Sinh viên sư phạm tại Huế lần đầu dự lễ tốt nghiệp trực tuyến do dịch Covid-19
Để đảm bảo an toàn trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, lần đầu tiên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế tổ chức lễ tốt nghiệp cho sinh viên bằng hình thức trực tuyến.
Ngày 22/6, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lần đầu tiên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế tổ chức lễ tốt nghiệp theo hình thức trực tuyến, đồng thời trao bằng Đại học Hệ chính quy năm 2021.
Theo đó, sinh viên sẽ nhận bằng qua hình thức phù hợp để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Đây là Trường Đại học đầu tiên trong khối các trường sư phạm tổ chức lễ tốt nghiệp cho sinh viên năm 2021 và cũng là trường đầu tiên trong cả nước tổ chức lễ tốt nghiệp theo hình thức online.
PGS.TS. Lê Anh Phương, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm – Đại học Huế phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp được tổ chức trực tuyến.
Khóa 2017 – 2021, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế có 16 chương trình đào tạo, trong đó có 3 ngành đào tạo bằng tiếng Anh (Sư phạm Toán, Sư phạm Hóa và Vật lí tiên tiến); trong đợt 1 đã có 653 sinh viên được xét công nhận tốt nghiệp, trong đó có: 3 sinh viên quốc tịch Lào (1 sinh viên của ngành Sư phạm Vật lý, 2 sinh viên của ngành Sư phạm Hóa học); 22 sinh viên thuộc CTĐT bằng tiếng Anh; 5 sinh viên chương trình Vật lí tiên tiến; 625 sinh viên các ngành khác; 44 sinh viên thuộc các khóa trước.
Trong số 653 sinh viên tốt nghiệp lần này có 58 sinh viên xếp loại xuất sắc chiếm tỷ lệ 8,9%, 265 sinh viên đạt loại giỏi chiếm tỷ lệ 40,6%; 307 sinh viên xếp loại khá chiếm tỷ lệ 47,0% và chỉ có 23 sinh viên xếp loại trung bình chiếm tỷ lệ 3,5%. Đợt này, toàn trường có đến 630 sinh viên đạt từ loại khá trở lên chiếm tỷ lệ 96,5%.
Video đang HOT
Động viên các sinh viên khi lần đầu dự lễ tốt nghiệp qua hình thức trực tuyến, PGS.TS. Lê Anh Phương, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm – Đại học Huế nhấn mạnh: “Dịch Covid-19 đưa chúng ta vào những tình huống đặc biệt và thay đổi thói quen bao nhiêu năm của chúng ta. Nhưng thầy tin rằng điều này không làm chúng ta vơi bớt sự xúc động, hào hứng và ý nghĩa.
Những tri thức, kỹ năng và giá trị sống của mỗi người sẽ không bị vơi đi mà trái lại càng được khơi dậy, được hâm nóng và được tích lũy theo một phương thức mới của thời đại số, của số hóa mà chúng ta may mắn đã được thích nghi”.
Đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài bằng ngân sách cần quan tâm đều các vùng miền
Tránh tình trạng tập trung hết ở thủ đô (nơi tập trung nhiều trường đại học lớn), đồng ý thủ đô là tinh hoa của đất nước nhưng các vùng miền cũng quan trọng.
Đó là chia sẻ của Phó Giáo sư Nguyễn Quang Linh - Giám đốc Đại học Huế khi góp ý về đề án 89 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai.
Đề án 89 đặt mục tiêu đào tạo 7.300 giảng viên có trình độ Tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ. Ảnh: AN
Theo thầy Linh, hiện các cơ sở đào tạo Đại học ở Việt Nam đang rất nỗ lực để nâng cao tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, nhất là những ngành đào tạo mới theo nhu cầu xã hôi.
Quyết định 89/TTg cũng với mục đích có nguồn tài chính đầu tư đào tạo giảng viên có trình độ cao như Đề án 322 và 911 đã thực hiện. Đây là quyết định hoàn toàn phù hợp với điều kiện hiện nay mà các cơ sở giáo dục đại học mong muốn.
"Việc cử giảng viên đi nước ngoài đào tạo hay nói cách khác là nhân sự của mình (giảng viên cơ hữu) hoàn toàn chủ động.
Tôi không tán thành việc thu hút nguồn lực có trình độ cao mà không tâm huyết, lúc đó rất khó để xây dựng phát triển một ngành học nào đó. Quan điểm của tôi nội lực vẫn là quan trọng số 1. Vấn đề chọn ai đi học hay ngành nào được đào tạo Tiến sĩ và phải theo vùng miền mới khả thi.
