Sinh viên, học sinh “quay lưng” với bảo tàng
Rất nhiều học sinh, sinh viên đang dần lãng quên các địa điểm lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, niềm tự hào của dân tộc.
Những năm học gần đây, hầu hết các trường đều tổ chức chương trình cho sinh viên (SV) tham quan, tìm hiểu bảo tàng. Thế nhưng đa phần SV, học sinh (HS) chỉ đến bảo tàng mỗi khi bị “ép buộc” hoặc có đến cũng để cho vui chứ chưa tự ý thức tìm hiểu những giá trị quý báu được cất giữ nơi đây.
“Chủ yếu để lấy điểm rèn luyện”
Đó là câu trả lời của nhiều SV khi được hỏi về việc có thường xuyên tham gia các chương trình đến với bảo tàng do nhà trường tổ chức.
SV BND – SV năm 2 khoa Giáo dục Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM nói: “Em chỉ đến bảo tàng khi các thầy, cô yêu cầu đi đến viết bài cảm nhận lấy điểm 30% thôi. Các bạn khác cũng như em. Vì đến bảo tàng bây giờ chán lắm, chỗ nào cũng chỉ thấy treo vài bức ảnh, thông tin thì sơ sài, lướt 5 phút là hết nguyên cả bảo tàng. Đi một lần chẳng buồn đến lần nữa”.
Chung quan điểm, MN – SV năm 3 khoa Thư viện Trường ĐH Sài Gòn, chia sẻ: “Đến làm gì! Ở nhà lên mạng có hết. Lúc nào trường hoặc các thầy cô bộ môn như môn Cơ sở văn hóa, Lịch sử văn minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng… yêu cầu đi để viết bài thu hoạch thì em lướt mạng tìm rồi viết lại. Mấy bạn có đi vào bảo tàng cũng chỉ để chụp ảnh, có tìm hiểu được gì đâu. Lúc nào thầy cô làm gắt quá thì em ghé mua cái vé kẹp vào bài thu hoạch là xong… Đâu chỉ riêng em, đa phần các bạn cũng làm vậy thôi”.
Video đang HOT
Trừ các ngày lễ lớn HSSV khắp nơi về thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngày thường nơi đây rất vắng HSSV, chủ yếu là du khách nước ngoài, người già, khách địa phương. Ảnh: Anh Phú
Một SV năm cuối – khoa Sư phạm địa lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng việc đến bảo tàng là không cần thiết, mất thời gian nên suốt những năm học ĐH, chỉ duy nhất một lần SV này tới bảo tàng.
Đáng suy ngẫm hơn, một giáo viên kiêm tổng phụ trách đội tại một trường tiểu học tư thục ở quận 5 chia sẻ thực trạng, các trường phổ thông đang biến các buổi tham gia tìm hiểu bảo tàng của HS thành các tour du lịch ngắn. Trong đó nhà trường đóng vai trò như một nhà tổ chức du lịch, còn nhiệm vụ hướng dẫn, giáo dục ý thức cho HS thì “nhường lại” cho các nhân viên thuyết minh của bảo tàng. “Các giáo viên lúc này chỉ đóng vai trò như bảo mẫu đi theo các em khiến các em chỉ xem đây là cơ hội để đi chơi, chạy nhảy nháo nhào khắp bảo tàng mà chẳng học được gì” – thầy giáo này bộc bạch.
Mới dừng ở “lượng”, chưa thấy “chất”
Trước thực trạng đáng buồn này, hiện nhiều trường đang áp dụng các biện pháp “mạnh” hướng tới việc đánh giá kết quả học tập của HSSV như không công nhận điểm bộ phận của một số môn học (thường được quy định ở mức 30% số điểm của toàn môn học, cộng với điểm thi cuối kỳ), trừ một phần trong thang điểm rèn luyện, điểm hạnh kiểm, điểm xếp loại đoàn viên (gọi chung là điểm rèn luyện)… nhằm kéo thêm HSSV đến với bảo tàng. Thậm chí một số giảng viên tâm huyết giảng dạy các môn đại cương còn ràng buộc SV “phải đến bảo tàng, có bài thu hoạch đính kèm vé vào cổng mới tính là đủ điều kiện dự thi hết môn”. Tuy nhiên, thực tế chứng minh những cố gắng của các thầy, cô chưa mang lại hiệu quả chiều sâu trong việc giáo dục nhận thức cho HSSV về giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc, mà chỉ đạt được ở mặt hình thức, số lượng SV tham gia.
