Sinh viên sư phạm tiếng Anh không mặn mà dạy tiểu học?
Nếu tốt nghiệp sư phạm tiếng Anh bậc đại học thì sinh viên sẽ ưu tiên nộp đơn thi tuyển vào các trường THCS, THPT hoặc đi làm ở các trung tâm thay vì lựa chọn dạy ở bậc tiểu học.
Giáo viên tiếng Anh đang dạy tại một trường tiểu học ở TP.HCM – NGUYỄN LOAN
Đây là thực tế diễn ra hiện nay vì theo nhiều nhà quản lý ở các trường tiểu học, cùng yêu cầu bằng cấp giống nhau, dạy ở các cấp lớn sẽ ít áp lực, thu nhập tốt hơn.
Nhiều lựa chọn cho sinh viên sư phạm tiếng Anh
Những năm trước đây, để đi dạy bậc tiểu học, ứng viên chỉ cần tốt nghiệp cao đẳng hoặc cử nhân tiếng Anh ở nhiều ngành khác nhau (như ngôn ngữ Anh) và có thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Nhưng hiện nay, theo điều 72 luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên (GV) ở từng cấp học thì để dạy ở bậc tiểu học, THCS, THPT GV tiếng Anh phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo GV (sư phạm) trở lên.
Ngoài ra, theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30.9.2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020″ và Công văn số 792/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 25.2.2014 về việc hướng dẫn thực hiện yêu cầu cơ bản về năng lực GV tiếng Anh phổ thông của Bộ GD-ĐT thì GV tiếng Anh tiểu học và THCS cần có trình độ tiếng Anh bậc 4 (tương đương bằng B2 đối với khung ngoại ngữ châu Âu) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Được xem là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực phía nam, TP.HCM có hàng chục trường ĐH, CĐ đào tạo các chuyên ngành về tiếng Anh nhưng lại chỉ có hai trường ĐH đào tạo mã ngành sư phạm tiếng Anh là Trường ĐH Sư phạm và Trường ĐH Sài Gòn. Trên thực tế, chỉ tiêu mỗi năm của hai trường này chưa tới 300, không thấm vào đâu so với nhu cầu nhân lực của TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, Trưởng khoa Tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, khá nhiều sinh viên (SV) sau khi ra trường sẽ chọn theo hướng khác ngoài việc đi dạy vì đặc thù của công việc giảng dạy ở các trường hiện nay khá áp lực, gò bó trong khi mức chi trả thù lao không cao.
Theo ông Bình, khi tốt nghiệp cử nhân sư phạm tiếng Anh, SV có thể đi dạy ở tất cả các cấp học, từ tiểu học đến THPT; nhưng thường khi tốt nghiệp ĐH các em vẫn định hướng chủ yếu ứng tuyển vào các trường THPT, hay dạy ở các trường tư thục, trường quốc tế… Ngoài ra, SV sư phạm tiếng Anh cũng có thể ứng tuyển vào các vị trí cần kỹ năng Anh ngữ ở các công ty, doanh nghiệp nên SV có rất nhiều lựa chọn khi ra trường.
Tương tự, tiến sĩ Nguyễn Đăng Thuấn, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, thẳng thắn chia sẻ: “Mức lương đi dạy ở các trung tâm Anh ngữ hay các trường mầm non quốc tế, trung bình mỗi tiết khoảng 250.000 – 300.000 đồng, hoặc các em có thể đi làm ở các công ty có yếu tố cần sử dụng tiếng Anh cũng có mức thu nhập tốt hơn nhiều, áp lực nghề nghiệp lại ít hơn”.
“Lương trường công chỉ bằng 1/4 so với bên ngoài mà áp lực rất lớn”
Sau khi tốt nghiệp cử nhân sư phạm tiếng Anh, chị Nguyễn Thị Thảo Ly (26 tuổi, Q.Gò Vấp, TP.HCM) được vào làm việc tại một trường tiểu học ở Q.Tân Bình dưới dạng GV hợp đồng, nhưng chỉ sau 2 năm theo nghề, chị quyết định chuyển việc vì “cơm áo gạo tiền”.
Video đang HOT
Theo chia sẻ của chị Thảo Ly, với GV hợp đồng, nếu không dạy bán trú mỗi tháng tổng tất cả các khoản từ lương cứng, phụ cấp, tiền tăng tiết… chỉ được hơn 3 triệu đồng. Sau 2 năm bám trụ tại trường, mức lương cũng không tăng bao nhiêu nên chị đã đi dạy thêm ở một trung tâm Anh ngữ gần nhà.
“Khi đi dạy ở các trung tâm, mình đã được trả mức thấp nhất là 200.000 đồng/tiết/giờ. Nghĩa là lương ở trường chỉ bằng 1/4 mức chi trả này, trong khi dạy ở trung tâm mỗi lớp cao nhất chỉ khoảng 20 học sinh, còn ở trường công lập là 45 – 50 học sinh, chưa kể áp lực rất lớn từ việc làm sổ sách, theo dõi, chăm sóc học sinh”, Thảo Ly chia sẻ.
