Sinh viên sư phạm đi làm phục vụ bàn, sinh viên kinh tế làm gia sư?

Theo dõi VGT trên

Dù là công việc làm thêm, bạn trẻ cũng không được quyền dễ dãi hay cẩu thả. Khi bắt đầu làm công việc gì, bạn cần phải lời 2 câu hỏi: “Tôi sẽ được gì?” và “Đơn vị sử dụng lao động được gì?”.

Không dễ dãi chọn công việc làm thêm

Với tâm thế của sinh viên, đặc biệt là những bạn tân sinh viên, tìm kiếm một công việc làm thêm là nhu cầu chính đáng và thiết yếu. Mục đích ban đầu của các bạn đơn giản là có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, bắt đầu tự lập và biết trân quý đồng t.iền do chính mình làm ra.

Tuy nhiên, theo anh Đào Lê Tâm An – nghiên cứu sinh (NCS) ngành Tâm lý học, ĐH Sư phạm TPHCM, dù là công việc làm thêm, bạn trẻ cũng không được quyền dễ dãi hay cẩu thả. Anh An cho rằng, khi bắt đầu làm công việc gì, về bản chất, bạn vẫn cần phải lời 2 câu hỏi: “Tôi sẽ được gì?” và “Đơn vị sử dụng lao động được gì?”.

Ở câu hỏi đầu tiên các bạn trẻ nên đặt thêm những mục tiêu khác ngoài việc k.iếm t.iền.

Sinh viên sư phạm đi làm phục vụ bàn, sinh viên kinh tế làm gia sư? - Hình 1

Nghiên cứu sinh tâm lý học Đào Lê Tâm An (Ảnh: NVCC).

“Trong quá trình tiếp xúc với người trẻ, tôi nhận thấy điều kỳ lạ là sinh viên sư phạm thì đi làm phục vụ bàn, sinh viên kinh tế thì lại đi làm gia sư. Cùng một khoảng thời gian bỏ ra, bạn nên ưu tiên công việc nào vừa có thể đem lại thu nhập, vừa góp phần làm dày kinh nghiệm của bản thân.

Thậm chí, nếu không quá khó khăn về t.iền bạc, bạn nên cân nhắc yếu tố “kinh nghiệm” quan trọng hơn. Một công việc cho bạn cọ xát với thực tế, gần với chuyên ngành mà bạn học sẽ khiến việc “học đi đôi với hành” trở nên dễ dàng hơn”, NCS Đào Lê Tâm An nói.

Trả lời cho câu hỏi thứ hai, công sức lao động của bạn cần đem lại những giá trị cho đơn vị tuyển dụng.

“Đa phần do lối tư duy “làm tớ, không phải làm chủ” khiến thái độ và tính chú tâm trong công việc của nhiều người lao động trẻ rất kém, từ đó dẫn tới hiệu suất công việc cũng không cao, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đơn vị sử dụng lao động.

Trong khi đó, các nhà sử dụng lao động thường có những mối quan hệ và kết nối với nhau. Nếu bạn đã để lại những ấn tượng không tốt, đặc biệt là thái độ không cầu thị, tự cao, cẩu thả…, thì có thể sẽ ảnh hưởng đến cơ hội việc làm sau này”, anh Tâm An chia sẻ.

Đừng “xin việc”, hãy “tìm việc”!

Theo anh Tâm An, tâm thế thường thấy của sinh viên hoặc người lao động trẻ là đặt mình ở vị trí “cửa dưới” so với nhà tuyển dụng. Thế nhưng, giao dịch lao động là giao dịch công bằng, sòng phẳng.

“Nếu bạn biết những giá trị bạn mang đến cho nhà tuyển dụng thì bạn cũng sẽ hiểu rõ công việc này có phù hợp với bản thân hay không. Vì vậy, đừng xin việc, hãy tìm việc hợp với bạn!