Như để giúp sức các trường, các bảo tàng cũng đang thay đổi cách trưng bày, trang trí, tổ chức thêm các buổi triển lãm lưu động ở địa phương, giao lưu với các nhân chứng lịch sử… Dẫu vậy, rất ít bảo tàng nhận được tín hiệu khả quan từ những cách làm này.
Đến bảo tàng là để học, không phải “ngó xong rồi về” Hằng năm Sở có phát động phong trào “Hành trình đến với bảo tàng”. Đây là một trong những hoạt động của chương trình ngoại khóa nhằm giáo dục truyền thống cho HS. Như vậy, quan trọng nhất bây giờ là làm sao khơi gợi sự yêu thích của các em. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào công tác tổ chức của các trường. Chẳng hạn trước khi đưa các em tới bảo tàng người hướng dẫn phải phổ biến kiến thức cho các em. Thí dụ: Hướng dẫn các em chuẩn bị những điều kiện gì trước khi đến với bảo tàng. Khi đến bảo tàng hướng dẫn cụ thể cho các em cần tìm hiểu cụ thể những gì ở đây… Phải khẳng định việc đến bảo tàng là để học, để giáo dục chứ không đơn thuần là việc đi chơi, “ngó xong rồi về”, làm mất đi ý nghĩa việc đến bảo tàng. Sắp tới Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với Sở VH-TT&DL TP.HCM phát động cuộc thi “Hành trình đến với bảo tàng” trong toàn thành phố. Thông qua cuộc thi đó các em sẽ tích lũy được những kiến thức quý giá thu được từ hoạt động tham quan bảo tàng. Qua đây cũng để các trường hiểu đúng hơn ý nghĩa của việc đưa các HS của mình đến với bảo tàng. Ông Trần Khắc Huy
Trưởng phòng Công tác HSSV Sở GD&ĐT TP.HCM Quan trọng là chất lượng Hằng năm bảo tàng đều gửi thư mời đến hầu hết các trường cấp 1, 2, 3 và ĐH trong thành phố, khuyến khích các trường tổ chức cho SVHS tham quan. Ngoài ra, chúng tôi còn có các buổi triển lãm lưu động ở địa phương, với nhiều đề tài mà giới trẻ dễ quan tâm như “Tình yêu trong chiến tranh”, “Nạn nhân chất độc da cam”… Đặc biệt, bảo tàng thường xuyên tổ chức các hoạt động như giao lưu với nhân chứng sống (các cựu chiến binh, các nạn nhân chất độc da cam) dành cho đối tượng SV các trường ĐH để họ có thể cảm nhận những điều chân thực, thực tế hơn. Trong mỗi dịp kỷ niệm đặc biệt, bảo tàng cũng tổ chức cho SV các trường ĐH đến chăm sóc các nạn nhân chất độc da cam, chương trình giao lưu Em sẽ không quên… để các em viết, vẽ lại các cảm nhận về chuyến đi tham quan bảo tàng, … Tiêu chí của bảo tàng là không chạy theo số lượng mà quan trọng nhất đó là chất lượng, làm thế nào để mỗi người đến với bảo tàng đều cảm nhận được những ý nghĩa đích thực. Bà Huỳnh Ngọc Vân
Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.HCM
Theo Pháp luật Tp.HCM
Tao nhã phong cách Ý
Ý là đất nước của những giá trị văn hóa, mỹ thuật, nghệ thuật hàng đầu thế giới. Cũng tại đây, nghệ thuật ẩm thực được tỏa sáng một cách trọn vẹn.
Ý được biết đến với nền công nghiệp thời trang phát triển hàng đầu cùng nhiều nhãn hiệu thời trang nổi tiếng. Nhắc đến Ý, người ta còn nhắc đến một phong cách ẩm thực độc đáo, đạt trình độ điêu luyện về sự kết hợp nguyên liệu.
Các đầu bếp bậc thầy của Ý là những thầy phù thủy trong việc kết hợp nhiều hương vị khác nhau, từ thực phẩm tươi sống, bột, ngũ cốc đến các loại thảo dược, gia vị... Từ đó, họ tạo ra những món ăn vừa đậm đà thống nhất vừa giữ được nguyên vị của các thành phần nguyên liệu. Đây chính là đỉnh cao nghệ thuật nấu nướng.
Bánh pizza, niềm tự hào của người dân Ý
Bánh pizza - niềm tự hào của người dân Ý
Chiếc bánh pizza đầu tiên ra đời tại thành phố Napoli của Ý, khi hoàng hậu Margherita Maria Teresa Giovanna ngự giá đến đây vào năm 1889. Pizza chính là đại diện tiêu biểu nhất cho phong cách hòa trộn độc đáo. Đó là sự kết hợp hoàn hảo của bột bánh mịn, lớp vỏ bánh mỏng được nướng đều tay, tạo thành lớp áo giòn thơm ngon. Phủ trên bánh là một lớp phô mai mozzarella vàng óng, béo ngậy, thêm lớp sốt cà chua mịn màng. Trên cùng mặt bánh rắc một ít lá thơm.
Một chiếc pizza đúng chuẩn phải có lớp bánh giòn tan. Lớp phô mai được sức nóng từ lò nướng đun củi làm tan chảy đều, tạo thành một lớp lót vàng mịn. Tuy nhiên, thứ khiến pizza từ món ăn bình dân trở thành món đặc biệt sang trọng chính là lớp nhân phủ phía trên bánh. Giống như bánh mì thịt ở Việt Nam, người ta có thể cho bất cứ thứ gì lên mặt bánh để tạo thành những chiếc pizza có hương vị khác nhau.
Bánh pizza ngon phải được nướng trong lò củi
Loại phổ thông nhất là pizza với thịt jambon hay xúc xích tiêu cay, pizza hải sản, pizza thịt viên với hoa quả... Có những chiếc bánh pizza có già vài chục đô la Mỹ, nhưng cũng có chiếc lên đến hàng nghìn đô la Mỹ. Tại những nhà hàng sang trọng, các đầu bếp còn sáng chế ra món bánh pizza đặc biệt để làm hài lòng các thực khách VIP. Chiếc pizza này được dát trứng cá carviar đen có xuất xứ từ vùng biển lạnh nước Nga, kèm với thịt cá hồi, cá ngừ xé mỏng.
Pizza cao cấp được nướng trong lò củi chứ không phải lò điện. Củi phải thật khô ráo, không ẩm mốc, cháy tốt. Bánh nướng bằng loại lò này sẽ vàng đều, giòn và không chát mặt như những chiếc nướng bằng lò điện. Đặc biệt, trong bánh còn vương lại ít hương của gỗ thơm, thật ấm áp và độc đáo. Chỉ người sành ăn mới có thể nhận ra điều này. Đây chính là bí quyết tạo nên sự khác biệt giữa các nhà hàng pizza phổ thông và cao cấp.
Ngày nay, pizza đã trở thành biểu tượng ẩm thực độc đáo mang phong cách Ý và phổ biến khắp toàn cầu.
Phô mai Ý, thứ phụ liệu nấu nướng tuyệt vời
Không chỉ có pizza, người dân Ý còn tự hào vì một món ăn khác. Đó là phô mai. Nó đã vượt ra khỏi biên giới nước Ý để trở thành món ưa thích của những người sành ẩm thực.
