Sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng
Tại Nghị quyết 129/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020. Theo đó, học sinh, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng
Cụ thể, Chính phủ thống nhất thông qua nội dung dự thảo Nghị định quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.
Đồng thời, mở rộng đối tượng áp dụng cho sinh viên học liên thông chính quy và sinh viên học văn bằng thứ hai theo hình thức đào tạo chính quy trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên có kết quả học lực văn bằng thứ nhất đạt loại giỏi.
Chính phủ cũng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định này.
Theo dự thảo Nghị định, học sinh, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Mức hỗ trợ chi phí sinh hoạt được áp dụng thống nhất trong năm học và hàng năm được điều chỉnh theo tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng thực tế năm trước liền kề với năm học hiện tại do Nhà nước công bố.
Những điểm mới nổi bật về giáo dục có hiệu lực từ 1.7
Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7 tới đây có nhiều điểm mới mà giáo viên, học sinh, phụ huynh không thể bỏ qua.
Video đang HOT
Ở các địa bàn không đủ trường công, học sinh tiểu học trong các cơ sở giáo dục tư thục sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí. Ảnh: Hải Nguyễn
Không còn phụ cấp thâm niên, xếp lương theo vị trí việc làm
Luật Giáo dục năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.7.2020, có nhiều sửa đổi, bổ sung, trong đó có vấn đề tiền lương, phụ cấp thâm niên của giáo viên.
Theo chế độ hiện hành, nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, từ ngày 1.7.2020 tại Điều 76 Luật Giáo dục năm 2019 quy định: Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp, được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định này, giáo viên sẽ không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề mà sẽ được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề.
Tuy nhiên, với những diễn biến hiện tại, nội dung này hiện chưa được thực hiện cho đến khi có quyết định mới.
Nâng trình độ chuẩn của giáo viên
Luật Giáo dục 2019 đã nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và giảng viên đại học.
Cụ thể, trình độ giáo viên mầm non nâng từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm, giáo viên tiểu học từ trung cấp sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên, giáo viên THCS từ cao đẳng sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học, Luật quy định trình độ chuẩn được đào tạo từ đại học lên thạc sĩ.
Đối với nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì sẽ thực hiện theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Sinh viên Sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học
Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Điều 85 Luật Giáo dục 2019. Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học.
Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp và miễn, giảm học phí...
Nếu sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí đã được hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.
Việc này đồng nghĩa là sẽ bỏ miễn học phí với sinh viên sư phạm.
Nghiêm cấm lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ để ép buộc đóng góp
Kể từ ngày 1.7, tất cả giáo viên không được phép lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền/hiện vật.
Ngoài ra, luật cũng quy định thêm các hành vi bị nghiêm cấm khác trong cơ sở giáo dục như: Cấm xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học; cấm xuyên tạc nội dung giáo dục; cấm gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh; cấm hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự; cấm ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Bổ sung loại trường tư thục không vì lợi nhuận
Bên cạnh các loại hình trường công lập, trường dân lập và trường tư thục theo quy định hiện hành tại Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục 2019 đã bổ sung thêm quy định về loại hình trường tư thục không vì lợi nhuận.
Miễn học phí theo lộ trình
Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí. Ở các địa bàn không đủ trường công, học sinh tiểu học trong các cơ sở giáo dục tư thục sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Đối với trẻ em mầm non 5 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo thì được miễn học phí.
Những trẻ em mầm non 5 tuổi không thuộc các đối tượng trên và học sinh THCS sẽ được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định.
Mỗi môn học phổ thông sẽ có một hoặc một số sách giáo khoa
Theo Luật Giáo dục 2019, mỗi môn học giáo dục phổ thông sẽ có một hoặc một số sách giáo khoa, thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điểm sàn chính thức của Đại học Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo điểm sàn đối với các nhóm ngành đào tạo giáo viên là 18,5 điểm. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ điểm thi trung học phổ thông để tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 vào Trường Đại học Giáo dục đối với thí sinh ở khu vực...