Sinh viên ngành kinh tế: Hoặc chuyển đổi số, hoặc bị ra rìa
Theo nhiều lãnh đạo công ty công nghệ, sinh viên ngành nghề kinh tế – kinh doanh, nếu sau này muốn làm trong doanh nghiệp, chỉ có một lựa chọn duy nhất là chuyển đổi số.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế Hà Nội đặt câu hỏi với các CEO – ẢNH: QUÝ HIÊN
Theo các chuyên gia, đăng ký học khối ngành kinh tế là xu hướng được đông đảo người học lựa chọn, chỉ tiêu cho khối ngành này của các trường rất lớn, nguyện vọng đăng ký cũng chiếm đa số so với các khối ngành khác.
Tuy nhiên, ngay cả với sinh viên đang theo học các ngành kinh tế, rất nhiều em không hình dung được công việc của mình sau khi ra trường.
Trong một sự kiện có chủ đề “Việc làm trong kinh doanh và kinh tế số” mới đây do Trường ĐH Kinh tế Hà Nội tổ chức, các câu hỏi này lại được đặt ra với các CEO công nghệ nổi tiếng.
Trước băn khoăn của nhiều sinh viên, có phải khi doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh, đồng nghĩa với cắt giảm nhân sự, bà Đinh Thùy Giang, Phó giám đốc Công ty CP BPO Mắt Bão, chi nhánh Hà Nội, cho rằng máy móc không tự chuyển đổi số mà vẫn phải là con người. “Vì thế, nếu các bạn theo kịp được doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số thì các bạn phát triển bản thân, làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Chúng ta chỉ bị loại trừ khi không thích nghi được với việc chuyển đổi số”, bà Giang nói.
Theo ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chính sách TikTok VN, chuyển đổi số có thể làm nên những câu chuyện diệu kỳ.
Ông Phạm Hải Văn, Giám đốc điều hành Haravan miền Bắc, thì cho rằng đại dịch Covid-19 khiến mọi người nhận ra chuyển đổi số tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của mình. Ông Văn chia sẻ: “Giờ đây, đã làm kinh doanh là phải chuyển đổi số. Nếu không sử dụng thương mại điện tử, người kinh doanh chỉ có một lựa chọn: không kinh doanh nữa”.
Video đang HOT
Bà Thùy Giang khuyên sinh viên: “Khi học tập, các bạn hãy nắm bắt cơ hội là học với tâm thế để đi đến tương lai chứ không học để đối phó, càng không phải tranh thủ để chơi”.
"Sống ảo" làm sao có "trái tim nóng"?
"Chuyển đổi số, 4.0 góp phần tạo ra lớp người năng động, sáng tạo, đáp ứng thời đại mới, nhưng Việt Nam cũng cần người trẻ có "trái tim nóng" để không vô cảm trước khó khăn của người khác".
SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo. Ảnh: NTCC.
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam Trần Quốc Hùng chia sẻ với Báo GD&TĐ.
"Sống ảo" nhiều hơn sống thật
- Ông nhìn nhận thế nào về trách nhiệm cộng đồng của giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên (HSSV) hiện nay?
Ông Trần Quốc Hùng: Giới trẻ bây giờ năng động, sáng tạo. Nếu so với thời trẻ của chúng tôi những năm 60 - 70 thế kỷ trước, các bạn trẻ ngày nay vượt rất xa về tầm hiểu biết. Tuy vậy, tôi cũng mong muốn bên cạnh tri thức, các bạn cần có " trái tim nóng", suy nghĩ sâu hơn, lắng lại, nhìn các thế hệ đi trước, để từ đó nghĩ và hành động nhiều hơn cho cộng đồng.
Nhiều hoạt động cộng đồng của HSSV chủ yếu mang tính phong trào. Nói một cách khác các phong trào chỉ hoạt động khi có sự thúc đẩy. Do vậy, về lâu dài làm sao đưa vào nhà trường những giá trị nhân đạo, cốt lõi, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, góp phần phát triển toàn diện cho HSSV.
Tuy nhiên, một bộ phận giới trẻ đang " sống ảo" nhiều hơn sống thật. Các bạn trẻ dành quá nhiều thời gian, bị ảnh hưởng nhiều từ mặt trái của mạng xã hội. Điều này gây lo ngại về sống ảo dẫn tới suy nghĩ ảo và hành động ảo.
Thực tế đã có những vụ án do người trẻ gây ra xuất phát từ sống ảo và dùng chất kích thích. Vấn đề là chúng ta liệu đã quan tâm đến gốc rễ của hiện tượng sống ảo trong giới trẻ, cũng như hậu quả khó lường từ sống ảo?
- "Sống ảo" gây trở ngại trong giáo dục ý thức cộng đồng cho giới trẻ, làm sao để hạn chế hiện tượng này?
Nền tảng cơ bản để hạn chế hiện tượng sống ảo trong giới trẻ chính là những giá trị truyền thống tốt đẹp, giá trị nhân văn trong mỗi con người Việt Nam. GD được những giá trị đó sẽ góp phần bồi đắp tâm hồn, khát vọng, khiến giới trẻ hướng đến giá trị cốt lõi cần có cho phát triển bản thân. Có lẽ trong nhà trường cũng cần quan tâm nhiều hơn đến GD giá trị truyền thống.
Để những giá trị đáng tự hào của thế hệ người Việt trước được tiếp nối trong thế hệ trẻ. Một khi đã thấm nhuần được giá trị con người, tự thân mỗi HSSV sẽ hiểu được rằng hành động giúp đỡ người khác, hỗ trợ cho bạn còn khó khăn trong lớp, trường... trở thành ý thức tự thân, không cần thầy cô phát động hay nhà trường kêu gọi.
Cùng tạo sân chơi bổ ích
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Trần Quốc Hùng. Ảnh: T.G
- Theo ông, giáo dục ý thức cộng đồng cho HSSV cần thay đổi như thế nào?
Có dịp được tham gia hoạt động trải nghiệm của HS phổ thông ở nước ngoài, tôi thấy "liều lượng" giữa hoạt động trí lực hài hòa với thể lực.
Như một trường học của Nhật có ban nhạc là HS nhưng các em chơi nhạc rất chuyên nghiệp. HSSV ở những nước có nền GD tiên tiến thường được quan tâm nhiều đến khả năng của từng cá nhân, các bạn trẻ dù phải học kiến thức nhưng vẫn có thời gian chơi nhạc, thể thao, tham gia hoạt động dã ngoại, rèn luyện thể lực theo khả năng và sở thích cá nhân.
Có thể lực mới hỗ trợ tốt cho việc rèn luyện trí lực. Một khi HSSV phải tập trung quá nhiều vào hoạt động trí lực, thậm chí là ngồi một chỗ quá nhiều để học tập, nghiên cứu và nhất là quá lệ thuộc vào Internet, các thiết bị công nghệ... rất có thể phát triển không toàn diện.
Mong rằng, thông qua hoạt động tình nguyện, câu lạc bộ nhân ái, hiến máu tình nguyện... HSSV không chỉ được tham gia các hoạt động ý nghĩa, khi thấu hiểu, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn, các em tự biết mình phải làm gì, sáng tạo ra sao để thu hút sự quan tâm của bạn bè, gia đình, nhà trường, giúp hoạt động tình nguyện lan tỏa.
Đây là cách giáo dục phù hợp, ý nghĩa nhất. Hội CTĐ sẵn sàng hỗ trợ các trường trong việc GD ý thức cộng đồng cho HSSV, trên cơ sở các hoạt động thực tế của HSSV.
- T.Ư Hội CTĐ Việt Nam có kế hoạch kết hợp với nhà trường thế nào để nâng cao ý thức cộng đồng cho HSSV?
Chúng tôi đã ký kết với T.Ư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ GD&ĐT... nhằm tuyên truyền những giá trị nhân đạo, nhân văn trong các nhà trường.
Nhà trường có thể kết hợp với Hội CTĐ, thông qua những hoạt động cụ thể để hướng HSSV tới những hoạt động cộng đồng có ý nghĩa nhân đạo (hỗ trợ người dân, trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, dịch bệnh...).
Với vai trò của mình, T.Ư Hội CTĐ Việt Nam sẵn sàng đến từng trường huy động HSSV và thầy cô tham gia hoạt động nhân đạo, để có thể tiếp nhận, hướng dẫn một cách hiệu quả nhất.
Quan trọng hơn là thông qua các hoạt động cụ thể, Hội CTĐ có thể hỗ trợ nhà trường trong việc GD tính nhân văn, ý thức cộng đồng cho HSSV.
- Xin cảm ơn ông!
Đồng Tháp: Tuyên dương 102 giáo viên, sinh viên, học sinh xuất sắc Trong năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh có 102 giáo viên, sinh viên, học sinh được tuyên dương vì có thành tích xuất sắc trong các cuộc thi. 7 quy định mới giáo viên tiểu học cần biết trước 20/10/2020Hà Nội, tặng máy tính cho giáo viên, học sinh khó khăn nhân dịp năm học mới UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ...