Sinh viên sư phạm cần trang bị năng lực ngoại ngữ thay vì chứng chỉ?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sẽ không còn yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Sinh viên năm cuối sư phạm có kế hoạch trang bị năng lực ngoại ngữ ra sao khi giáo dục liên tục đổi mới?
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong một giờ tự học – NGUYỄN ĐIỀN
Để gỡ bỏ khó khăn, áp lực không đáng cho giáo viên, Bộ GD-ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ để thống nhất việc xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên và dự kiến sẽ ban hành quy định cụ thể về vấn đề này trong thời gian tới.
Cần ngoại ngữ thật chứ không phải chứng chỉ
Ngay sau khi thông tin xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với giáo viên được phát đi, hầu hết giáo viên bày tỏ sự đồng tình và vui mừng trước thay đổi này.
Sinh viên khối ngành sư phạm sắp ra trường tuy không còn áp lực hoàn thành chứng chỉ ngoại ngữ để xin việc nhưng vẫn có kế hoạch trang bị năng lực ngoại ngữ thật sự nhằm thích nghi với tình hình giáo dục liên tục đổi mới theo hướng toàn cầu.
Châu Thị Thùy Trang, sinh viên ngành sư phạm lịch sử, ĐH Sư phạm TP. HCM, cho biết: “Lứa học sinh mới bây giờ được trang bị ngoại ngữ từ nhỏ, mình không biết thì sẽ rất khó khăn trong quá trình tiếp cận với các em. Trong quá trình tham gia giảng dạy thì thời gian còn lại mình có thể học thêm tiếng Anh bằng nhiều cách khác nhau”.
Huỳnh Duy Khương, sinh viên năm cuối ngành sư phạm ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết rất vui mừng trước thông tin này vì sẽ đỡ mất thời gian chạy theo lấy các chứng chỉ. “Ngoại ngữ rất quan trọng với công việc giảng dạy của một giáo viên, tuy nhiên phải là thứ ngôn ngữ thật sự cần cho chuyên môn của mình chứ không phải là một tờ chứng chỉ.
Video đang HOT
Thời đại công nghệ 4.0 bây giờ việc học ngoại ngữ thông qua internet là việc mà giáo viên có thể dễ dàng tiếp cận. Mình tin là bản thân mỗi giáo nếu tâm huyết với nghề họ sẽ tự biết trang bị cho mình vốn ngoại ngữ cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới như hiện nay”, Khương nhấn mạnh.
“Về kế hoạch sắp tới, để đáp ứng tốt nhất cho việc giảng dạy, mình sẽ trao dồi ngoại ngữ bằng cách tìm những tài liệu tiếng Anh liên quan đến phương pháp giảng dạy bộ môn ngữ văn của mình. Quá trình này vừa giúp mình trao dồi thêm vốn tiếng Anh vừa giúp mình học hỏi thêm rất nhiều kiến thức hay về phương pháp giảng dạy của các nước khác. Bên cạnh đó, để rèn luyện, củng cố lại những kiến thức ngoại ngữ đã được học, mình sẽ theo một vài khóa học trực tuyến”, Duy Khương nói thêm.
Giáo viên trong thời đại 4.0 cần trang bị nhiều kỹ năng, trong đó có ngoại ngữ – NGUYỄN ĐIỀN
Trang bị ngoại ngữ để tăng cơ hội nghề nghiệp
Ở góc độ khác, Nguyễn Tấn Phát, sinh viên năm cuối ngành sư phạm sinh học, Trường ĐH Sư phạm TP. HCM, nhận xét: “Dù là được miễn chứng chỉ ngoại ngữ nhưng sinh viên khối ngành sư phạm vẫn nên trang bị những chứng chỉ ngoại ngữ để tăng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai hoặc học lên cao. Hơn nữa ngoại ngữ còn giúp ít cho việc đọc tài liệu, tiếp cận với nguồn thông tin phong phú hơn để hỗ trợ việc giảng dạy sao này.”
Về phía giáo viên, nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Lư, giáo viên THCS tại tỉnh Sóc Trăng, nhận định: “Hiện nay cuộc sống có nhiều thay đổi, xu hướng mở, mang tính chất quốc tế hóa, đòi hỏi lực lượng giáo viên trẻ phải có khả năng thích ứng. Trong đó ngoại ngữ là một trong những công cụ cần thiết. Tuy nhiên, ngoại ngữ chỉ thật sự có giá trị khi nó được sử dụng vào trong thực tế giảng dạy chứ không phải chạy theo bằng cấp. Vì vậy, sinh viên ngành sư phạm sắp ra trường nên chủ động nắm bắt cơ hội cũng như trang bị những kiến thức, kỹ năng sử dụng thông thạo ngoại ngữ. Chưa kể trường hợp một số sinh viên khối ngành sư phạm ra trường không tham gia giảng dạy, nếu có năng lực ngoại ngữ thì có nhiều sự lựa chọn về nghề nghiệp hơn…”.
Điều kiện để xét tốt nghiệp
Thạc sĩ Hoàng Hà, Giảng viên khoa Giáo dục đặt biệt, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: “Chứng chỉ ngoại ngữ không còn là rào cản của những sinh viên khối ngành sư phạm khi tìm việc, nhưng chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực Việt Nam (Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) cũng là điều kiện để sinh viên xét tốt nghiệp đại học. Vì vậy, theo tôi các bạn nên theo học và trang bị những kỹ năng ngoại ngữ một cách nghiêm túc để khi lấy được bằng có thể sử dụng một công đôi việc. Thêm nữa sinh viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM phải học 3 học phần ngoại ngữ trong chương trình đại học hoặc chứng chỉ ngoại ngữ thay thế. Vì thế nếu sinh viên có chứng chỉ ngoại ngữ thay thế thì sẽ được miễn 3 học phần, giảm đi được 150 tiết trong trương trình, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí”.
Không nên quy định cứng về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng
Chung quanh vấn đề "bỏ chứng chỉ" ngoại ngữ và tin học đối với công chức, viên chức, Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) cho rằng không nên quy định cứng yêu cầu về chứng chỉ, mà vấn đề quan trọng là chất lượng của công chức, viên chức có đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hay không.
Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Nhân Dân. Ảnh : DUY LINH
Mới đây, Bộ Nội vụ cho biết đang phối hợp các bộ, ngành sửa đổi các tiêu chí về chuyển ngạch của công chức và hạng viên chức. Theo đó, sẽ không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa, mà chỉ quy định về năng lực sử dụng ngoại ngữ và tin học, thể hiện trong các kỳ thi kiểm tra trên máy tính và không yêu cầu phải cung cấp văn bằng, chứng chỉ.
Chung quanh vấn đề "bỏ chứng chỉ" ngoại ngữ và tin học đối với công chức, viên chức, Đại biểu QH Bùi Sỹ Lợi(Thanh Hóa) cho rằng việc bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cũng như bỏ tem phiếu thời bao cấp. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển.
"Vấn đề quan trọng là chất lượng của công chức, viên chức có đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hay không?", đại biểu Bùi Sỹ Lợi nêu vấn đề.
Mặt khác, theo ông Lợi, khi tuyển dụng thì cơ quan (Nhà nước) tuyển dụng có quyền sát hạch về năng lực, trình độ, khả năng chuyên môn về ngoại ngữ, tin học để bảo đảm đáp ứng các tiêu chí của công chức, viên chức. Thí dụ như về năng lực ngoại ngữ thì cơ quan có nhu cầu có thể tiến hành phỏng vấn khi tuyển dụng.
Tuy nhiên, ông Lợi cho rằng đây không phải là một điều kiện hay tiêu chuẩn bắt buộc, mà chỉ là sự cần thiết sát hạch để khuyến khích đối tượng được tuyển dụng khi tham gia vào một vị trí việc làm cần đáp ứng được yêu cầu của công việc. Việc này là hoàn toàn phù hợp với pháp luật về mối quan hệ giữa đơn vị tuyển dụng và người có nhu cầu được tuyển dụng.
"Theo tôi thì không coi đây là một điều kiện bắt buộc để làm căn cứ loại thải khi tiến hành tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước", ông Lợi nêu ý kiến.
Đồng thời, theo ông Lợi, trong công tác tuyển dụng, xét chuyển ngạch, thăng hạng đối với cán bộ, công chức, viên chức thì việc miễn thi cho các đối tượng đã có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp là hoàn toàn đúng đắn. Vì theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những đối tượng đã vượt qua một kỳ sát hạch của các cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn, đã thể hiện rằng họ đủ tiêu chuẩn chuyên môn theo bằng cấp, chứng chỉ đã được cấp. Thí dụ như về ngoại ngữ có khung năng lực quốc gia sáu bậc, nếu ở bậc 3 rồi thì không yêu cầu chứng chỉ về ngoại ngữ nữa.
Tuy nhiên, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu, rộng với thế giới, đồng thời đang bước nhanh vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cho nên những yêu cầu về công nghệ, máy tính và ngoại ngữ là rất cần thiết cho quá trình làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
Nói cách khác, những yêu cầu này cũng là cần thiết kể cả những đối tượng làm nhiệm vụ mà không yêu cầu năng lực ngoại ngữ và tin học. Do đó, chúng ta cũng cần phải khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tự trau dồi nâng cao kỹ năng về ngoại ngữ, tin học để đạt một trình độ nhất định nào đó nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chuyên môn hằng ngày.
Bên cạnh đó, ông Bùi Sỹ Lợi cũng cho rằng, đối với việc sát hạch năng lực ngoại ngữ và tin học thì chúng ta cần hướng tới phân cấp toàn diện cho các cơ sở đào tạo. Quan trọng là công tác kiểm tra, giám sát để bảo đảm các cơ sở đào tạo này phải đủ năng lực, điều kiện và chất lượng.
"Khi các cơ sở đào tạo không đủ điều kiện, không đủ năng lực, không bảo đảm chất lượng đào tạo thì phải thu hồi giấy phép đào tạo và dừng hoạt động", ông Lợi nhấn mạnh.
Đào tạo đại học, cao đẳng nên thắt chặt "đầu ra"
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi cho biết, thực tế hiện nay các nước trên thế giới không đề cao chất lượng "đầu vào" của cấp đại học, cao đẳng mà chú trọng kết quả, và "thắt chặt" chất lượng của "đầu ra".
"Chất lượng "đầu ra" chính là thước đo để đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo. Còn "đầu vào" ở các cấp đào tạo cao đẳng, đại học thì nên nới rộng để khuyến khích và bảo đảm tất cả mọi người đều có quyền được vào học", ông Lợi nêu quan điểm.
Từ chuyện miễn chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ cho thầy cô, bao giờ hết cảnh nhà nhà đi kiếm chứng chỉ? Sau 12 năm tồn tại, Bộ Nội vụ vừa thống nhất với đề xuất của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc không quy định giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quy định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hơn 1 triệu thầy cô sẽ được miễn chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ từ tháng 2/2021....