Sinh viên quốc tế phải về nước nếu học trực tuyến: Tổn thất lớn với Mỹ
Các trường cao đẳng và đại học Mỹ có thể sẽ chịu nhiều tổn thất về doanh thu sau quyết định của cơ quan di trú liên bang với du học sinh quốc tế.
Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) ngày 6/7 đã đưa ra thông báo liên quan đến sinh viên quốc tế đang theo học tại Mỹ.
Sinh viên tại trường Đại học Princeton, bang New Jersey (Mỹ). Ảnh: AFP.
Theo quy định mới, sinh viên quốc tế chỉ có thể ở lại Mỹ nếu các trường cao đẳng hoặc đại học mà họ theo học tổ chức lên lớp trực tiếp vào mùa thu này. Ngược lại, sinh viên quốc tế sẽ không được cấp thị thực, nhập cảnh hay ở lại Mỹ nếu trường của họ chuyển sang hình thức học trực tuyến hoàn toàn. Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến khoảng hơn 870.000 sinh viên quốc tế.
Hàng nghìn sinh viên quốc tế học tại các trường không có kế hoạch giảng dạy trực tiếp vào mùa thu này có thể phải chuyển sang trường khác hoặc rời khỏi Mỹ, nếu không, họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất.
Trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 mới đang tăng vọt tại Mỹ, quy định nhập cư mới khiến các trường ở Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn.
Trường học khó khăn trong việc lựa chọn hình thức giảng dạy
Các trường cao đẳng và đại học phải lựa chọn giữa việc để sinh viên chuyển trường hoặc rời khỏi Mỹ theo quy định hạn chế nhập cư hoặc chuyển sang giảng dạy trực tiếp và phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch Covid-19 như giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, rất khó để các trường thực hiện cả 2 lựa chọn trên nếu hình thức học trực tuyến không còn được áp dụng với sinh viên quốc tế.
Điều này đồng nghĩa với việc các trường cao đẳng và đại học tại Mỹ có thể bị ảnh hưởng đáng kể về tài chính do mất đi nguồn doanh thu là học phí từ các sinh viên quốc tế.
Video đang HOT
Tính đến ngày 6/7, hơn 1.000 trường cao đẳng và đại học Mỹ đã đưa ra kế hoạch giảng dạy vào mùa thu này. Trong số đó, 60% các trường có kế hoạch tổ chức các lớp học trực tiếp, 24% dự định kết hợp cả học trực tiếp và trực tuyến, 9% sẽ giảng dạy theo hình thức trực tuyến. Các trường cao đẳng và đại học còn lại vẫn chưa đưa ra quyết định.
Hiện tại, một số trường đang phải đấu tranh để đưa ra lựa chọn thay thế để sinh viên quốc tế có thể tiếp tục theo học mà không vi phạm quy định mới. Theo thông báo của ICE, các trường phải đưa ra quyết định về hình thức giảng dạy trước 1/8.
Quy định mới gây ảnh hưởng sâu rộng tới Mỹ
Quy định này không chỉ ảnh hưởng tới hàng trăm nghìn sinh viên quốc tế, những người chiếm 4,39% trong số 20 triệu sinh viên hiện đang theo học tại các trường cao đẳng và đại học ở Mỹ, mà còn ảnh hưởng đến trường học và giảng viên của họ.
Các trường cao đẳng và đại học tại Mỹ đã phải chật vật với những tổn thất tài chính nặng nề do đại dịch Covid-19 bùng phát. Nhiều trường đã phải cắt giảm ngân sách do hoàn trả học phí cho sinh viên vào kỳ học mùa xuân năm 2020, gián đoạn việc giảng dạy, hủy bỏ các sự kiện thể thao. Trong khi đó, một số trường khác đang lo ngại về tỷ lệ tuyển sinh sẽ giảm trong mùa thu năm nay.
Hơn 200 trường cao đẳng và đại học đã thông báo sa thải, cho nghỉ phép hoặc ký hợp đồng không gia hạn đối với các giảng viên.
Các quy định mới có thể đặt nhiều trường cao đẳng và đại học vào một tình huống nan giải: Tăng số lượng các lớp học trực tiếp sẽ làm tăng nguy cơ dịch Covid-19 lây lan rộng hơn.
Sinh viên quốc tế mang lại những lợi ích gì cho Mỹ?
Nếu nhìn vào số lượng sinh viên quốc tế đang đóng góp cho nền kinh tế Mỹ, có thể ICE sẽ tìm cách giữ họ ở lại Mỹ.
Các sinh viên quốc tế bị ảnh hưởng bởi quy định mới là những người đang đảm nhận khoảng 460.000 công việc tại Mỹ. Học phí và lệ phí mà sinh viên quốc tế phải trả cao hơn đã giúp sinh viên Mỹ có mức học phí thấp hơn.
Tài năng của những sinh viên quốc tế tại các trường cao đẳng và đại học đã giúp phát triển những khám phá khoa học, vốn quan trọng hơn bao giờ hết khi Mỹ đang phải đương đầu với cuộc chiến chống Covid-19. Thay vào đó, tình hình ở Mỹ có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu những sinh viên quốc tế lựa chọn học ở các nước khác. Chẳng hạn, Australia và New Zealand gần đây đã cải thiện nhiều chính sách nhằm thu hút du học sinh.
Mỹ đang nhường cơ hội cho các quốc gia khác?
“Mời” sinh viên quốc tế rời khỏi đất nước chắc chắn cũng sẽ làm giảm sự ảnh hưởng của Mỹ đối với thế giới.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, cựu sinh viên của các chương trình trao đổi giáo dục và văn hóa, trong đó có hơn 75 người đoạt giải Nobel và gần 450 người đứng đầu chính phủ và nhà nước hiện tại và trước đây. Sau khi đạt được những thành công cá nhân, sinh viên quốc tế thường trở về nước với tư cách là đại sứ không chính thức cho Mỹ.
Tỷ lệ sinh viên quốc tế học tập tại Mỹ đã giảm dần, từ 28% trong số 2,1 triệu sinh viên quốc tế trên thế giới năm 2001, xuống còn 21% trong số 5,3 triệu sinh viên quốc tế trên thế giới năm 2019. Trong khi đó, các nước khác đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thu hút tài năng trên toàn cầu do chiến lược quốc gia.
Đáng chú ý nhất, Trung Quốc hiện sở hữu gần 1/10 số du học sinh trên toàn cầu, trong đó số lượng sinh viên đến từ châu Phi nhiều hơn so với sinh viên tới Anh và Mỹ du học cộng lại.
Một lý do khiến Trung Quốc tăng cường thu hút du học sinh quốc tế là các nhà lãnh đạo nước này nhận ra rằng, họ đang tụt hậu so với Mỹ về sức mạnh mềm khi chỉ có một vài nhà lãnh đạo trên thế giới tốt nghiệp các trường tại Trung Quốc./.
Đại học Mỹ điều tra về buổi tiệc 'chủ đề virus corona'
Một số sinh viên đại học tại Albany, bang New York, Mỹ đã tổ chức bữa tiệc chủ đề virus corona gây tranh cãi. Họ đang bị nhà trường điều tra và cộng đồng người gốc Á lên án.
Đại học Bang New York tại Albany hôm 20/2 cho biết họ đang điều tra xem liệu các sinh viên tổ chức bữa tiệc với chủ đề virus corona có vi phạm quy tắc ứng xử của sinh viên trường này không.
Cuộc điều tra do hội sinh viên Mỹ gốc Á của trường yêu cầu. Nhóm này đã lên án bữa tiệc virus corona do các sinh viên của trường tổ chức cuối tuần trước vì cho rằng nó "phản cảm và phân biệt chủng tộc".
Sự việc bắt đầu từ việc tài khoản Barstool Albany đăng video về bữa tiệc lên mạng xã hội Instagram tối 16/2. Điều này lập tức khiến hội sinh viên Mỹ gốc Á của trường phẫn nộ. Họ yêu cầu một lời xin lỗi chính thức, theo USA Today.
Đến chiều 20/2, nhà trường đã xác nhận bữa tiệc trên và cho biết nó sẽ được điều tra. Họ nói rằng bữa tiệc không có sự cho phép của nhà trường.
"Chủ đề của bữa tiệc này thật khó chịu và gây tổn thương. Nó không đại diện cho tiếng nói của UAlbany hay gần 18.000 sinh viên của trường", đại học Albany cho biết trong một tuyên bố.
Khuôn viên trường Đại học Bang New York tại Albany ở bang New York, Mỹ. Ảnh: USA Today.
Đoạn video đến nay bị xóa đã phát đi hình ảnh một xô đựng các chai bia thương hiệu Corona và một người đeo khẩu trang y tế. Nó được đăng cùng dòng trạng thái: "Virus corona không cản được bất cứ ai tham dự bữa tiệc".
Đại học Albany hôm 20/2 khẳng định "mọi hành vi vi phạm sẽ bị điều tra và giải quyết theo quy trình kỷ luật của nhà trường".
"Cuộc sống trên thực tế đã bị ảnh hưởng bởi chủng virus này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến người châu Á, mà còn khiến hàng trăm người thiệt mạng trên khắp thế giới", nhà trường viết trên tài khoản Instagram hôm 17/2.
Virus corona chủng mới đã lây nhiễm cho hơn 76.000 người trên thế giới và khiến khoảng 2.300 người tử vong, chủ yếu ở Trung Quốc đại lục.
Địa điểm tổ chức bữa tiệc và danh tính các sinh viên liên quan không được tiết lộ.
Theo Zing
Đại học Australia cho tiền sinh viên Trung Quốc Đại học Western Sydney thông báo sẽ cấp 1.400 USD cho các du học sinh Trung Quốc quá cảnh ở nước thứ ba khi đến đây học. "Học sinh của chúng tôi đang mong chờ đến Australia và bắt đầu năm học mới sớm nhất có thể. Sau khi xem xét các chi phí phát sinh khi phải quá cảnh ở một nước...