Tuy nhiên, sau khi được đào tạo có trình độ cao, họ phải tâm huyết với cơ quan cử đi học và chọn con đường trở về để cống hiến. Cơ quan hay cơ sở giáo dục đại học cũng tạo điều kiện và môi trường để họ nâng cao thu nhập.
Theo tôi, người được đi học về trước hết phải làm gì cho ngành học, phải nghĩ mình phải làm gì trước mới đòi hỏi các điều kiện khác", thầy Linh nói.
Từ thực tiễn triển khai hai đề án 322 và 911, nhiều trường đại học đã đúc rút được những thiếu sót, sai lầm khiến hai đề án ngàn tỷ này không đạt được mục tiêu.
Vấn đề được quan tâm hiện nay là đề án 89 lần này có tạo nên sự khác biệt và hoàn thiện được mục tiêu đào tạo được khoảng 7.300 giảng viên có trình độ Tiến sĩ trong 10 năm.
Phó Giáo sư Nguyễn Quang Linh chia sẻ rằng, để đề án 89 phát huy hiệu quả thì trước hết, ngành hay Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tạo ra sự công bằng cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học, cả công lập và dân lập, có nghĩa là cơ sở nào cũng được chọn tuy nhiên căn cứ vào năng lực từng cơ sở giáo dục đại học.
Tránh tình trạng tập trung hết ở thủ đô (nơi tập trung nhiều trường đại học lớn), đồng ý thủ đô là tinh hoa của đất nước nhưng các vùng miền cũng quan trọng và cần được ưu tiên.
Thứ nữa là phải chọn đúng ngành và đúng người (phải có năng lực đào tạo hay học) để người được đào tạo tiến sĩ (có bằng cấp) phải có năng lực tương xứng và ứng phó linh hoạt trong điều kiện thực tiễn nước ta. Tránh tình trạng đào tạo những em thiếu thực tiễn, ít trải nghiệm nhưng khi có bằng cấp lại đòi mình có địa vị cao.
"Đề án cũng cần tăng cường đào tạo Tiến sĩ trong nước để giữ nguồn thực, có thể cử đi học ở nước ngoài để mở rộng tầm nhìn và học phong cách làm việc của họ từ 3-6 tháng và xây dựng các tạp chí khoa học Việt Nam có uy tín trên thế giới (cần có sự đầu tư thực sự).
Ngoài ra, phải ưu tiên một số ngành công nghệ và khoa học cơ bản. Đồng thời, ưu tiên những cơ sở giáo dục đại học đã được kiểm định (kế cả kiểm định bảo đảm chất lượng nội bộ), nhất là các ngành học có nhu cầu của doanh nghiệp cao", thầy Linh cho biết.
Cũng như các đề án trước đó đã triển khai, đề án 89 cũng phải đối mặt với một vấn đề nan giải là giảng viên được cử đi học nước ngoài rồi không về mà ở lại nước ngoài định cư.
"Thực tế, có nhiều người đi học rồi trở về tổ quốc nhưng trở lại nước ngoài, theo tôi ai thích đi cho họ đi, chúng ta không ngăn cấm. Nhưng cần có ký cam kết sau học Tiến sĩ xong phải làm việc ít nhất là 5 năm hoặc đền bù khoản kinh phí 2 -3 tỷ đồng/người nếu ra đi trước 5 năm.
Hơn nữa, chế độ tiền lương cần phải được nâng lên phù hợp (3-5 bậc) với cống hiến của họ, không cào bằng.
Ví dụ, một Tiến sĩ mới trở về cần có 1 - 2 bài báo xuất bản trên danh mục WoS hay có 1 quy trình công nghệ chuyển giao có nguồn thu 500 triệu trở lên hoặc 1 sản phẩm được thương mại hay đăng ký thành công sở hữu trí tuệ Việt Nam trong năm đó", thầy Linh chia sẻ thêm.
Mơ ước của nhà khoa học Việt giải toán không dùng giấy Đoạt điểm tuyệt đối tại Olympic toán quốc tế; đồng phát minh ra sáng kiến mới gây tiếng vang khắp thế giới, và ước mơ góp mình đưa ngành toán Việt tiến lên... Đây là vài nét phác thảo về GS. Lê Tự Quốc Thắng, chuyên gia hàng đầu thế giới về toán học. Giải toán không dùng giấy GS. Lê Tự Quốc...