chọn nhầm nghề. Cho đến khi đi làm, họ mới nhận ra khi ngồi dưới mái trường cấp ba, giữa bộn bề lo toan thi cử, họ đã thiếu cân nhắc khi chọn nghề.
Duy và Hương không hẹn mà gặp nhau tại một trường đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện trên phố Đội Cấn. Đến trường, gặp tư vấn viên, trong họ đầy hoang mang, không chắc lần này sẽ đi đúng hướng. Tâm lý "chim sợ cành cong" chỉ mất đi sau khi làm bài thi đầu vào với hai môn sáng tạo và tiếng Anh. Bài thi chỉ kiểm tra khả năng sáng tạo và tưởng tượng không gian của thí sinh chứ không bó buộc vào kiến thức sách giáo khoa đã thuyết phục cả Duy và Hương nhập học.
Lễ tốt nghiệp ấm cúng và cảm động của các bạn học viên trường đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện FPT Arena
Tốt nghiệp và hiện giờ Duy là giám đốc một phòng tranh trang trí nội thất và Hương là thiết kế của tập đoàn truyền thông lớn tại Việt Nam. Hai bạn nhận ra, phải trong môi trường phù hợp, họ mới có thể "cháy" hết mình cho công việc.
Giữa bộn bề bài vở chuẩn bị cho các kì thi, được chăm sóc bởi các hoạt động hướng nghiệp tổ chức đại trà, thiếu chiều sâu, khiến học sinh cấp ba chọn nghề nghiệp khá hời hợt. Học đại học hoặc thậm chí đến khi ra trường đi làm, họ mới nhận ra mình nhầm lẫn và lúc này, phải những người can đảm lắm mới dám làm lại từ đầu. Nếu bạn đang cảm thấy mình lạc hướng, hãy mau chóng tìm con đường mới, bởi sự chần chừ đang chôn vùi chính những cơ hội "cháy hết mình" của bạn.
Theo 24h
Ngành Multimedia ngày càng thu hút bạn trẻ Trong khi nền kinh tế đang khủng hoảng, ngành Kinh tế không còn được ưa chuộng như mọi năm, Multimedia (Mỹ thuật đa phương tiện) đang trở thành ngành nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn và không ít bạn đã tìm được cơ hội nghề nghiệp khi còn là sinh viên. Bỏ đại học để tìm khả năng "thật" Đó là trường...