Sinh viên không đạt chuẩn B1 ngoại ngữ, tính sao đây?
Nhiều sinh viên có kết quả học tập khá nhưng riêng B1 thì thi 3, 4 lần vẫn chưa đạt. Phải giải quyết ra sao?
ảnh minh họa
Là một giảng viên được giao nhiệm vụ làm cố vấn học tập, tôi vô cùng trăn trở với vấn đề chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của sinh viên đại học.
Lớp sinh viên mà tôi làm cố vấn học tập (có hơn 60% là người dân tộc thiểu số) năm 2017 có tới 52% sinh viên không thể tốt nghiệp đúng thời hạn, trong đó chủ yếu là vì nợ chứng chỉ B1 tiếng Anh.
Nhiều sinh viên có kết quả học tập khá nhưng riêng B1 thì thi 3, 4 lần vẫn chưa đạt. Một trong số những bạn tốt nghiệp đúng hạn, có B1 tiếng Anh là vì đã thi đến lần thứ 6!
Các sinh viên này than môn tiếng Anh là “nỗi ám ảnh kinh hoàng” từ thời còn học phổ thông, không ngờ lên đến đại học vẫn còn bị “đeo bám”. Rất nhiều sinh viên không chuyên ngoại ngữ có lực học tiếng Anh ở bậc phổ thông hạng trung bình, thậm chí là yếu nên đến khi học đại học lại càng đuối.
Lớp học đông sinh viên (khoảng 40-60 sinh viên), thời gian mỗi học phần chỉ 30 tiết nên giảng viên không thể chú ý đến từng sinh viên được. Trong khi đó giáo trình lại dành cho đối tượng đã học qua tiếng Anh 7 năm ở phổ thông nên đối với những bạn yếu hoặc “mất gốc” ngoại ngữ thì việc theo kịp chương trình gần như là “nhiệm vụ bất khả thi”.
Đối với những sinh viên người dân tộc thiểu số, tiếng Việt đã là “ngoại ngữ” khó học chứ nói gì đến tiếng Anh. Bốn năm đại học với 4 học phần tiếng Anh trong 8 tín chỉ 120 tiết nhưng nhiều bạn phải vật vã học đi học lại mấy lần mới đạt điểm D để qua môn.
Việc rất nhiều sinh viên không thể tốt nghiệp vì không đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ là tình trạng chung của tất cả các trường đại học trong cả nước chứ không chỉ của riêng những trường ở miền núi.
Video đang HOT
Kết quả khảo sát tiếng Anh đầu vào ở ĐH Huế và ĐH Giao thông vận tải TP.HCM – Đồ họa: TẤN ĐẠT
Như bài viết trên báo Báo sáng nay: kết quả khảo sát tiếng Anh năm 2015 của sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cho thấy chưa tới 20% đạt chuẩn đầu ra của trường. Còn tại trường Đại học Kinh tế quản trị kinh doanh (ĐH Thái Nguyên), có đến 2.000 sinh viên không tốt nghiệp được, buộc trường phải giảm chuẩn đầu ra xuống còn A2.
Theo tôi, mục tiêu của đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 là tốt, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay nhưng kết quả đã chưa đạt được như mong muốn.
Vấn đề ở đây là đề án đã đặt ra cái chuẩn (B1) quá cao so với năng lực ngoại ngữ thực tế của đại đa số sinh viên, trong khi cách thức thực hiện lại không hiệu quả.
Không có bột không thể gột nên hồ, không thể nào từ chỗ tốt nghiệp trung học chỉ có thể nói vài câu tiếng Anh đơn giản rồi lên đại học, học 120 tiết trong những lớp đông hơn 20 sinh viên lại có thể đạt chuẩn B1 – có khả năng nghe nói tiếng Anh một cách cơ bản được.
Chính chúng ta đã tự làm khó mình, làm khó sinh viên để rồi buộc phải thay đổi khi mục tiêu và thực tế cách nhau quá xa.
Vậy đối với những sinh viên đã thi nhiều lần nhưng chưa đạt chuẩn B1 nên chưa thể tốt nghiệp chúng ta sẽ giải quyết như thế nào? Câu hỏi này tôi tin rằng rất nhiều sinh viên và giảng viên đang đợi câu trả lời.
Theo TTO
Năm 2018 "sửa sai" nhiều quyết sách giáo dục
Năm 2018, dù "lỗi hẹn" đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhưng lại là năm bắt đầu thực hiện khá nhiều thay đổi mang tính chỉnh sửa những điều chưa phù hợp hoặc sai lầm trong các quyết sách trước đây của ngành.