Trong công việc, điều quan trọng là sự cầu thị, khiêm nhường, chứ không phải luồn cúi, hạ thấp bản thân và chịu nhiều thiệt thòi, đặc biệt là về vấn đề sức khỏe và sự an toàn của bản thân”, anh Tâm An nhận định.

Video đang HOT

Anh khuyên rằng, trước khi bạn trẻ quyết định làm việc tại một cơ sở nào đó, hãy thông qua các mối quan hệ của những người đi trước như anh chị, thầy cô hoặc người quen để kiểm chứng mức độ uy tín của đơn vị này.

“Hãy đọc thật kỹ luật lao động và hợp đồng chuẩn bị ký với đơn vị tuyển dụng, kiểm tra những điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Thiếu hiểu biết về những điều này có thể khiến bạn bị lừa hoặc nhận lại không xứng đáng với công sức mình đã bỏ ra”, anh nói.

Mặc dù vậy, đôi khi, một chút thua thiệt là chuyện có thể xảy ra trong thực tế. Nhưng bạn trẻ cần hiểu rất rõ lý do vì sao mình chấp nhận có những thua thiệt này, những gì bạn đ.ánh đổi lại có xứng đáng hay không? Nếu rủi ro quá lớn, bạn cảm thấy chưa sẵn sàng, hãy thẳng thắn từ chối.

Khi bạn cảm thấy chính sách trả lương chậm trễ, không có lý do chính đáng, đơn vị yêu cầu các bạn thực hiện quá nhiều việc không liên quan, gây ảnh hưởng đến quá trình học tập… Hãy cân nhắc chấm dứt hợp đồng, đừng để những điều không phù hợp này ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và trạng thái tinh thần của bạn.

Những việc cần ghi nhớ khi thực hiện phỏng vấn tuyển dụng

Theo anh Đinh Văn Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Giáo dục và Trị liệu ATC, để cuộc phỏng vấn tuyển dụng diễn ra thuận lợi, các bạn trẻ cần ghi nhớ: “Bên cạnh sơ yếu lý lịch, bạn trẻ cần có thái độ chuyên nghiệp trong quá trình phỏng vấn.

Sinh viên sư phạm đi làm phục vụ bàn, sinh viên kinh tế làm gia sư? - Hình 2

Anh Đinh Văn Thịnh đưa ra những lưu ý đối với lao động trẻ khi tham gia tuyển dụng. (Ảnh: NVCC)

Cụ thể, trước buổi phỏng vấn, các bạn nên chuẩn bị tâm lý vững vàng, tránh lo sợ quá mức làm ảnh hưởng đến sự tự tin bản thân và tìm hiểu thông tin về nơi làm việc, vị trí tuyển dụng và nhà tuyển dụng.

Trong ngày phỏng vấn, cần mang đầy đủ giấy tờ, hồ sơ; trang phục gọn gàng chuyên nghiệp; tác phong nhanh nhẹn; cần đến sớm 5-10 phút trước giờ phỏng vấn để chuẩn bị tâm lý, thêm phần tự tin; tránh việc đến trễ giờ vì có thể nhà tuyển dụng sẽ không ấn tượng tốt và hủy cuộc hẹn phỏng vấn. Ngoài ra, việc tắt điện thoại, tươi cười, chào hỏi, lịch sự, tư thế ngồi phỏng vấn… cũng là những điều cũng quan trọng và cần phải lưu ý.

Anh Đinh Văn Thịnh nhận định, nhà tuyển dụng muốn có một thế hệ người lao động làm việc chuyên nghiệp thì bản thân nhà tuyển dụng nhân sự phải chuyên nghiệp và làm gương cho ứng viên.

“Những cuộc phỏng vấn nhỏ nhưng chuyên nghiệp về quy trình và chất lượng về phỏng vấn, sẽ giúp người ứng viên cảm thấy được tôn trọng và học hỏi nhiều điều, noi gương theo. Từ đó, ứng viên ấn tượng và tôn trọng nhà tuyển dụng nhân sự, có đ.ánh giá cao về nơi làm việc và cấp trên”, anh Thịnh nói.

Giới hạn nào cho sự nóng giận của người thầy?