Không nơi nào có thể làm ra nhiều loại phô mai ngon như ở Ý. Có thể kể đến những loại được các đầu bếp hàng đầu sử dụng như: mozzarella, dùng để chế biến bánh pizza hảo hạnh hoặc những món nướng, món đút lò. Hay như asiago, một loại phô mai đặc biệt, làm từ sữa bò nguyên chất của vùng thung lũng núi Dolomite. Loại này thích hợp để ăn với mì Ý hay bánh mì. Bạn sẽ có cảm giác ngây ngất khó tả khi dùng asiago xé nhỏ, rắc đều lên chén súp rau củ. Vị dễ chịu, vừa ăn khiến nhiều người chọn asiago như một món kèm trong các bữa ăn. Asiago ngon nhất là loại được ủ trên một năm tuổi.
Ngoài asiago, Ý còn nổi tiếng với phô mai pecorcino làm từ sữa cừu. Nhờ mùi thơm nồng rất đặc trưng và vị ngon khó tả, phô mai pecorcino được dùng cho một thứ phụ liệu cho các món mì cao cấp. Nó làm dậy lên hương Ý rất lạ trong từng món ăn. Có nhiều loại pecorcino nhưng nổi tiếng nhất là loại làm từ vùng Tuscany và Sicily.
Phô mai Ý thường được dùng như một thứ phụ liệu nấu nướng để tạo ra sự hòa quyện tuyệt vời trong món ăn. Nhờ vị béo ngậy, mùi thơm nồng, phô mai Ý đã góp phần đưa phong cách ẩm thực của đất nước này đi sâu vào lòng người sành ăn thực sự.
Dầu olive và thảo mộc làm tăng hương vị món ăn
Ngoài pizza và phô mai, dầu olive cũng là một trong những điều tuyệt vời trong ẩm thực Ý. Tuy dầu olive xuất phát từ Hy Lạp, nhưng tại Ý, nó được nâng lên một tầm cao mới.
Dầu olive chiết xuất từ quả olive
Từ quả olive xanh mọng với vị chát đặc trưng, người Ý đã biết cách trưng cất để tạo ra một loại dầu nổi tiếng. Dầu olive Ý được dùng phổ biến trên thế giới. Các đầu bếp lừng danh tin chất Ý trong dầu olive sẽ đánh thức những hương vị tiềm ẩn bên trong món ăn, khiến món ăn trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết.
Dầu olive xuất hiện trong hầu hết các món salad trộn. Nó mang đến hương thơm đậm đà, thấm đẫm vào từng cọng rau xanh mướt hay những loại củ quả tươi ngon. Dầu olive còn làm cho miếng cá ròn, thịt rán trở nên mỡ màng và đầm vị chứ không béo gắt như khi rán bằng dầu ăn thường.
Đi kèm với dầu olive, người Ý còn biết cách kết hợp những loại thảo mộc khác để làm phong phú các công thức nấu nướng của mình. Điển hình là rosemary, với hương thơm thanh tao, không thể thiếu trong các món nướng của Ý. Lá làm dậy lên mùi thơm nức của món cừu nướng giòn lửa kèm khoai tây. Một bình trà có hương dịu nhẹ ủ lá rosemary cũng làm bạn ngây ngất. Hay như basil, một loại thảo mộc đặc chủng. Thưởng thức vị nồng nàn của basil tan trong miệng cùng một ít sốt cà và vài ống mì vàng luộc kỹ, thật chẳng còn gì bằng.
Chính từ những kết hợp hài hòa và độc đáo giữa các nguyên phụ liệu, cộng với mùi hương đặc trưng của thảo mộc, món Ý đã mang lại một cảm giác rất lạ, vừa thanh tao, vừa ngây ngất cho người thưởng thức.
Theo PNO
Đôi đũa trong văn hóa ẩm thực Việt Có những điều đơn giản nhưng hàm chứa thật nhiều ý nghĩa, có những thứ nhỏ nhoi lại ẩn trong mình giá trị văn hóa lớn, đôi đũa mộc mạc đã xuất hiện trên mâm cơm người Việt không biết từ bao giờ và trở thành nét đẹp truyền thống trong ẩm thực Việt. Anh:ngươi.daibieu.com.vn Dân tộc ta ba miền đều mang trong...