Sinh viên làm thêm: Tích lũy kỹ năng sống
Trong những năm gần đây, phong trào làm thêm đã trở nên phổ biến trong giới sinh viên (SV), không chỉ đối với SV nghèo mà cả những bạn có điều kiện gia đình khá giả cũng nhiệt tình tham gia.
Làm thêm sau giờ lên lớp ngoài mục đích kiếm thêm thu nhập, phụ giúp gia đình suốt những năm tháng đại học thì công việc này còn rất hữu ích cho các em trong việc tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng sống.
Công việc bán hàng tại các cửa hàng thời trang được nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Hiện nay, thị trường lao động trên địa bàn TP Thanh Hóa đang diễn ra rất sôi động, tạo nên nhiều cơ hội cho SV tìm kiếm việc làm trong thời gian rảnh rỗi. Với sức trẻ và mong muốn vừa có thu nhập lại vừa được trải nghiệm, nhiều SV đã chọn cho mình nhiều công việc như: Nhân viên bán hàng, làm gia sư dạy kèm, làm việc tại các trung tâm tiếng Anh, yoga…
Em Đinh Thị Hoài, SV năm cuối ngành sư phạm toán, trường Đại học Hồng Đức là một trong những SV có “thâm niên” đi làm thêm. Hoài cho biết, ngay từ năm học thứ hai, em đã bắt đầu xin đi làm, công việc chủ yếu là làm gia sư dạy kèm cho các em học sinh từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông. Thời gian đầu, em chỉ dám nhận dạy 2 em nhỏ tiểu học, nhưng dần dần quen việc và biết cách sắp xếp thời gian nên em nhận dạy nhiều hơn. Thời gian này, mỗi tuần em đều đi dạy 6 buổi, mỗi buổi khoảng 2 tiếng và thu nhập từ 150.000 – 200.000 đồng. Tính ra, mỗi tháng em cũng có được 4 – 4,5 triệu đồng từ việc làm thêm nên gia đình không phải gửi tiền cho em hàng tháng nữa.
Làm việc bán thời gian được rất nhiều SV lựa chọn.
“Nhà không mấy khá giả lại ở xa nên em muốn đi làm kiếm thêm thu nhập để gia đình bớt gánh nặng. Thấy công việc không quá vất vả, chủ yếu là làm việc bán thời gian nên cũng tiện. Hơn nữa, đi dạy như thế này còn giúp em rất nhiều trong việc trau dồi kỹ năng sư phạm, có ích cho công việc trong tương lai sau khi tốt nghiệp đại học. Đi làm thêm có nhiều lợi ích, nhưng không vì thế mà em bỏ quên việc học. Ngay từ khi được giới thiệu đi dạy kèm, việc đầu tiên em thực hiện chính là lập ra kế hoạch của bản thân. Đã nắm được lịch học nên em sắp xếp thời gian thật hợp lý để cân đối cả việc học lẫn việc làm”, Hoài tâm sự.
Bên cạnh việc làm gia sư thì trở thành nhân viên phụ bán tại các quán chè, cà phê… cũng được nhiều SV lựa chọn. Tại các điểm kinh doanh này, phần lớn nhân viên chạy bàn là những bạn SV nhanh nhẹn và chịu khó. Sở dĩ, công việc này thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia vì môi trường làm việc năng động, thoải mái, không đòi hỏi cao về năng lực, trình độ. Bên cạnh đó, chủ các quán cà phê, giải khát cũng muốn tạo điều kiện để SV vừa đảm bảo việc học, vừa có thêm thu nhập nên sẵn sàng cho các bạn đăng ký làm việc theo giờ. Theo chia sẻ của chị Lê Thị Thu, chủ quán cà phê trên đường Triệu Quốc Đạt, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa): “Biết SV đi làm thêm phần lớn là những bạn có hoàn cảnh khó khăn và chịu khó nên tôi rất quý và muốn tạo điều kiện thuận lợi cho các em. Ngoài việc trả tiền công theo giá thị trường, tôi còn sẵn sàng nấu cơm cho các em vào các bữa chính để giúp tiết kiệm chi phí”.