Trong khi đó, được biên chế chính thức và có thâm niên làm việc hơn 7 năm, dạy ngày 2 buổi và làm các công việc khác nhưng tổng thu nhập của cô Quỳnh Anh, GV tiếng Anh của một trường tiểu học Q.Bình Tân (TP.HCM), chỉ được khoảng 8 triệu đồng/tháng.
Hiện đang là SV năm 3, ngành sư phạm tiếng Anh, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Ngô Thanh Thảo cho biết khi học thường định hướng của SV sau khi tốt nghiệp là đi dạy ở các trường THPT.
Tốt nghiệp sư phạm tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chị Nguyễn Ngọc Nha Trang (32 tuổi) cho biết chị không chọn đi dạy mà theo một hướng khác. Hiện chị đang là trợ lý giám đốc tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (TP.HCM).
Thí sinh đang phân vân chọn học Ngôn ngữ Anh ở đâu, đây là review 7 trường đại học danh tiếng ở TP. HCM không thể bỏ qua
Học Ngôn ngữ Anh, sinh viên dễ dàng được đi giao lưu, chương trình trao đổi, tình nguyện viên với sinh viên nước khác.
Ngôn ngữ Anh - ngành học chưa bao giờ hết hot
Lý do Ngôn ngữ Anh luôn nằm trong top ngành sinh viên muốn theo học khá đơn giản: tiếng Anh ngày càng trở nên quá phổ biến và cần thiết trong thời đại kinh tế toàn cầu. Cho dù bạn có đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, bạn cũng có thể tìm thấy một ai đó nói tiếng Anh.
Đi nước ngoài là chuyện khá bình thường, nhưng xuất ngoại để học và nhất là học bằng học bổng, kiểu như được tài trợ toàn phần hoặc bán phần thì sẽ khá khó khăn. Chưa hết, thời sinh viên mà được đi giao lưu, chương trình trao đổi, tình nguyện viên này nọ với sinh viên nước khác thì còn gì tuyệt vời hơn, phải không? Ngành Ngôn ngữ Anh sẽ mang lại cho bạn những cơ hội đó.
Sinh viên học Ngôn ngữ Anh có cơ hội việc làm rất rộng mở. (Ảnh minh họa)
Sau khi tốt nghiệp, cần đi nước ngoài theo các mục đích khác nhau: làm việc, cao học, tu nghiệp, sinh viên ngành này lúc nào cũng có sẵn vốn tiếng Anh để nhanh chóng đạt được điều kiện cần là IELTS, TOEFL... Họ cực kỳ có lợi thế về tốc độ học và thời gian chờ đợi vì thế cũng được rút bớt xuống.
Chưa hết, sinh viên học Ngôn ngữ Anh có cơ hội việc làm rất rộng mở. Họ có thể lựa chọn rất nhiều công việc trong những ngành nghề khác nhau: Phiên - biên dịch; Hướng dẫn viên du lịch; Trợ lý hành chính; Thư ký và nhân viên văn phòng cho các công ty có yếu tố nước ngoài; Báo chí; Tài chính; Marketing; Logistics, kể cả hàng không... Đây là ngành học mang đến nhiều cơ hội việc làm tại doanh nghiệp nước ngoài. Mức lương của ngành này cũng thường là "trên cả mơ ước".
Học Ngôn ngữ Anh có nhất thiết phải là Đại học Ngoại ngữ?
Tất nhiên, đây là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của sinh viên khi muốn theo học ngành Ngôn ngữ Anh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm một số trường uy tín, được sinh viên đánh giá khá tốt về chất lượng giảng dạy, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất...
ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (Điểm chuẩn 2020: 36, 50 điểm. Điểm Tiếng Anh nhân hệ số 2)
Ngành Ngôn ngữ Anh thuộc khoa Ngoại ngữ của ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM. Ngành này của trường có các chuyên ngành cụ thể là Biên-Phiên dịch; Nghiệp vụ văn phòng; Sư phạm; Tiếng Anh thương mại và Song ngữ Anh-Trung.
Ngành Ngôn ngữ Anh thuộc khoa Ngoại ngữ của ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM.
Tất cả các môn học thuộc ngành tiếng và chuyên ngành được giảng dạy bằng ngoại ngữ, nên sinh viên có cơ hội trau dồi tiếng Anh tổng quát, tiếng Anh học thuật và tiếng Anh chuyên ngành suốt 4 năm học. Sinh viên được thực hành kỹ năng giao tiếp với giảng viên bản ngữ. Có cơ hội thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo ngoại ngữ lớn khi còn đang trong quá trình đào tạo.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM (Điểm chuẩn 2020: 26.17 điểm)
Ngôn Ngữ Anh là ngành thuộc hệ đào tạo của khoa Ngữ Văn Anh tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh. Hướng chuyên ngành gồm: ngành Biên phiên dịch, Văn hóa và Văn học Anh-Mỹ, và Ngữ học-Giảng dạy tiếng Anh.
Tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, sinh viên sẽ được nâng cao nghe - nói - đọc - viết và đào sâu vào kiến thức chuyên ngành ngay từ đầu thông qua các môn học chuyên ngành được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh. Đặc thù của trường là dạy tiếng Anh trong các phòng lab nghe - nhìn. Bên cạnh phòng multimedia có chức năng hỗ trợ việc học ngoại ngữ.
Các phòng thiết kế chuyên biệt, đặc thù. Bàn ghế dễ di chuyển tiện lợi cho việc thảo luận. Giao tiếp trong giờ học, âm thanh chuẩn, máy lạnh... Khoa còn có trung tâm tư liệu Anh ngữ, thư viện để phục vụ sinh viên và giảng viên.
Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM (Điểm chuẩn 2020: 25, 25 điểm)
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM không chỉ là nơi đào tạo những giáo viên cho tương lai, mà còn được biết đến như là ngôi trường đi đầu trong công tác giảng dạy ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.
Đến với ngành này, bạn sẽ được học tiếng Anh chuyên sâu. Không chỉ thông thạo các kỹ năng cơ bản mà còn cung cấp kiến thức phù hợp. Việc nghiên cứu ngôn ngữ, đào tạo nghiệp vụ biên, phiên dịch chuyên nghiệp, nghiệp vụ công tác đối ngoại. Đảm bảo cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (Điểm chuẩn 2020: 33.25 điểm. Điểm Tiếng Anh nhân hệ số 2)
Hiện nay, khoa Ngoại Ngữ trường ĐH Tôn Đức Thắng đang đào tạo ngành Ngôn Ngữ Anh với 2 chuyên hướng định hướng Sư Phạm và Thương Mại. Tại đây, sinh viên sẽ được trang bị toàn diện về cả kiến thức chuyên môn, ngôn ngữ và văn hóa Anh, Mỹ lẫn các kỹ năng tiếng Anh; được bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và tác phong chuyên nghiệp.
Ngành Ngôn ngữ Anh Chất lượng Cao Trường Đại học Tôn Đức Thắng chú trọng tính thực tiễn.
Từ năm 2015, Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Tôn Đức Thắng bắt đầu tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Anh Chất lượng Cao chú trọng tính thực tiễn và trang bị cho sinh viên những kĩ năng, phản xạ cả về ngôn ngữ lẫn tác phong làm việc rất phù hợp cho việc cạnh tranh trong môi trường Quốc tế sau này.
Tòa nhà dạy học ngoại ngữ với 6 tầng được trang bị đầy đủ trang thiết bị, không gian mô phỏng nước ngoài. Bước vào đây, tất cả phải sử dụng ngoại ngữ để rèn luyện kỹ năng.
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (Điểm chuẩn 2020: 24.44 điểm)
Khoa ngoại ngữ Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM là nơi đào tạo cử nhân ngành ngôn ngữ Anh có chất lượng đầu ra rất tốt.
Đến với ngành Ngôn Ngữ Anh của trường, các sinh viên sẽ được: Rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp và chuyên môn thông thường; Được trang bị những kỹ năng cơ bản về phương pháp học tập hiệu quả. Tạo cơ sở cho sinh viên tiếp tục học cao hơn với các chương trình sau đại học. Chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh , tài chính ngân hàng, phiên - biên dịch tiếng Anh, quản trị kinh doanh...
Đại học Sài Gòn (Điểm chuẩn 2020: 24.29)
Khoa ngoại ngữ - Trường Đại Học Sài Gòn (tiền thân là ban ngoại ngữ - trường cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) được thành lập vào những ngày đầu tiên thành lập trường.
Khoa ngoại ngữ hiện nay đang đào tạo trình độ cử nhân đại học và cao đẳng ở hai chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh (Thương mại - Du lịch) đào tạo cử nhân đại học và cao đẳng chuyên ngành ngôn ngữ và Sư phạm tiếng Anh đào tạo cử nhân đại học và cao đẳng chuyên ngành sư phạm, cung cấp đội ngũ giáo viên tiếng Anh chất lượng cao cho các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở ở khu vực phía Nam cũng như cả nước.
Ngoài những trường dưới đây, các bạn cũng có thể tham khảo một số trường như Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng, Đại học Mở, Đại học Kinh Tế - Tài Chính...
Thêm 2 ngoại ngữ trong nhà trường: Có cần thiết? Bài 3: Hãy học tốt một ngoại ngữ đã Đó là quan điểm của GS.TS Phạm Tất Dong - Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, trước việc tiếng Hàn và Đức dự định được dạy thí điểm như môn ngoại ngữ 1 - môn học bắt buộc ở lớp 3 đến lớp 12 trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tới đây. GS.TS Phạm...