Hơn bất cứ nghề nào khác, người làm thầy phải rất kiên nhẫn với học trò. Thầy, cô không được dùng cái sai của học trò để bào chữa cho việc vi phạm chuẩn mực nghề giáo của mình.

Giảng viên buông lời mỉa mai khi sinh viên xin phép nghỉ học, đuổi sinh viên ra khỏi lớp khi nhờ giảng lại bài, mắng học trò là "óc trâu". Những sự việc xảy ra liên tiếp cảnh báo vấn đề ứng xử giữa người thầy và học trò. Với những người làm nghề giáo, đây là bài học, cơ hội để tự nhìn lại và răn mình.

Giới hạn nào cho sự nóng giận của người thầy? - Hình 1

Dạy học trực tuyến trong điều kiện giãn cách kéo dài cùng nhiều yếu tố khác khiến cả thầy và trò đều căng thẳng. Ảnh minh họa: Nhật Sinh.

Học trò sai không phải lý do để thầy ứng xử sai

Tôi từng là giảng viên đại học, sau đó chuyển sang quản lý và thỉnh thoảng đứng lớp cấp phổ thông. Tôi từng đối mặt nhiều tình huống thách thức sự kiên nhẫn từ học trò. Câu chuyện cách đây đã hơn 10 năm là điều tôi luôn ghi nhớ để tự răn mình.

Đó là buổi học gần ngày 20/11 với lớp sinh viên sư phạm, dù đã dặn dò từ trước rất kỹ lưỡng nhưng đến giờ học, lớp không có máy chiếu, bàn ghế không được xếp phù hợp cho buổi thuyết trình nhóm. Cả lớp mất 30 phút để chuẩn bị trong khi các em có thể làm những việc đó từ trước.

Đáng nói hơn, bốn nhóm thuyết trình đều chuẩn bị sơ sài, tinh thần cả lớp lơ là. Cuối buổi, tôi nhận xét nghiêm khắc và đề nghị chấn chỉnh ngay thái độ học tập.

Tôi nói xong, một bạn đứng lên, đại diện cả lớp tặng tôi tấm thiệp và gói quà nhỏ nhân dịp 20/11. Tôi thẳng thừng từ chối và nói rõ: "Cô không nhận, cái cô cần là sự nghiêm túc trong học tập của các em, không phải là món quà xoa dịu". Trong cơn nóng giận, tôi đã đem hai hành động gộp làm một.

Kết thúc giờ dạy, gặp đồng nghiệp ở văn phòng khoa, sẵn nỗi bực dọc, tôi kể lại câu chuyện và bày tỏ sự thất vọng, than phiền ý thức, thái độ, suy nghĩ của sinh viên. Vừa nói xong, quay lưng lại, em lớp trưởng lớp đó đứng ngây người, mắt đỏ hoe.

Cơn giận như làn khói, bay mất. Em ấy chưa giải thích gì, tôi đã thấy mình hồ đồ. Tôi nhớ mãi, em đã nói rằng: "Em nghe hết rồi cô. Em xuống thay mặt lớp xin lỗi cô. Chúng em không nghĩ cô giận dữ vậy. Nhưng tụi em không có ý tặng quà để xoa dịu cô. Thực lòng, quà đó, lớp chuẩn bị lâu rồi. Xin lỗi cô vì lớp chuẩn bị bài không tốt cho hôm nay".

Khi dạy sinh viên sư phạm, tôi được nhận xét là khó tính, hay nóng giận. Nếu ước chừng sự nóng tính của tôi là 10 phần, sau sự việc đó, nó đã giảm đi 5 phần.

Nhiều người cho rằng giáo viên cũng là con người, cũng rất áp lực, căng thẳng, có lúc nóng giận hoặc to tiếng răn đe là để uốn nắn học trò. Đó có thể là sự thật nhưng đáng tiếc không phải là lý do để biến hành động sai của giáo viên thành đúng.

