Sinh viên sư phạm sẽ được chọn địa phương làm việc sau khi ra trường
Bộ GD-ĐT dự định tổ chức xây dựng phần mềm dùng chung nhằm hỗ trợ các địa phương và các cơ sở đào tạo giáo viên điều phối cung – cầu cho việc tổ chức đặt hàng và nhận đặt hàng đào tạo giáo viên.
Sắp tới, sinh viên sư phạm được hỗ trợ sinh hoạt phí và học phí khi học, ra trường đảm bảo có việc làm – ẢNH N.B.K
Hôm nay, 29.4, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị triển khai Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.
Một trong những nội dung chính của của hội nghị là thảo luận về dự thảo công văn của Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội được quy định tại Nghị định 116.
Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT phát biểu chỉ đạo tại hội nghị triển khai Nghị định 116 sáng 29.4 – ẢNH THANH HÙNG
Địa phương xác định nhu cầu, Bộ GD-ĐT giao chỉ tiêu
Theo dự thảo, UBND tỉnh/thành là cơ quan có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng giáo viên mới, lập dự toán và bố trí kinh phí, thực hiện giao nhiệm vụ đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc (nếu có), đặt hàng (hoặc đấu thầu) đào tạo giáo viên với các cơ sở đào tạo giáo viên khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương.
Việc này phải bảo đảm phù hợp với kế hoạch sử dụng giáo viên sau khi tốt nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với lộ trình kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương và năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên.
Địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển dụng và sử dụng giáo viên theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật, bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành về định mức giáo viên đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.
Các cơ sở đào tạo giáo viên nhận nhiệm vụ đào tạo giáo viên trên cơ sở được giao nhiệm vụ, hoặc được đặt hàng (có thể thông qua hình thức đấu thầu), theo chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm được Bộ GD-ĐT thông báo.
Các bộ/ngành có cơ sở đào tạo giáo viên chủ trì và phối hợp với Bộ GD-ĐT trong việc chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở đào tạo trực thuộc lập dự toán và bố trí kinh phí cho việc đào tạo giáo viên của cơ sở đào tạo trực thuộc và thực hiện các nội dung khác theo quy định tại Nghị định số 116.
Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm xác định và thông báo chỉ tiêu đào tạo giáo viên đối với các cơ sở đào tạo giáo viên, công khai thông tin về tuyển sinh và đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên trên cả nước để các địa phương và người học tham khảo.
Video đang HOT
Đặc biệt, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức để các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng phần mềm dùng chung nhằm hỗ trợ các địa phương và các cơ sở đào tạo giáo viên điều phối cung – cầu cho việc tổ chức đặt hàng và nhận đặt hàng đào tạo giáo viên phù hợp với nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương và năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo giáo viên.
Sinh viên được chọn địa phương để về làm việc sau này
Cũng theo dự thảo công văn hướng dẫn, UBND cấp tỉnh phải tổ chức thực hiện việc rà soát, thống kê, nhu cầu đào tạo giáo viên, nhu cầu tuyển dụng sinh viên sau tốt nghiệp của địa phương theo từng trình độ, cấp học, ngành học, từ đó xác định số lượng chỉ tiêu giao nhiệm vụ, đặt hàng (hoặc đấu thầu) đào tạo giáo viên cho năm tuyển sinh.
Con số thống kê phải bao gồm cả nhu cầu đào tạo liên thông từ giáo dục nghề nghiệp lên trình độ ĐH và đào tạo ĐH cho người học đã có bằng tốt nghiệp ĐH, đào tạo trình độ CĐ cho người học đã có bằng tốt nghiệp CĐ theo hình thức chính quy.
Các cơ sở đào tạo giáo viên xác định, đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo giáo viên và gửi về Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT xác định và thông báo chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo giáo viên trên cơ sở nhu cầu xã hội, nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương; điều kiện bảo đảm chất lượng (năng lực, chất lượng đào tạo, tỷ lệ sinh việc có việc làm) của các cơ sở đào tạo giáo viên đảm bảo theo các quy định hiện hành về xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Cơ sở đào tạo giáo viên hướng dẫn, thông báo tới sinh viên trúng tuyển về chỉ tiêu đào tạo được các địa phương giao nhiệm vụ, đặt hàng (hoặc đấu thầu), các thông tin khác liên quan đến việc giao nhiệm vụ, đặt hàng (hoặc đấu thầu) của địa phương để sinh viên trúng tuyển đăng ký, cam kết tham gia học tập và công tác theo nhu cầu đào tạo và sử dụng giáo viên của địa phương ngay sau khi có kết quả trúng tuyển đối với mỗi đợt tuyển sinh của cơ sở đào tạo giáo viên.
