Sinh viên miền Trung đau đáu hướng về quê nhà
Trong những ngày mưa lũ hoành hành tại miền Trung, nhiều sinh viên xa quê không có lấy một giấc ngủ ngon, túc trực bên điện thoại đợi tin báo từ gia đình.
Sinh viên tại nhiều trường đại học trên cả nước quyên góp hướng về quê nhà miền Trung. Ảnh: IT
Nỗi lòng người ở xa
Sinh ra tại thôn Kênh, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Nguyễn Thị Phương, sinh viên năm tư Trường Đại học Luật Hà Nội, đã quen với bão lũ từ nhỏ. Trong đợt lũ lịch sử năm 2010, nước chỉ ngập ngoài sân, không vào trong nhà chính nên khi nghe dự báo mưa lũ lần này, Hà không quá lo lắng.
Tuy nhiên, 2 giờ ngày 18/10, Phương hốt hoảng khi nhận cuộc gọi từ bố báo “nước lũ dâng quá đầu gối trong nhà rồi”. Lát sau, Phương gọi lại cho gia đình nhưng không thể liên lạc. Mãi đến tối hôm sau, mẹ gửi tin nhắn: “Bố mẹ vẫn ổn”, Phương mới thở phào nhẹ nhõm.
Chưa kịp yên tâm cho bố mẹ, Phương tiếp tục nhận điện thoại của chú ruột, báo: “Phương ơi, bố ở ngoài có thuyền bè không? Gọi về nói bố vào cứu thím với các em ra với. Hoặc gọi cho chú thuyền hay cano cứu trợ với. Nhanh nhanh nha”. Nghe thế, Phương òa khóc. Nhà chú Phương ở vùng trũng, sâu trong thôn Kênh lại có hai em nhỏ 2 và 4 tuổi. Bởi vậy, nữ sinh lo lắng đội cứu hộ hoặc người dân xung quanh không thể tiếp cận.
Phương gọi điện cho các đường dây nóng, cơ quan cứu hộ nhưng nơi báo chưa thể tiếp cận, nơi lại không liên lạc được. Quá sốt ruột, nữ sinh lên Facebook đăng bài kêu cứu để nhờ cộng đồng kết nối với lực lượng cứu hộ.
Đến ngày 22/10, Phương mới hay tin chú thím được hàng xóm bơi sang đưa về ngôi nhà 2 tầng gần đấy tránh lũ. Sẵn có hàng hóa trong nhà, bố mẹ Phương cũng liên tục mang đi chia sẻ với bà con chòm xóm. “Lần này lũ về, nhà em may mắn ở chỗ cao nên thiệt hại không nhiều. Tuy nhiên, hàng xóm bị ảnh hưởng nặng hơn, có người trắng tay. Chỉ nghĩ thôi đã thấy đau xót cho người dân quê nhà”, Phương nói.
Giống với tình cảnh của Phương, Lê Đăng Thành, quê ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, cũng thức trắng đêm để cập nhật tình hình bão lũ. Trúng tuyển Trường Đại học Thương mại, tháng 8 vừa qua, Thành ra Hà Nội sớm để bắt nhịp cuộc sống thành phố.
Nghe tin lũ về, em gọi điện cho bố nhưng bố chỉ cười xòa, nhắc nhở em tập trung học hành, không phải lo nghĩ cho gia đình. Đêm 17/10, bạn cùng quê gọi điện báo mưa lũ ngập tận mái nhiều nhà trong thôn, Thành hốt hoảng gọi cho bố mẹ nhưng không ai bắt máy. Hai hôm sau, em nghe người quen bảo bố mẹ đã kịp sơ tán sang nhà cao nhất trong thôn.
Bố mẹ Thành làm phụ hồ nhưng do mưa lũ từ đầu tháng 10 nên chưa đi làm, chưa có tiền gửi lên cho con trai trang trải phí sinh hoạt. Thành vay mượn họ hàng vài triệu đồng, hy vọng có thể cầm cự đến cuối tháng 11. Điều em lo nhất lúc này là gia đình chịu thiệt hại bởi lũ, bố mẹ không có tiền chu cấp học phí.
Ngày 19/10, Trường Đại học Thương mại thông báo hỗ trợ sinh viên có hộ khẩu thuộc ba tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Bình, Quảng Trị 10 triệu đồng mỗi em, Thành như trút được gánh nặng. “Tiền học một năm của em khoảng 16,17 triệu đồng. Nếu được nhà trường giúp đỡ, năm nay bố mẹ em có thể vơi nhẹ gánh nặng. Sau khi quen với nhịp học, em sẽ đi làm thêm để phụ giúp bố mẹ”, Thành nói.
Những ngày này, lên giảng đường, sinh viên quê miền Trung lại tụ tập một góc chia sẻ tình hình gia đình. Ai nấy đều đăm chiêu, lo lắng. Dù mắt dõi theo những con chữ trên bảng nhưng tâm trí sinh viên chỉ hướng về quê nhà, về những người thân còn chưa thể liên lạc.
Chia sẻ hơi ấm với miền Trung ruột thịt
Hiểu rằng ngồi một chỗ sẽ không yên vì lo nghĩ, Nguyễn Văn Đức, quê ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, tham gia gói bánh chưng tình nguyện tại chùa Đình Quán, gần Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội em theo học. Gia đình Đức nằm ở khu đất cao, lại là nhà hai tầng nên chỉ bị ngập gần hết tầng một. Những ngày qua, bố mẹ em tất tả ngược xuôi tìm kiếm người mắc kẹt để đưa về nhà lánh nạn. Qua sóng điện thoại chập chờn, Đức nghe mẹ kể người dân trong xóm đều an toàn nhưng phải chia nhau từng gói mì tôm.