Năm 2018 sẽ chuyển dần khái niệm thi sang kiểm tra, đánh giá năng lực
Chuyển dần thi sang kiểm tra, đánh giá
Dư luận và báo chí thời gian qua đã bức xúc vì có quá nhiều cuộc thi với học sinh (HS) phổ thông và những hệ lụy của tiêu cực cũng như áp lực thành tích trong các cuộc thi này.
Sau hàng năm trời "thai nghén", Bộ GD-ĐT đã quyết định tinh giản nhiều cuộc thi dành cho HS, đồng thời Bộ và các sở cũng quyết định không tham gia hoặc phối hợp tổ chức nhiều cuộc thi vốn rất "nổi tiếng" cả về số lượng giải thưởng cũng như những hệ lụy đằng sau nó.
Kết luận tại hội nghị với 63 giám đốc sở GD-ĐT trên cả nước trong tháng 12.2017, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định phải chuyển dần khái niệm thi sang kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS, giảm bớt các kỳ thi không thiết thực.
Ông cũng yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc tinh giản các cuộc thi dành cho giáo viên và HS góp phần ngăn chặn bệnh thành tích trong giáo dục.
Về tuyển sinh đầu cấp đối với các cơ sở giáo dục THCS có số lượng HS đăng ký dự tuyển cao hơn chỉ tiêu được giao thì có thể áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực. Không sử dụng kết quả các cuộc thi do các địa phương, doanh nghiệp tổ chức làm căn cứ tuyển sinh đầu cấp THCS, THPT. Như vậy, đã "sửa sai" bằng cách cho phép các trường này thi tuyển vào lớp 6 dưới tên gọi khác là "kiểm tra, đánh giá năng lực".
Sửa quy định để chống tiêu cực trong dạy thêm, lạm thu
Năm 2018 Bộ sửa những quy định về dạy thêm, học thêm không còn phù hợp, nhằm tăng cường trách nhiệm của sở GD-ĐT trong việc quản lý hoạt động này của các cơ sở giáo dục, trung tâm giáo dục thường xuyên, văn hóa, ngoại ngữ, kỹ năng sống... đảm bảo lành mạnh, tránh biến tướng.
Ngoài ra, Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉnh sửa thông tư quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trình Bộ trưởng ban hành trước 30.4.2018.
Lương giáo viên phải cao nhất trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp
Năm 2017, Bộ đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục. Một trong những vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm tại dự thảo này là quy định "lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp". Bộ GD-ĐT và các chuyên gia cho rằng việc bổ sung quy định này là nhằm thể chế các chính sách của Đảng và Nhà nước bởi Nghị quyết T.Ư 8 khóa 2 năm 1996 đã có câu "lương giáo viên phải cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp", nhưng trên 20 năm vẫn chưa thực hiện được. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục theo kế hoạch sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 6 (tháng 10.2018).
Ban hành chương trình mới các môn học
Theo kế hoạch của Bộ này, năm 2018 sẽ hoàn thiện dự thảo các chương trình môn học; tiếp tục tổ chức góp ý, thực nghiệm, thẩm định chương trình môn học; trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới (gồm chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và các chương trình môn học) bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tinh giản và khả thi.
Các chương trình môn học phải bảo đảm thống nhất với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và xác định rõ hơn yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của HS; kết hợp đổi mới nội dung giáo dục với đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá để giảm tải, dễ dạy, dễ học và giúp người học tự học suốt đời.
Ông Phùng Xuân Nhạ nêu rõ sẽ hoàn chỉnh dự thảo các chương trình môn học để xin ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trước ngày 12.1.2018. Bộ trưởng cũng yêu cầu các vụ chức năng có văn bản hướng dẫn cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, hoàn thành trước ngày 30.4.2018.
Điểm vào sư phạm nằm trong tốp đầu ?
Năm 2017, dư luận đặc biệt quan tâm, lo lắng về việc điểm chuẩn vào ngành sư phạm quá thấp. Tại hội nghị hiệu trưởng các trường sư phạm vào cuối tháng 12.2017, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: "Từ năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng. HS vào học ngành sư phạm phải là những HS ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong tốp đầu, các trường không vì chạy theo chỉ tiêu mà chấp nhận điểm đầu vào thấp".
Theo TNO
Câu đố xác định ngoại ngữ của phiên dịch viên Câu đố này yêu cầu người giải phải vận dụng khả năng suy luận logic để xác định phiên dịch viên biết ngoại ngữ nào và đưa ra câu trả lời chính xác. ảnh minh họa Fran French, Geraldine German, Dudley Dutch, Spike Spanish, Polly Polish và Ron Romanian là 6 phiên dịch viên của Anh tại EU. Ngoài tiếng Anh, mỗi người...