Sinh viên Mỹ thuê sách giáo khoa để tiết kiệm tiền
Nhân viên hiệu sách đang giúp một sinh viên thuê sách giáo khoa ở Trường đại học George Mason. (Ảnh: Washington Post)
Vào đầu mỗi học kỳ, tổng giám đốc hiệu sách của Trường đại học George Mason đều cố gắng tìm hiểu xem các sinh viên đã mua sách ở chỗ nào khác bởi vì ngày càng có ít sinh viên bước chân vào hiệu sách của bà.
Theo Washington Post, vài năm gần đây, các hiệu sách trong các trường đại học ở Mỹ có thêm một “đối thủ” mới đó là trang cho thuê sách Chegg.com.
Trang Chegg.com cho thuê hơn 2 triệu cuốn sách cho các sinh viên của hơn 6.400 trường kể từ khi trang này được khai trương năm 2007. Sinh viên có thể thuê sách theo học kỳ, theo quý hoặc thuê trong mùa hè với những mức giá phụ thuộc vào việc tiêu đề sách có được chuộng hay không hoặc khi nào thì học kỳ bắt đầu. Nhưng thông thường giá thuê sách vào khoảng một nửa giá bán lẻ.
Video đang HOT
Trang Chegg.com càng trở nên nổi tiếng hơn trong giới sinh viên Mỹ khi tận dụng dịch vụ mạng xã hội Twitter và Facebook để quảng bá cho dịch vụ của mình. Trang này còn sử dụng những đại sứ sinh viên và trả cho những đại sứ này 5 USD cho mỗi khách hàng sinh viên mà “đại sứ” đó kiếm được (một “đại sứ” đã kiếm được hơn 17.000 USD từ khoản này).
Sinh viên Mỹ rất tằn tiện, nhất là trong thời buổi ngày nay khi giá sách giáo khoa không ngừng tăng. Ước tính mỗi sinh viên tiêu mỗi năm từ 700 đến 1.000 USD để mua sách giáo khoa.
Nhiều năm nay, một số sinh viên Mỹ đã tiết kiệm khoản tiền mua sách giáo khoa bằng cách mua sách cũ, hoặc mua sách giảm giá trên mạng. Họ cũng đọc qua các bài phê bình sách để quyết định xem mình có thực sự cần cuốn sách đó không. Lauren Morency, 20 tuổi, sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành Tâm lý Trường đại học Catholic, cho biết các sinh viên năm thứ nhất thường tốn nhiều tiền nhất cho sách giáo khoa bởi vì họ chưa biết nhiều địa điểm mua sách giá rẻ. Morency kể rằng hồi học năm thứ nhất, cô đã mua tất cả các cuốn sách giáo khoa ở hiệu sách và tiêu hơn 1 ngàn USD. Trong khi đó, những sinh viên năm 2, năm 3 thì mua sách trên mạng với giá rẻ hơn nhiều.
Sang năm thứ hai, Morency mua sách trên trang half.com của eBay và mua vài cuốn sách cũ ở hiệu sách nhờ đó mà tiết kiệm được một khoản tiền. Năm học thứ ba, Morency thuê hầu hết các cuốn sách trên trang chegg.com, do vậy mà học kỳ trước cô chỉ tốn 400 USD và học kỳ này chỉ tốn 270 USD.
Hiện nay, nhiều hiệu sách trong trường đại học đang cố gắng thay đổi hình ảnh của mình và cách thức thu hút khách hàng bằng cách cho phép sinh viên mua sách trên mạng và mở dịch vụ cho thuê sách.
Vào đầu năm học, một số nhà sách lớn nhất Mỹ bắt đầu mở chương trình cho thuê sách tại các trường đại học. Hãng Barnes & Noble hiệu có 636 hiệu sách trong trường đại học và bắt đầu chương trình cho thuê sách tại 3 trường và dự kiến sẽ mở rộng dịch vụ này đến hàng chục trường khác, trong đó có Trường đại học George Mason.
Trang phục làm từ... băng dính
Từ những cuộn băng dính nhiều màu, các sinh viên Mỹ đã tạo ra những bộ trang phục rất ấn tượng.
Kể từ năm 2001, đã có tới hơn 5.500 sinh viên ở độ tuổi 17-18 đã tham gia vào hoạt động này và nhiều trong số họ đã đạt được học bổng. 70.000 đô la Mỹ đã được trao cho những người đoạt giải.
Adrienne Beiler và Zac Cupler, 2 sinh viên đoạt giải năm 2007, cho biết: "Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều và sử dụng đến 40 cuộn băng dính".
Hàng năm, phần thưởng sẽ được trao cho 20 người (10 cặp). Tiêu chí đánh giá các bộ trang phục dựa vào màu sắc, chất liệu, chất liệu băng dính...
Năm nay có điều khác là sẽ có bình chọn online. Người thắng cuộc sẽ được công bố vào ngày 28/7.
Thoạt nhìn không ai nghĩ rằng những bộ trang phục sang trọng này lại làm từ những dải băng dính.
Sức sáng tạo của các sinh viên Mỹ có cơ hội phát triển.
Theo TG