Sau đó, sinh viên nộp đơn đề nghị hưởng hỗ trợ và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt đến cơ sở đào tạo giáo viên; đề nghị được hưởng hỗ trợ và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt theo thứ tự nguyện vọng (ghi rõ thứ tự nguyện vọng) đối với các địa phương có nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp về làm việc tại địa phương.
UBND cấp tỉnh xét chọn, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo cho sinh viên kết quả xét chọn của UBND cấp tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc nhận đơn đăng ký của sinh viên.
Dự kiến kế hoạch năm 2021
Các thông tin liên quan đến giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên phải được công khai để người học tham khảo, lựa chọn và cam kết tham gia học tập, công tác theo nhu cầu đào tạo và sử dụng giáo viên của địa phương.
- Bộ GD-ĐT tổng hợp và công khai danh sách, năng lực đào tạo trong năm tuyển sinh của các cơ sở đào tạo giáo viên; chỉ tiêu đào tạo, điểm trúng tuyển theo ngành đào tạo (2 năm liền kề năm tuyển sinh) của các cơ sở đào tạo giáo viên để UBND cấp tỉnh, người học tham khảo, lựa chọn ngành đào tạo, cơ sở đào tạo trong nhiệm vụ đặt hàng đào tạo giáo viên theo nhu cầu của địa phương.
- Bộ GD-ĐT xác định và thông báo chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo giáo viên trước ngày 15.5; công khai danh sách, năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên trên Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT trước ngày 15.5.
- Bộ GD-ĐT thông báo các thông tin hỗ trợ tới các địa phương và các cơ sở đào tạo giáo viên trước ngày 30.5.
- UBND cấp tỉnh hoàn thành giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo giáo viên đối với cơ sở đào tạo giáo viên trước ngày 15.6.
- Các cơ sở đào tạo giáo viên báo cáo Bộ GD-ĐT kết quả thực hiện việc đào tạo giáo viên theo Nghị định 116 trước ngày 31.12.
Tuyển sinh Sư phạm sẽ "nóng" khi sinh viên được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng
Ngoài việc được nhận hỗ trợ chi phí sinh hoạt hàng tháng thì cơ hội việc làm của sinh viên Sư phạm sau khi tốt nghiệp cũng rộng mở hơn.
Tại chương trình "tư vấn trực tuyến tuyển sinh Đại học hệ chính quy" do Đại học Đà Nẵng tổ chức ngày 7/3, rất nhiều câu hỏi liên quan đến cơ chế chính sách đào tạo cũng như cơ hội việc làm của ngành Sư phạm đã được gửi đến Ban tư vấn.
Tiến sĩ Bùi Bích Hạnh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng chia sẻ về đào tạo giáo viên. Ảnh: AN
Việc lựa chọn ngành Sư phạm trong những năm gần đây đối với thí sinh cũng như phụ huynh là một quyết định khá khó khăn.
Bởi những bất cập về chính sách đào tạo tràn lan, sinh viên ra trường thất nghiệp cũng như tâm lý xã hội cho rằng "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm"... đã khiến ngành học này khó tuyển được người tài.
Tuy nhiên, với những đổi mới trong đào tạo và chính sách "đào tạo dựa trên nhu cầu thực tế, đơn đặt hàng của địa phương" thì ngành đào tạo giáo viên đang dần lấy lại vị thế.
Một học sinh gửi câu hỏi đến Ban tư vấn như sau: "Em rất muốn trở thành một giáo viên dạy Toán nên em chọn thi vào trường Sư phạm.
Em có nghe thông tin là sinh viên sư phạm năm nay ngoài các chính sách miễn học phí thì còn được hỗ trợ thêm chi phí học tập, nhờ thầy cô có thể giải đáp thêm về thông tin này? Ngoài ra thì cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?".
Trả lời vấn đề này, Tiến sĩ Bùi Bích Hạnh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cho biết, theo Nghị định 116 của Chính phủ thì sinh viên sư phạm ngoài được miễn hoàn toàn học phí còn được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày.
Đây là chính sách hứa hẹn thu hút các bạn sinh viên thi vào trường sư phạm trong năm 2021. Tuy nhiên, đi kèm với đó là điều kiện khi sinh viên nhận hỗ trợ này thì phải cam kết công tác trong ngành giáo viên sau khi tốt nghiệp.
Do đó, các bạn sinh viên cũng băn khoăn là cơ hội việc làm của các bạn sau khi ra trường như thế nào?
Tôi muốn giải thích rõ là Nghị định 116 quy định rõ cách xác định chỉ tiêu của các ngành sư phạm trong mùa tuyển sinh của các trường Đại học Sư phạm.
Cụ thể, các địa phương xác định nhu cầu của địa phương mình về đội ngũ giáo viên 4 năm sau. Tức là thống kê cho được nguồn giáo viên hiện cần có là gì, căn cứ vào đó, các trường Sư phạm sẽ xác định năng lực đào tạo của mình, có đáp ứng được nhu cầu đào tạo giáo viên của các địa phương hay không?
Một bước cuối cùng, tôi nghĩ rất quan trọng thể hiện tầm vóc, uy tín đó là các Sở Giáo dục và Đào tạo của các địa phương có chọn trường Sư phạm để ký kết hợp tác đào tạo giáo viên hay không?
Chúng tôi hy vọng rằng, các Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ lựa chọn Đại học Sư phạm Đà Nẵng là đơn vị đầu tiên thực hiện ký kết này và đáp ứng nguồn nhân lực đào tạo giáo viên chất lượng cao khu vực miền Trung - Tây nguyên", cô Hạnh chia sẻ.
Với việc được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng, nhiều người sẽ kỳ vọng ngành giáo viên sẽ "hút" được người tài. Ảnh: AN
Theo Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, dự kiến năm 2021, Trường sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng chỉ tiêu tuyển sinh đối với khối ngành này lên gần 2.000 chỉ tiêu.
Đó là cơ hội tăng thêm cho các bạn trẻ đam mê nghiệp "lái đò". Và tổng chỉ tiêu tuyển sinh nhà trường năm 2021 là trên 3.000 chỉ tiêu.
Cô Hạnh cũng chia sẻ thêm, đối với ngành đào tạo giáo viên thì nhu cầu của xã hội còn khá lớn, đồng nghĩa với cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng cao hơn.
Nhất là khi hệ thống các trường tư thục cũng đang có những bước phát triển lớn, tạo cơ hội cho sinh viên các ngành sư phạm. Đây là một khung cửa không hẹp đối với sinh viên sư phạm.
Trả lời câu hỏi, năm 2021, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng có xét tuyển học bạ hay không? Cô Hạnh cho hay, Trường vẫn duy trì các phương thức cũ để xét tuyển Đại học. Ngoài các ngành chất lượng cao thì tất cả các ngành đào tạo đại trà của trường thì đều có xét học bạ.
"Việc lựa chọn ngành nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đó là phù hợp với sở thích, sở trường, có như vậy mới đam mê học tập.
Và quan trọng hơn là các bạn đón lấy cơ hội việc làm của mình, người ta nói đó là "chọn được cái ngành mà mình thích và yêu cái ngành mình đã chọn".
Các bạn nên chăng có cân nhắc khi đăng ký vào các ngành của Trường sư phạm. Ví dụ ngành Công nghệ Thông tin được đánh giá là ngành hót hiện nay.
Nhưng nếu lựa chọn ngành Tin học thì bạn có thể vừa chọn công việc giảng dạy, bởi nhu cầu giáo viên ngành này ở các bậc học khá lớn. Ngoài ra, cũng có thể công tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin", cô Hạnh nói.
Đào tạo giáo viên, kiến thức thôi chưa đủ! Hiện nay mức lương giáo viên vừa tốt nghiệp ĐH vào khoảng 3,5 triệu đồng/tháng trong khi sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng và cả phần học phí. Bao giờ chế độ đãi ngộ của nhà giáo phản ánh đúng sức lao động với nghề, không bình quân cào bằng thì đó sẽ là lúc quan niệm "chuột chạy...