Kiên nhẫn và kiên nhẫn

Trong một lần trò chuyện với đồng nghiệp đang giảng dạy ở khoa Giáo dục, ĐH Northampton (Anh), chúng tôi bàn về nội dung Classroom Management (quản lý lớp học). Tôi kể cho đồng nghiệp rằng khi dạy cho sinh viên sư phạm nội dung này, tôi có 3 bài: Bài một là kiên nhẫn, bài 2 kiên nhẫn, bài 3 vẫn là kiên nhẫn.

Giáo viên không có phẩm chất này thì sớm muộn cũng thất bại hoặc bỏ nghề. Đồng nghiệp của tôi gật gù đồng ý: "Tôi biết, không dễ gì, nhưng đã là giáo viên, đó là điều bắt buộc".

Giảng viên này còn chia sẻ lý do lớn nhất khiến giáo viên ở Anh bỏ nghề đó là họ nhận ra mình không đủ sự kiên nhẫn. Nhiều sinh viên sư phạm của Anh khi đi thực tập hoặc những giáo viên mới đã kịp thời nhận ra điều này. Họ không có phẩm chất kiên nhẫn và không tự tin rằng mình có thể cải thiện nên bỏ cuộc ngay từ đầu. Nếu tiếp tục, họ rất có thể phạm sai lầm, mà sai lầm trong giáo dục là điều khó tha thứ.

Tôi hay hỏi các đồng nghiệp là giáo viên phổ thông lâu năm ở Anh rằng có khi nào họ nổi cơn thịnh nộ với học trò. Họ chia sẻ có lúc cũng gần như bốc hoả nhưng phải kiềm chế, có khi người ra khỏi lớp không phải học sinh mà là giáo viên.

Họ ra ngoài để hít thở, bình tĩnh rồi vào nói chuyện tử tế với học trò. Khi trải nghiệm nghề lâu năm, giáo viên sẽ có sự điềm tĩnh đáng nể trước những hành vi không phù hợp của học sinh.

Giới hạn nào cho sự nóng giận của người thầy? - Hình 2

TS Nguyễn Thị Thu Huyền. Ảnh: NVCC.

Khắt khe với bản thân và giới hạn khi thể hiện thái độ

Trở lại câu chuyện những giáo viên "bất ngờ nổi tiếng" trong những ngày qua, tôi nghĩ đó là những giây phút các thầy cô muốn quên đi nhất trong cuộc đời.

Nhiều giáo viên vốn được học trò nhận xét là rất nhiệt tình, tâm huyết. Thế nhưng, học trò cũng không thể tin được là thầy cô có thể buông ra những lời nói xúc phạm học sinh đến vậy. Đó là bài học cho tất cả giáo viên về kiểm soát bản thân trong các tình huống dạy học.

Đã làm nghề giáo, chắc hẳn ai cũng từng gặp những tình huống bị học trò "chọc điên", các em xúm nhau mè nheo, nghịch và chống đối tập thể, cũng không phải vì trò ghét thầy cô, chỉ là t.uổi trẻ có ngày "bad mood" (cảm xúc tồi, nổi cơn lười).

Giáo viên bực lắm, có khi không kiềm chế được mà to tiếng, la rầy học trò dù trong thâm tâm chúng ta không hề ghét bỏ các em. Nhưng điều đó không có nghĩa giáo viên được xúc phạm học trò.

Học sinh ở Á hay Âu cũng luôn có nhiều trò để thử thách sự kiên nhẫn của giáo viên. Vì thế, giáo viên tức giận tức là học sinh đạt được mục đích của mình. Sau một thời gian đứng lớp, mỗi lần sắp "nổi đóa" vì học trò, tôi luôn tự nói trong đầu: "Không được sập bẫy, không được sập bẫy, nổi nóng bây giờ là tụi nhỏ sẽ ăn mừng".

Từ đây, tôi rèn luyện được thói quen đó là học sinh nhỏ ăn vạ la hét, học sinh lớn, sinh viên nói trống không, xấc xược, tôi sẽ giữ nét mặt tĩnh lặng "như mặt hồ không gợn sóng", không để lộ cảm xúc, học trò không thể biết tôi đang nghĩ gì.