Em Hà Thị Hồng Ngọc, SV trường ĐH Hồng Đức với công việc phục vụ tại một quán ăn vặt.
Video đang HOT
Bạn Hà Thị Hồng Ngọc, SV năm thứ 2 ngành sư phạm tiếng Anh, Trường ĐH Hồng Đức chọn cho mình công việc phụ bán hàng tại một quán chè khá nổi tiếng trong khu vực Vincom. Theo Ngọc, công việc này khá phù hợp với SV mà lại có thu nhập ổn định. Mỗi buổi chiều, em đi làm từ 14 – 19 giờ, thu nhập khoảng 75.000 đồng/buổi. Đến tối, em dành riêng để học bài và nghỉ ngơi. Trò chuyện với chúng tôi, Ngọc vui vẻ cho biết: “Kiếm thu nhập để chi trả các khoản chi phí trong quá trình học chỉ là một nguyên nhân khiến em hào hứng với việc làm thêm, quan trọng hơn cả là công việc này cho em nhiều trải nghiệm, có cơ hội gặp gỡ với nhiều người, được rèn luyện kỹ năng và tự tin giao tiếp cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống”.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, thầy giáo Lê Hồng Sinh, Phó trưởng phòng Công tác HSSV, Trường ĐH Hồng Đức, cho biết: Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay có khoảng 50% SV của trường chúng tôi tham gia làm thêm bán thời gian với nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có khoảng 10% SV làm gia sư dạy kèm học sinh các cấp, còn lại, phần lớn các em tập trung làm việc tại các quán cà phê, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí… Để hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, các em đã chủ động thành lập các câu lạc bộ gia sư, câu lạc bộ giúp việc theo giờ và thực tế mọi hoạt động diễn ra rất hiệu quả.
Làm thêm giúp nhiều bạn SV tích lũy kỹ năng sống.
Là một người từng có nhiều kinh nghiệm trong việc gia sư, làm thêm, thầy Sinh đã nhiều lần liên hệ công việc và giới thiệu cho sinh viên của mình có thêm việc mới. Bên cạnh đó, phòng Công tác HSSV cùng nhà trường luôn theo dõi sát sao việc học và nếp sống sinh hoạt của từng sinh viên để có những nhắc nhở, định hướng kịp thời cho các em không vì say mê kiếm tiền mà quên đi công việc chính và quan trọng nhất là học tập.
Trên thực tế, bên cạnh mặt tích cực do công việc làm thêm mang lại thì các em vẫn phải đối diện với những rủi ro rình rập cũng như không tránh được những vấp ngã. Nhiều em đã làm trong những môi trường khá nhạy cảm, dễ sa đà vào lối sống không lành mạnh để rồi lơ là việc học, ảnh hưởng đến tương lai phía trước. Không ít lần, nhà trường đã phải phối hợp với lực lượng công an, chính quyền địa phương để “giải cứu” sinh viên khi các em đối diện với các mối nguy cơ đe dọa đến danh dự và tính mạng trong quá trình đi làm.
Công việc làm thêm sẽ mang đến cho sinh viên nhiều điều mới mẻ, giúp các em rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, từ đó trưởng thành hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, mỗi sinh viên cần xác định cho mình công việc phù hợp cũng như biết sắp xếp thời gian để không ảnh hưởng đến sức khoẻ và việc học, chuẩn bị hành trang tốt nhất cho tương lai sau này.
Thu Hà
Theo baothanhhoa
"Ngôi nhà khăn quàng đỏ" - Lan tỏa hành động đẹp
Năm học vừa qua, ngành Giáo dục Hải Phòng có nhiều đổi mới, sáng tạo trong giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
Từ tấm gương thầy cô giáo đến các hoạt động thiết thực và những buổi trải nghiệm sáng tạo đã góp phần lan tỏa hành động đẹp, tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách học trò.