Ngày 19/10, chàng trai sinh năm 2000 thấy bạn bè trong nhóm “Nhà trọ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” chia sẻ thông tin chùa Đình Quán gần trường tổ chức làm bánh chưng ủng hộ vùng lũ. 6 giờ tối, sau khi tan ca làm, em lái xe qua chùa tham gia gói bánh. Đến nơi, em thấy nhiều sinh viên cùng các bác lớn tuổi đang hối hả lau lá dong, vo gạo. Hơi ấm từ lòng tốt của những người xa lạ khiến sống mũi chàng trai cay cay.
“Từ khi hay tin miền Trung gặp lũ, chùa đã bắt đầu gói bánh chưng. Trong hai ngày em tham gia, mọi người đã gói được hơn 1.000 chiếc bánh. Em hy vọng có thể góp chút công sức giúp người dân quê nhà vượt qua khó khăn”, Đức nói.
Với học sinh Trường THPT Chuyên Quốc học Huế, những trận lũ không phải xa lạ nhưng năm nay nó tàn phá, gây ám ảnh hơn hết. Các thành viên trong Câu lạc bộ Kỹ năng – Xã hội Trường THPT Chuyên Quốc học Huế đã cùng nhau khởi động dự án quyên góp vì đồng bào miền Trung.
Nguyễn Tôn Minh Châu, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kỹ năng – Xã hội kể vì mưa bão, Trường Quốc học Huế cho học sinh nghỉ học đến ngày 15/10. Trong ngày đầu tiên quay lại trường, câu lạc bộ đã kêu gọi ủng hộ, quyên góp nhu yếu phẩm. “Ban đầu, em không hy vọng được nhiều người ủng hộ, nhưng trong 20 phút ra chơi, câu lạc bộ em đã nhận được rất nhiều món đồ giá trị. Nhiều bạn còn hỏi mai bọn em có tổ chức nữa không để mang thêm quà”, Châu nói.
Ngoài sự ủng hộ của học sinh trong trường, câu lạc bộ cũng trích tiền quỹ để góp. Trong hai ngày 15 – 16/10, nhóm của Châu đã thu về 30 kg gạo, 300 gói mì tôm, 30 gói bánh gạo cùng sữa, dầu ăn, muối các loại. Dù những món đồ quyên góp chưa quá lớn lao, nhưng Châu rất vui trước tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của bạn bè.
Thêm trường đại học hỗ trợ 50% học phí cho sinh viên vùng lũ
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM dành khoảng 6 tỉ đồng để hỗ trợ 50% học phí học kỳ cuối năm 2020 cho sinh viên các tỉnh bị ảnh hưởng của lũ lụt.
Tân sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM ngày nhập học - ĐÀO NGỌC THẠCH
Tối 21.10, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM ra thông báo sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký hỗ trợ học phí sinh viên vùng lũ gia đình khó khăn, bị ảnh hưởng trực tiếp từ lũ lụt năm nay.
Theo tiến sĩ Bùi Quang Hùng, Phó hiệu trưởng nhà trường, đợt này trường dành khoảng 6 tỉ đồng hỗ trợ học phí cho các sinh viên học tại trường, có hộ khẩu thường trú tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Trường xem xét hỗ trợ 50% học phí học kỳ cuối năm học 2020 dựa trên mức học phí chương trình đại trà.
Mức hỗ trợ này dành cho sinh viên các khoá 44, 45 và 46 bậc ĐH chính quy có nguyện vọng được hỗ trợ do ảnh hưởng của lũ lụt. Sinh viên nhận hỗ trợ có hộ khẩu thường trú tại các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Bữa ăn tối tăm sau 1 tuần không cơm ăn trong vùng lũ Quảng Bình
Theo học phí Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã công bố cho năm 2020, mức thu chương trình đại trà trung bình trên 10,5 triệu đồng/ học kỳ và chất lượng cao khoảng 18-20 triệu đồng/ học kỳ.
Cùng ngày, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có thông báo về chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên có gia đình bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung.
Theo đó, sinh viên được xét học bổng nếu đang học tại trường bậc ĐH hệ chính quy còn trong thời hạn đào tạo quy định; có cha, mẹ hoặc người giám hộ ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt.
Trường dành 250 suất học bổng tương đương 250 triệu đồng, xét theo thứ tự sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhất cho đến khi hết số học bổng được phân bổ (sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, sinh viên bị khuyết tật, hộ nghèo, hộ cận nghèo...).
Khốn khổ nhịn đói suốt 3 ngày trong cơn lũ lịch sử ở Quảng Bình
Trước đó, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng quyết định hỗ trợ học phí sinh viên vùng lũ . Theo đó trường giảm 50% học phí học kỳ II, tổng cộng 3 tỉ đồng cho những sinh viên trong vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận lũ lụt ở tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng công bố gói học bổng "Hướng về miền Trung", mỗi suất học bổng trị giá một nửa học phí của học kỳ I năm học này.
Sau lũ, học sinh Quảng Trị vớt sách vở trong bùn Sau hơn 10 ngày mưa lũ, học sinh một số trường ở huyện Đakrông (Quảng Trị) - một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất - đi học trở lại. Khi đang khảo sát tình hình thiệt hại của gia đình học sinh trường THPT Đakrông, thầy Phan Hoàng Bách tình cờ thấy cảnh học sinh ngồi sấy từng trang...