Học trò nói to, tôi sẽ nói nhỏ. Câu "thần chú" của tôi là: "Cô chỉ có thể nói chuyện với em khi em bình tĩnh hơn" hoặc "Cô muốn nói chuyện với em như một người trưởng thành". Kinh nghiệm cho thấy với phản ứng đó của tôi, học trò sẽ dịu lại và thay đổi hành vi nhanh chóng hơn.

Khi giáo viên cần chỉnh đốn học trò, chúng ta có thể rất nghiêm khắc để nói rõ điều mình không hài lòng. Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ tước bỏ cơ hội được giãi bày của học trò, luôn cho các em cơ hội sửa sai và không xúc phạm.

Tôi cảm thấy nhiều giáo viên đang vượt qua giới hạn và kém khắt khe với bản thân trong lời ăn tiếng nói, cách ứng xử. Ranh giới giữa đùa vui suồng sã với xúc phạm là rất mong manh.

Sẽ có nhiều người tranh luận rằng giáo viên chỉ là một nghề bình thường trong xã hội, bớt đề cao để bớt khắt khe và bớt áp lực cho các thầy cô giáo. Nhưng mỗi nghề đều có quy chuẩn nghề nghiệp riêng, khi chúng ta đã lựa chọn, cần hiểu đúng và thực hành nghiêm túc để thành công và hạnh phúc với nghề.

Người thầy, trong mô tả công việc của tôi, là phải làm mẫu hành vi, ứng xử cho học trò về chuẩn mực. Xét một chuẩn mực về sự tôn trọng, đó là giá trị phổ quát tối thiểu của con người trong xã hội.

Chuẩn mực xã hội nói chung không cho phép bất cứ ai được xúc phạm người khác. Vì vậy, hành vi thiếu kiềm chế, xúc phạm người khác cần được cải thiện ở bất cứ ai và trước hết là ở người thầy.

TS Nguyễn Thị Thu Huyền nhận bằng cử nhân Tâm lý Giáo dục tại ĐH Sư phạm TP.HCM. Cô nhận bằng thạc sĩ và tiến sĩ Giáo dục học tại ĐH Durham (Anh) và ĐH East Anglia (Anh).

TS Nguyễn Thị Thu Huyền có 13 năm kinh nghiệm giảng dạy tại ĐH Sư phạm TP.HCM trước khi chuyển sang vị trí phó hiệu trưởng của một trường phổ thông liên cấp quốc tế. Hiện, cô làm quản lý chuyên môn cho một tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ chương trình giáo dục cho các đối tượng học sinh yếu thế.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Hot mom" Doãn Hải My gây sốt với diện mạo "gái một con trông mòn con mắt" khi cùng Đoàn Văn Hậu đưa con đi tiêm phòng
11:56:40 04/07/2024
Hồ Ngọc Hà đưa 3 nhóc tỳ nghỉ hè ở Pháp, bức ảnh Subeo và Kim Lý thành tâm điểm vì chi tiết này
14:22:45 04/07/2024
Midu xin netizen đừng chỉ trích vì 1 hành động sau đám cưới
14:17:49 04/07/2024
5 phim Hàn dở nhất nửa đầu 2024: Hạng 1 bị coi là "nỗi nhục" của nhà đài
11:57:56 04/07/2024
Cặp đôi Vbiz lần đầu đối mặt hậu ly hôn, đàng trai bị soi làm 1 việc không ai ngờ
15:08:43 04/07/2024
Quyền Linh xót xa cảnh bà cụ 73 t.uổi chật vật nuôi 3 cháu nhỏ mồ côi
13:06:27 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Chàng phi công quân sự tiết lộ chuyện tình 'yêu nhanh cưới vội' với vợ xinh đẹp
13:09:18 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bắt đối tượng g.iết c.hồng sau 10 năm trốn nã tại Trung Quốc

Pháp luật

17:16:39 04/07/2024
Công an tỉnh Lai Châu vừa bắt giữ đối tượng Thào Thị Chía, sinh năm 1994, hộ khẩu thường trú tại bản Nậm Tần Mông, xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) sau 10 năm đối tượng này trốn truy nã về tội g.iết n.gười.

