Sinh viên nghèo được hoãn nộp học phí khi nhập học
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ GD-ĐT tổ chức thông báo, công bố rộng rãi về việc các trường đại học thống nhất tạo điều kiện cho sinh viên khó khăn chưa phải đóng học phí ngay khi nhập học.
Đón tiếp sinh viên nhập học.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ GD-ĐT khẩn trương công bố, cung cấp thông tin rộng rãi về quy trình xác nhận miễn giảm và cấp bù học phí cho học sinh, sinh viên (HS, SV) thuộc diện chính sách trước ngày 30/8/2012.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách gia hạn nợ đối với trường hợp HS, SV sau khi ra trường chưa tìm được việc làm và gia đình vẫn thuộc diện đối tượng vay vốn thật sự khó khăn, chưa thể trả được nợ bổ sung cho vay đối với các gia đình có từ 2 con trở lên học đại học, cao đẳng, học nghề.
Video đang HOT
Việc xem xét gia hạn tùy theo từng khoản nợ, có thời gian tối đa khoảng 2 năm. Còn đối với những trường hợp đã hết thời gian gia hạn nhưng người vay vốn vẫn chưa tìm được việc làm, ngân hàng Chính sách xã hội sẽ nghiên cứu để có hướng giải quyết phù hợp.
Bộ Tài chính cũng giữ vai trò chủ trì nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh mức cho vay theo mức khó khăn khác nhau cho phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn.
Tổng kết 5 năm thực hiện tín dụng học sinh sinh viên, đánh giá chung, chương trình đã thể hiện ý nghĩa xã hội sâu sắc, giúp cho các hộ gia đình nghèo, gia đình khó khăn giảm đáng kể gánh nặng tài chính, đảm bảo thực hiện chủ trương của Chính phủ không để một HS, SV nào đỗ đại học, cao đẳng phải bỏ học vì khó khăn về tài chính.
Chương trình đã giúp cho hơn 2,8 triệu lượt HS, SV được vay vốn. Hiện nay đang có hơn 1,9 triệu hộ gia đình với gần 2,4 triệu HS, SV đang còn dư nợ. Đến thời điểm 30/6/2012, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân được gần 40.000 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt gần 5.000 tỷ đồng. Dự kiến riêng trong năm 2012, doanh số thu nợ sẽ đạt khoảng 3.000 tỷ đồng.
P. Thảo
Theo dân trí
TPHCM tạo điều kiện cho học sinh chuyển trường
Học sinh trong độ tuổi tiểu học ở nước ngoài về Việt Nam, con em người nước ngoài làm việc, sinh sống tại Việt Nam đều được học ở trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ngoài nơi cư trú nếu trường tiểu học đó có khả năng tiếp nhận.
Đó là một trong những nội dung của văn bản hướng dẫn các trường phổ thông có nhiều cấp học về việc tiếp nhận học sinh (HS) và giới thiệu học sinh chuyển trường cấp tiểu học của Sở GD-ĐT TPHCM ra ngày 1/8/2012.
Đối với việc tiếp nhận HS chuyển đến, phải có cha mẹ hoặc người đỡ đầu HS có đơn đề nghị chuyển đến trường. Hiệu trưởng xem xét và nếu nhà trường còn tiếp nhận HS thì làm biên nhận đồng ý tiếp nhận để giới thiệu về trường của HS rút hồ sơ. Biên nhận này cần có đầy đủ các nội dung như các loại hồ sơ cần nộp cho nhà trường (học bạ, giấy khai sinh, bản sau hộ khẩu hoặc tạm trú, sổ liên lạc không yêu cầu phải xác nhận của Phòng GD-ĐT) cũng như thời gian cụ thể nộp hồ sơ.
Mọi HS đều được tạo điều kiện để chuyển trường.
Với HS từ nước ngoài về Việt Nam hay con em người nước ngoài làm việc, sinh sống tại Việt Nam muốn nhập học ở trường tiểu học đều phải có cha me hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường. Kèm theo đó là học bạ hoặc phiếu kết quả học tập của trường đang học bằng bản chính và bản dịch (do trung tâm dịch thuật xác nhận). Hiệu trưởng trường tiểu học tổ chức khảo sát trình độ học sinh 2 môn Tiếng Việt và Toán để xếp lớp phù hợp cho các em.
Với HS lang thang cơ nhỡ, HS có hoàn cảnh khó khăn, có điều kiện muốn chuyển sang lớp chính qu, hiệu trưởng trường tiểu học khảo sát để xếp lớp phù hợp cho các em.
Còn về phía giới thiệu chuyển đi trường khác, hiệu trưởng tạo mọi thuận lợi, dễ dàng khi cha mẹ HS xin rút hồ sơ.
Công văn này cũng lưu ý, HS tiểu học thường sống chung với cha mẹ. Do công việc làm ăn, cha mẹ phải chuyển nơi cư trú (trong thành phố hoặc từ các tỉnh, nước ngoài về thành phố) và không thể theo thời gian năm học. Hiệu trưởng trường tiểu học cần phải hướng dẫn tận tình, chu đáo, tạo các điều kiện thuận lợi nhất để tiếp nhận HS, giúp cha mẹ ổn định và yên tâm công tác, làm ăn sinh sống - tạo nét đẹp văn minh của trường tiểu học.
Hoài Nam
Theo dân trí
Lo 'níu chân' thí sinh trúng tuyển Chưa có điểm thi, điểm sàn, nhưng theo dự báo của các trường đại học, công tác tuyển sinh năm nay sẽ có nhiều khó khăn. Nhiều trường tính đủ cách lo giữ chân thí sinh trúng tuyển nhập học. Tăng trúng tuyển ảo Theo quy định của Bộ GD&ĐT, kỳ tuyển sinh năm 2012 có nhiều đổi mới, trong đó kéo dài...