Cô và trò Trường THCS Ngô Quyền dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Đài tưởng niệm Liệt sĩ thành phố nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1945 - 27/7/2019)
Trường học nhân văn
Em Bùi Thành Vinh (HS lớp 6D1, Trường THCS Ngô Quyền, quận Lê Chân) là một học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cả gia đình em sống trong một căn nhà nhỏ ở ngách 36, ngõ 30 đường Trần Nguyên Hãn đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.
Với mong muốn giúp học sinh vơi bớt khó khăn, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống, hưởng ứng cuộc vận động "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" của Quận đoàn Lê Chân, Hội đồng Đội quận Lê Chân, Ban Giám hiệu Trường THCS Ngô Quyền đã chỉ đạo Liên đội nhà trường vận động, kêu gọi mạnh thường quân trao tặng số tiền và phần quà khoảng 100 triệu đồng cho gia đình em Vinh xây nhà mới.
Ngôi nhà được hoàn thành vào tháng 7/2019 giúp gia đình em Vinh ổn định cuộc sống là nguồn động viên tinh thần giúp Vinh có thêm sức mạnh vươn lên trong học tập.
Cô Nguyễn Thị Thu Hương - Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền chia sẻ: Ngôi nhà khăn quàng đỏ mà Trường THCS Ngô Quyền tặng cho gia đình em Vinh được trích từ quỹ "Thắp sáng ước mơ" do phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm ủng hộ. Đây thực sự là một việc làm ý nghĩa, mang tinh thần tương thân, tương ái, "lá lành đùm lá rách" .
Thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ và xây mới những ngôi nhà tình nghĩa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, người có công với cách mạng trên địa bàn quận Lê Chân. "Đó là những việc làm nhân văn mà chúng tôi luôn đau đáu. Những việc làm thiết thực đó không chỉ góp sức, chung tay thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội trên địa bàn mà còn là dịp để giáo dục học sinh mình về lòng nhân ái trong một môi trường giáo dục nhân văn", Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền khẳng định.
Trong những năm qua, Trường THCS Ngô Quyền có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh như: Xuân gắn kết yêu thương, đêm hội trăng rằm, thăm và tặng quà các gia đình có công với cách mạng nhân ngày 27/7, trao tặng 50 thẻ bảo hiểm y tế, quần áo, sách giáo khoa cho học sinh nghèo...
Bên cạnh đó, nhà trường xây dựng thành công nhiều chuyên đề: Phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại tình dục; xây dựng tình bạn đẹp và phòng chống bạo lực học đường. Các hoạt động trải nghiệm như: Tham quan Bảo tàng Hải quân, Bến tàu không số, Vương triều nhà Mạc, Núi voi... Những hoạt động trên được hơn 2.300 học sinh của nhà trường hưởng ứng nhiệt tình, tạo sức lan tỏa rộng lớn tới các em. Từ đó, học sinh được giáo dục đạo đức, tình yêu thương song hành với những kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân và bạn bè trước những tình huống ngoài cuộc sống.
Đại diện Sở GD&ĐT Hải Phòng cùng lãnh đạo UBND quận Lê Chân, Trường THCS Ngô Quyền, gia đình em Vũ Thành Vinh tại Ngôi nhà khăn quàng đỏ
Học trò tích cực
Nhận thức vai trò, tầm quan trọng của các hoạt động trải nghiệm trong giáo dục kỹ năng sống góp phần thay đổi nhận thức tích cực cho học sinh, những năm qua Trường THCS Chu Văn An (quận Ngô Quyền) triển khai nhiều hoạt động giáo dục hiệu quả.
Năm học 2018 - 2019, nhà trường tập trung thực hiện mô hình "Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo", với việc tổ chức cho các em nhảy flashmob trong giờ ra chơi, tạo những khoảng sân để các em được chơi những môn thể thao mình yêu thích như: Bóng rổ, bóng bàn, cầu lông... Trong giờ ra chơi thứ 3, 5, 7 hằng tuần, Chi đoàn giáo viên phân công các đoàn viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thực hành về góc vật lý, góc hóa học, góc sinh học, góc công nghệ cho các em học sinh theo lịch đăng ký của các Chi đội trong tháng...
Bên cạnh đó, nhà trường chú trọng giáo dục các kỹ năng học tập, làm việc, vui chơi giải trí thông qua triển khai kế hoạch "Trải nghiệm sáng tạo ngoài nhà trường" tới tất cả chi đội, theo bốn chủ đề, phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh 4 khối lớp.
"Khối 6 tham gia ủng hộ hơn 151 triệu đồng, tổ chức 4 buổi đi thăm, tặng quà Làng trẻ Hoa Phượng, Trại dưỡng lão An Lão, Làng trẻ SOS, người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Việt Tiệp. Khối 7 thăm Bảo tàng Quân khu 3, Bảo tàng Hải quân, Bảo tàng thành phố, Doanh trại quân đội, thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ quận.
Khối 8 thăm các làng nghề như: Làng nghề gốm tại khu trải nghiệm Vương triều nhà Mạc, Làng nghề tranh Đông Hồ tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh... Khối 9 tổ chức các hành trình về nguồn, thăm các địa chỉ đỏ như đền thờ thầy giáo Chu Văn An, đền thờ trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Văn miếu Quốc Tử Giám, tham gia hoạt động tư vấn hướng nghiệp", cô Nguyễn Thị Thu Hương cho biết.
Ông Phạm Văn Quân - Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An chia sẻ: Không chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm do nhà trường tổ chức, học sinh THCS Chu Văn An còn tham gia các cuộc thi và giành nhiều giải thưởng cấp quốc gia và thành phố như "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai", "Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng". Đó là những hoạt động bổ ích, giúp học sinh trau dồi thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống từ đó nhận thức của các em được thay đổi tích cực.
Vai trò quan trọng của người thầy
Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hải Phòng, năm học 2018 - 2019, các đơn vị giáo dục tổ chức được 600 chuyên đề về công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, trải nghiệm sáng tạo. Nhiều hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh theo hướng mở, mang lại hiệu quả ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của giáo dục toàn diện trong điều kiện mới. Hiện, 100% trường học của thành phố thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.
Bà Đỗ Thị Hòa - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng nêu quan điểm: Để việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đạt hiệu quả rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường và xã hội. Trong nhà trường, vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng. Người thầy là hình mẫu để học sinh noi theo. Từ hành vi, cử chỉ, cách sống và nói cao hơn là nhân cách của thầy cô sẽ tác động và hình thành trong học sinh những giá trị đạo đức, lối sống. Vì vậy, mỗi thầy cô hãy là những tấm gương sáng tạo sức lan tỏa rộng lớn tác động đến sự hình thành nhân cách của học trò.
"Những tác động trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là tác động có chủ đích của giáo viên theo mục tiêu giáo dục và các giá trị của cuộc sống. Các tác động này không diễn ra một lúc mà phải tác động thường xuyên, lâu dài mới có hiệu quả", bà Hòa cho hay.
Nguyễn Dịu
Theo giaoducthoidai
TP.HCM: Hơn 500 sinh viên nhận học bổng Khuyến tài Sáng 27-10, Hội Khuyến học TP.HCM tổ chức ngày hội truyền thống khuyến học và lễ trao học bổng Khuyến tài năm học 2019-2020. Theo đó, buổi lễ đã trao học bổng cho 114 sinh viên (43 em diện hộ nghèo, 52 em gia đình hội viên hội khuyến học; 35 em gia đình đăng ký gia đình học tập, 11 em dân...