Về nhà sau chuyến công tác, nghe tiếng vợ trong nhà tắm, tôi định lao vào hù em 1 vố, ai ngờ đau đớn trước hành động của em

Góc tâm tình

17:15:12 04/07/2024
Thời gian trước, tôi đi công tác ba ngày rồi trở về. Tôi sợ vợ ở nhà một mình sẽ buồn nên khuyên cô ấy về nhà ngoại ngủ.

Giá cát-xê của ca sĩ sở hữu kênh YouTube có số người đăng ký cao nhất Việt Nam

Nhạc việt

16:43:45 04/07/2024
Với thành tích này, Sơn Tùng tất nhiên mở rộng khoảng cách để giữ vững ngôi vị nghệ sĩ Vpop có lượt đăng kí theo dõi cao nhất trên YouTube, thành tích anh giữ vững suốt nhiều năm qua.

Trực tiếp T1 vs BLG - LOL Esports World Cup 2024

Mọt game

16:29:20 04/07/2024
Tối ngày 04/07, trận đấu đầu tiên của bộ môn Liên Minh Huyền Thoại tại Esports World Cup 2024 sẽ chính thức diễn ra với sự góp mặt của hai đội tuyển T1 và BLG.

Hôm nay nấu gì: Thực đơn bữa tối đơn giản mà "đắt khách"

Ẩm thực

16:28:53 04/07/2024
Thực đơn bữa tối đơn giản mà đắt khách . Món ăn nào cũng ngon, hấp dẫn thế này chắc chắn cả nhà sẽ ăn hết sạch.

Xót xa hình ảnh diva Celine Dion đau đớn, vật lộn với căn bệnh hiếm gặp

Sao âu mỹ

16:26:14 04/07/2024
Bộ phim tài liệu về Celine Dion - nữ ca sĩ được yêu thích nhờ ca khúc My heart will go on trong phim Titanic - mô tả hành trình cô chiến đấu với căn bệnh hiếm gặp khiến nhiều người xót xa.

Sam lên tiếng về đoạn clip có thái độ lạ trong đám cưới Midu

Sao việt

16:21:44 04/07/2024
Nữ diễn viên bày tỏ sự bất ngờ vì nhận định của mọi người cũng như các kênh social khi cho rằng cô sượng trân trước câu hỏi từ phóng viên.

Ba phần của bộ anime gây sốt "Thanh Gươm Diệt Quỷ: Kimetsu no Yaiba – Lâu Đài Vô Cực" sắp ra mắt tại các rạp chiếu

Phim châu á

16:06:08 04/07/2024
Crunchyroll mua bản quyền phát hành toàn cầu (trừ một số quốc gia Châu Á). Crunchyroll và Sony Pictures Entertainment sẽ phân phối bộ ba phim anime đến khán giả toàn cầu, đ.ánh dấu cao trào của series anime Shonen đình đám.

Nhan sắc biến dạng của "quốc bảo diễn xuất"

Hậu trường phim

15:40:54 04/07/2024
Người hâm mộ lo lắng việc níu kéo t.uổi xuân bằng cách can thiệp thẩm mỹ sẽ làm ảnh hưởng đến diễn xuất của đại hoa đán này.

"Vùng đất câm lặng" âm thầm phá đảo phòng vé

Phim âu mỹ

15:35:12 04/07/2024
Vùng đất câm lặng: Ngày một thu về 53 triệu USD doanh thu nội địa trong tuần đầu công chiếu. Doanh thu quốc tế (45,5 triệu USD) đã đưa tổng doanh thu ra mắt lên đến 98,5 triệu trên toàn cầu.

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 5/7/2024

Trắc nghiệm

15:33:46 04/07/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 5/7/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí